Nghề giết mổ heo còn gọi là nghề gì

GNO - Tôi là Phật tử, ăn chay, nhưng tôi có ý định muốn bán bánh mì thịt làm kế sinh nhai. Vậy cho tôi hỏi, làm nghề bán bánh mì thịt có gây tạo nghiệp sát sinh không?

[PHƯƠNG ANH, nguyenhaphanh...@gmail.com]

Bạn Phương Anh thân mến!

Theo lời Đức Phật dạy, có năm nghề buôn bán mà hàng Phật tử không được làm: “Có năm nghề buôn bán, này các Tỳ-kheo, một nam cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm? Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc” [Kinh Tăng chi bộ, chương 5, phẩm Nam cư sĩ, phần Người buôn bán].

Điều đáng lưu tâm và bàn bạc ở đây là lời dạy Không bán thịt. Hiện có hai khuynh hướng luận giải, giải thích khác nhau về lời dạy này: 1- Không bán thịt là không làm nghề đồ tể [trực tiếp giết hại], 2-Không bán thịt là chẳng những không giết hại mà còn không buôn bán thú vật, không bán thịt sống và cả thịt chín [dù không trực tiếp giết hại].

Trước hết là vấn đề bán thịt có trực tiếp giết hại. Thời xa xưa, những người bán thịt hầu hết đều kiêm luôn giết mổ. Muốn có thịt để bán cho khách thì người hàng thịt phải sát sinh. Cho nên bán thịt [sống hay chín] mà kiêm đồ tể, giết mổ để lấy thịt đem bán là hoàn toàn không được, vì tạo nghiệp sát rất nặng nề.

Còn vấn đề bán hay trao đổi vật nuôi để lấy sản vật, thiển nghĩ trong bối cảnh xã hội nông nghiệp thời cổ đại, người nông dân chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi nên việc bán hoặc trao đổi gia súc để lấy các sản vật khác là hoạt động bình thường. Do đó, cụm từ “không bán thịt” ở đây không hẳn là Đức Phật cấm trao đổi gia súc, thú vật nói chung.

Thực tiễn hiện nay, người bán hàng ăn mặn như bán bánh mì thì tuy “có bán thịt” nhưng hầu hết đó đã là thực phẩm được làm sẵn. Và như vậy họ không hội đủ 5 yếu tố để tạo nên nghiệp sát, gồm: 1- Có chúng sinh, 2- Biết rõ chúng sinh ấy, 3- Có tâm giết hại, 4- Cố gắng giết hại [tự giết, bảo người giết, tìm cách giết], 5- Chúng sinh ấy chết. Trong trường hợp này, người bán bánh mì thịt tuy có liên hệ trong tương quan cộng nghiệp nhưng không tạo nghiệp sát sinh.

Dĩ nhiên người Phật tử thì không nên mở cửa hàng, tiệm sạp chuyên bán thịt tươi sống. Vì những hình ảnh thịt xương máu huyết ngổn ngang ám ảnh lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm thức. Nhưng “bán bánh mì thịt” thì trong chừng mực nào đó, nếu chưa tìm được nghề khác để mưu sinh vẫn có thể chấp nhận. Vì như đã nói, họ chỉ có liên hệ cộng nghiệp mà thôi chứ không tạo nên nghiệp sát.

Liên hệ đến các nghề khác trong cuộc sống, dù cao quý đến mấy, không ai mà không tạo nghiệp, nên gọi là nghề nghiệp. Người Phật tử nguyện sống và làm ăn lương thiện, tránh xa hoặc hạn chế đến mức thấp nhất các biệt nghiệp xấu ác nhưng chắc chắn không thể tránh hết các liên hệ cộng nghiệp vốn vô lượng vô biên không thể kể hết được. Do đó, thành tâm sám hối nghiệp chướng hàng ngày, trong mỗi nửa tháng là việc cần làm. Song hành với sám hối là nỗ lực làm mọi việc phước thiện, tốt lành khác trong khả năng có thể để vun bồi thêm phước đức.

Chúng tôi nghĩ rằng, người Phật tử luôn phát huy trí tuệ và từ bi để tìm một nghề mưu sinh thích hợp với hoàn cảnh và khả năng của mình. Không chạy theo lợi nhuận mà bất chấp tất cả nhưng cũng không quá cứng nhắc, không dám làm gì vì thấy nghề nào cũng có tội. Bởi “không dám làm gì” thì sẽ dẫn đến túng thiếu, mà “cùng tắc biến” lại chính là nguyên nhân tạo ra vô số tội nghiệp khác.

Chỉ vừa mới ngủ được 3 tiếng, vợ chồng anh Nguyễn Bá Dinh và chị Đỗ Thị Thơm ở huyện Nga Sơn [tỉnh Thanh Hóa] đã phải thức dậy để bắt đầu ngày làm việc mới. Một nồi nước lớn được nấu trên bếp lửa… đây là bước đầu tiên trong quy trình mổ lợn bán thịt của anh chị trong suốt 7 năm qua.

Nghề mổ lợn mang lại cho các tiểu thương Thanh Hóa vài chục triệu đồng những ngày giáp tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn gia tăng. Vợ chồng anh Dinh cũng phải tăng số lượng lợn mổ so với ngày thường. 29 tết là thời điểm bận rộn nhất trong năm.

"Ngày gần tết thì cứ ngày 4 con [lợn], ngày 26 thì 6 con [lợn], ngày 29 thì 7 con [lợn]. Còn thông thường thì cứ ngày 1 con thôi. Làm tự bán chứ không giao sỉ. Vì hàng mình giao sỉ là không được giá. Lý do là mình mua về phải ươm lại lợn thì cái giá nó hao, chỉ có thịt ngon thôi, để mình làm tự bán cho dân. Sức tiêu dùng của năm ngoái và năm nay, so sánh hai năm thì năm nay kém hơn năm ngoái. Lý do năm nay kinh tế thế giới bất động. Người dân cũng bị ảnh hưởng, kinh tế không làm được từ công nhân đến người dân.", anh Dinh cho biết.

Con lợn này nặng hơn 1 tạ, đã được anh Dinh mua về trước tết khoảng 2 tháng để nuôi lại, giúp thịt thơm và tăng tỉ lệ thịt nạc. Chỉ sau 20 phút, thịt lợn đã được trải lên mặt bàn. Anh Dinh bắt đầu tách xương, phân loại thịt. Còn chị Thơm nhanh tay làm sạch bộ lòng.

3 rưỡi sáng, anh Dinh tiếp tục mổ thịt con lợn tiếp theo. Đây là con lợn thứ năm trong tổng số 7 con mổ thịt vào ngày 29 tết.

Những ngày giáp tết là thời điểm nhu cầu thịt lợn tăng vọt, giá cả và số lượng người mua cũng tăng đột biến

chí Bình

Ngoài mổ thịt để bán trực tiếp ở chợ, anh Dinh còn mổ lợn thuê cho các tiểu thương. Họ sẽ tới tận nhà lấy nguyên con và đem ra chợ bày hàng. Mỗi con lợn mổ thuê cho tiểu thương, anh Dinh thu về từ 500.000 đến 700.000 đồng tiền công. Thu nhập từ việc giết mổ thuê cũng mang cho anh một cái tết đủ đầy hơn.

"Thông thường khách nhà tôi mua về làm nem, giò, chả. Có ngày mỗi người khoảng từ 15 – 20 kg, “kịch thủ” có người 30 kg. Năm ngoái thì Covid. Năm nay hết Covid thì bán giá cao hơn, được nhiều lợi nhuận hơn. Từ ngày 25 [âm lịch] đến ngày 29 [âm lịch] thì bình quân lãi được khoảng 20 triệu", anh Dinh cho biết thêm.

Phiên chợ gần nhà của chị Thơm bắt đầu từ 4 giờ sáng và quầy thịt lúc nào cũng tấp nập khách ra vào mua hàng, đặt hàng. Nhiều người trong số đó là khách “ruột” của quầy chị Thơm.

"Năm nay mình mua 10 kg để làm nem. Làm giò thì nhiều lắm rồi, mười mấy 20 kg rồi. Mình mua ở đây lâu rồi, 5-7 năm rồi. Thịt đảm bảo chất lượng; thịt làm nem dẻo, ngon; làm giò cũng ngon, thơm. Mình mua ở đây thì cũng bình thường vậy thôi, không đắt lắm. Năm ngoái còn cao hơn. Tại vì năm ngoái giá lợn hơi cao hơn năm nay. Năm nay giá lợn hơi thấp hơn thì mua thịt giá cũng thấp hơn", chị Trịnh Thị Thắm, người dân H.Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ.

Theo tiểu thương chia sẻ, nghề mổ lợn là nghề rất vất vả, đặc biệt là dịp cận tết

chí bình

Theo chị Thơm, những ngày giáp tết, mặc dù thịt lợn bán đắt hàng, thu nhập gấp 3-4 lần ngày thường nhưng rất mệt vì thời gian ngủ ít, ăn uống không đúng giờ và sức lực bỏ ra nhiều.

Thịt lợn là nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia đình. Nhất là vào những ngày cận tết; thịt lợn được dùng để làm giò, chả, gói bánh, gói nem... Những người hành nghề giết mổ lợn cũng vì thế mà làm không hết việc, kiếm tiền triệu mỗi ngày.

Nghề giết mổ lợn gọi là gì?

Người giết mổ gia súc [trong tiếng Việt đôi khi còn gọi là đồ tể, người mổ lợn, nghề mổ lợn, hạ heo, mổ bò....

Người bán thịt lợn gọi là gì?

- butcher [đồ tể, người bán thịt]: A butcher needs sharp knives to do his job.

Tại sao gọi bay đáp?

Bảy đáp: Danh từ chung chỉ những người chuyên mổ heo. Không thương ai bằng thương anh bảy đáp, Ảnh làm heo rồi mình có tim, có cật mình ăn.

Người làm heo gọi là gì?

Theo phương ngữ Trung Bộ, “bảy đáp” là người làm nghề buôn bán và giết mổ heo/bò, đã đi vào câu ca dân gian: Không thương ai bằng thương anh bảy đáp/ Ảnh làm heo rồi mình có tim có cật mình ăn.

Chủ Đề