Người bị suy giáp có mang thai được không

Phụ nữ có thai có nguy cơ cao rối loạn các chức năng tuyến giáp, trong đó có suy chức năng tuyến giáp. Bệnh lý tuyến giáp thai kỳ rất nguy hiểm đối với sự phát triển của thai kỳ và sức khỏe của sản phụ, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Vậy vì sao cần xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ? Và điều này mang lại những lợi ích gì cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bệnh lý tuyến giáp thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

Các bác sĩ sản khoa cho biết trong 13 tuần đầu tiên, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormone tuyến giáp của mẹ cung cấp qua nhau thai. Đây là thời kỳ quan trọng để hình thành và phân chi các cơ quan trên cơ thể thai nhi, việc đủ hormone là điều rất quan trọng, điều ngày đồng nghĩa với nếu thai phụ bị các bệnh lý tuyến giáp như suy giáp hay cường giáp sẽ ảnh hưởng đến thai nhi thời kỳ này và có thể gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm cho bé.

Cụ thể, khi mẹ bầu bị suy giáp cùng với tình trạng tăng huyết áp sẽ dễ dẫn đến tình trạng sảy thai, thai chết lưu, sinh non, rau bong non, thậm chí vì không đủ hormone cung cấp chi sự phát triển của trẻ sinh ra có thể bị đần độn, trí tuệ chậm phát triển. Phụ nữ có bầu bị cường giáp sẽ gây ra các biến chứng cho thai nhi như sảy thai, thai nhẹ cân, đẻ non, hội chứng tiền sản giật… và đặc biệt nguy hiểm nhất là lên cơn cường giáp lúc sinh sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Mẹ bầu bị bệnh lý tuyến giáp sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm. Trong đó nếu mẹ bị suy giáp thì sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ:

  • Tỷ lệ sảy thai tăng gấp đôi
  • Nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh tăng đến 20%
  • Và 1⁄2 số trẻ sinh ra bị chậm phát triển tâm thần vận động

Ai cần được sàng lọc bệnh lý tuyến giáp thai kỳ?

  • Thai phụ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tuyến giáp và đã được chẩn đoán các bệnh tuyến giáp từ trước như basedow, suy giáp, cường giáp, bướu cổ đơn thuần, bướu nhân tuyến giáp…
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp
  • Thai phụ đã bị bệnh tuyến giáp ở những lần thai trước
  • Thai phụ có tiền sản sản khoa không tốt như sảy thai, lưu thai, sinh non, sinh con dị tật bẩm sinh…
  • Phụ nữ mắc tiểu đường type 1
  • Phụ nữ mắc các bệnh tự nhiễm như lupus, viêm khớp dạng thấp…
  • Phụ nữ đang điều trị suy giáp
  • Phụ nữ có tiền sử đã phẫu thuật cắt tuyến giáp, điều trị phóng xạ cùng cổ, đầu…

Bác sĩ khuyến cáo các đối tượng kể trên cần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc bệnh lý tuyến giáp thai kỳ là xét nghiệm TSH [Thyroid-Stimulating Hormone] và FT4 [Free Thyroxine] để đánh giá chức năng tuyến giáp và trong quá trình mang thai, cần được theo dõi thường xuyên.

Phụ nữ mang thai cần được xét nghiệm sàng lọc bệnh lý tuyến giáp

Phụ nữ mang thai cần kiểm tra các chức năng tuyến giáp thông qua các xét nghiệm cần thiết, ngay cả khi không có nguy cơ cao mắc bệnh hoặc không có triệu chứng nào. Phụ nữ mang thai cần xét nghiệm kháng thể TPO để tầm soát chức năng tuyến giáp vì nguy cơ suy giáp gây sảy thai. Xét nghiệm TSH trước khi có kế hoạch mang thai, trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu và lần tiếp theo khi thai nhi được 6 tháng.

Các xét nghiệm sàng lọc bệnh lý tuyến giáp cho bà mẹ mang thai được Bệnh viện Đa khoa Bình Dân Đà Nẵng thiết kế trong chương trình thai sản trọn gói. Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ chuyên khoa khám lâm sàng kiểm tra có bướu cổ hay không, làm các xét nghiệm hormone FT4 và TSH, siêu âm tuyến giáp và thực hiện các xét nghiệm cần thiết khi được chỉ định.

Việc chẩn đoán, sàng lọc bệnh lý tuyến giáp ở mẹ bầu sớm nhất trong suốt thời gian mang thai là điều rất tốt và nên thực hiện sớm. Tốt nhất, trước khi có kế hoạch mang thai, phụ nữ cần phải xét nghiệm sàng lọc bệnh tuyến giáp để chắc chắn trong tình trạng bình thường để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu và thai nhi tốt nhất. Khi biết tình trạng và nguy cơ có thể mắc bệnh tuyến giáp, mẹ bầu cần thực hiện điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng là bệnh viện tư đầu tiên của Việt Nam. Gần 20 năm qua Bệnh viện hoạt động có hiệu quả cao và có nhiều uy tín đối với nhân dân trong cả nước. Bệnh viện đa khoa có 100 giường nội trú, trang thiết bị máy móc hiện đại, đồng bộ, có 148 CBNV, trong đó có 45 bác sĩ có trình độ chuyên môn vững vàng và nhiều kinh nghiệm.

I. SỰ THÍCH NGHI CỦA TUYẾN GIÁP TRONG THỜI KỲ MANG THAI

Chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp trong thai kỳ yêu cầu hiểu rõ thay đổi của sinh lý tuyến giáp và các xét nghiệm chức năng giáp trong thai kỳ bình thường.

Để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa tăng lên trong thời kỳ mang thai, sinh lý tuyến giáp có những thay đổi được thể hiện ở các xét nghiệm chức năng giáp. Những thay đổi chính bao gồm:

  • Tăng nồng độ TBG huyết thanh
  • Kích thích thụ thể thyrotropin [TSH] bởi hCG
  1. TBG [Globulin gắn thryroxine]:

Trong thời kỳ mang thai, estrogen kích thích tăng sản xuất TBG và sialyl hóa TBG làm cho nồng độ TBG huyết thanh tăng gần gấp đôi, điều này dẫn đến giảm độ thanh thải TBG. Để duy trì ổn định nồng độ các hormone giáp tự do trong giai đoạn này, tuyến giáp cần phải tăng sản xuất T3 và T4. TBG cao dẫn đến gia tăng nồng độ T3, T4 huyết thanh toàn phần nhưng không làm tăng T3, T4 tự do [FT3, FT4]. T3 và T4 toàn phần tăng ~50% trong nửa đầu thai kỳ, và đạt trạng thái ổn định mới vào khoảng tuần 20, lúc này sự sản xuất hormone giáp trở về bình thường.

  1. hCG và chức năng tuyến giáp

Gonadotropin màng đệm ở người [hCG] là một trong họ hormone glycoprotein, bao gồm TSH, hCG bao gồm hai tiểu đơn vị alpha và beta. Trong đó, tiểu đơn vị beta có cấu trúc tương tự TSH. Do vậy, hCG có hoạt động kích thích tuyến giáp yếu. Trong một thử nghiệm nuôi cấy tế bào tuyến giáp ở người, 1 µUI hCG tương đương với 0,0013 µUI TSH.

Nồng độ hCG huyết thanh tăng ngay sau quá trình thụ tinh diễn ra và đạt đỉnh vào tuần 10 đến 12. Trong giai đoạn đỉnh này, nồng độ T3 T4 toàn phần trong huyết thanh tăng, FT3, FT4 tăng nhẹ, thường vẫn trong giới hạn bình thường và nồng độ TSH huyết thanh sẽ giảm. Tuy nhiên trong 10 – 20% thai phụ bình thường, nồng độ TSH có thể giảm nhẹ thoáng qua hoặc không đáng kể. Những thai phụ có nồng độ hCG tăng lớn hơn 400,000 IU/L có nồng độ TSH giảm. Ở những thai phụ mang đa thai [sinh đôi, sinh ba,…] và những người ốm nghén nặng thì nồng độ hCG có thể tăng lên rất cao.

Cường giáp thoáng qua như vậy thường dưới lâm sàng và là sinh lý bình thường. Thay đổi hCG như vậy có ảnh hưởng lợi tới mẹ hay con thì hiện nay chưa được rõ. Trong giai đoạn sau của thai kỳ, hCG sẽ được tiết ra ít hơn, nồng độ T3 T4 tự do sẽ giảm dần và TSH huyết thanh sẽ tăng nhẹ.

II. XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG GIÁP VÀ THAI KỲ

Trong trường hợp không có giá trị bình thường cho từng quần thể dân số và ba tháng cụ thể trong quá trình mang thai, ATA khuyến cáo:

  • Tuần 7 đến 12: giảm giới hạn dưới của mức TSH bình thường xuống ~0,4 mU/L và giới hạn trên xuống 0,5 mU/L [tương đương với mức TSH 0,1 – 4 mU/L].
  • Trong ba tháng giữa và ba tháng cuối: nên có sự tăng dần TSH về lại giá trị bình thường.
  • Giới hạn trên của nồng độ T4 toàn phần tăng ~5% mỗi tuần, bắt đầu từ tuần thứ 7. Vào khoảng tuần thứ 16, T3 và T4 toàn phần sẽ cao hơn 1.5 lần so với phụ nữ không mang thai [do TBG dư thừa].

Xét nghiệm

Không mang thai

3 tháng đầu

3 tháng giữa

3 tháng cuối

TSH [mUI/L]

0,3 – 4,3

0,1 – 2,5

0,2 – 3,0

0,3 – 3,0

TBD [mg/L]

1,3 – 3,0

1,8 – 3,2

2,8 – 4,0

2,6 – 4,2

FT4 [ng/dL]

0,8 – 1,7

0,8 – 1,2

0,6 – 1,0

0,5 – 0,8

T4 [µg/dL]

5,4 – 11,7

6,5 – 10,1

7,5 – 10,3

6,3 – 9,7

FT3 [pg/mL]

2,4 – 4,2

4,1 – 4,4

4,0 – 4,2

T3 [ng/dL]

77 - 135

97 - 149

117 - 169

123 - 162

III. CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán suy giáp nguyên phát ở phụ nữ mang thai được dựa vào sự tăng nồng độ TSH huyết thanh, sử dụng khoảng tham chiếu của từng quần thể dân số và ba tháng cụ thể của thai kỳ.

TSH nên được xét nghiệm ở bất kỳ phụ nữ nào có triệu chứng của suy giáp. Sàng lọc bệnh nhân không triệu chứng được nói rõ ở dưới.

Với những phụ nữ mang thai ở ba tháng đầu với giá trị TSH ở trên giới hạn trên của giá trị trung bình hoặc trên 4.0 mU/L khi không có bảng tham chiếu, T4 tự do sẽ được xét nghiệm [hoặc T4 toàn phần nếu không có giá trị tham chiếu cho FT4 hay kết quả FT4 không phù hợp với TSH]. Ngoài ra, chúng tôi đồng ý với khuyến cáo của ATA về việc xét nghiệm kháng thể TPO ở phụ nữ mang thai có TSH >2.5 mU/L để cân nhắc điều trị.

Suy giáp nguyên phát lâm sàng được định nghĩa là sự tăng nồng độ TSH ở cả 3 quý của thai kỳ thai kết hợp với giảm nồng độ FT4 [dưới mức bình thường đối với phụ nữ mang thai].

Suy giáp dưới lâm sàng được định nghĩa là sự tăng nồng độ TSH trong cả 3 quý của thai kỳ và nồng độ T4 tự do bình thường.

Phụ nữ có suy giáp trung ương từ bệnh lý hạ đồi, tuyến yên sẽ không tăng nồng độ TSH trong thời kỳ mang thai.

IV. BIẾN CHỨNG TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI

Suy giáp có thể gây ra tác động xấu đến thai kỳ, tùy thuộc và mức độ nghiêm trọng của các bất thường sinh hóa:

  • Suy giáp lâm sàng
  • Suy giáp cận lâm sàng.
  • Giảm thyroxin máu của mẹ [liên quan đến giảm FT4 ở mẹ]

Suy giáp lâm sàng [tăng TSH, giảm FT4] gây biến chứng ở thai kỳ thường ít gặp [0,3 đến 0,5% ở phụ nữ được sàng lọc]. 2 yếu tố được phát hiện thấy đó là một số phụ nữ suy giáp vô sinh và suy giáp [mới phát hiện hoặc điều trị không đầy đủ] gây ra biến chứng liên quan đến tăng tỷ lệ sẩy thai tự nhiên ở 3 tháng đầu].

Trong quá trình mang thai, suy giáp liên quan đến tăng nguy cơ một số biến chứng, bao gồm:

  • Tiền sản giật [TSG] và tăng huyết áp thai kỳ.
  • Rau bong non
  • Nhịp tim thai không ổn định.
  • Sinh non, bao gồm cả sinh cực non [trước 32 tuần]
  • Trẻ sơ sinh nhẹ cân [có thể do sinh non vì TSG trong một nghiên cứu nhưng nghiên cứu thứ 2 tỷ lệ TSG là không đáng kể].
  • Tăng tỷ lệ mổ lấy thai.
  • Băng huyết sau sinh.
  • Tăng bệnh suất và tử suất chu sinh.
  • Suy giảm thần kinh và nhận thức ở trẻ.

Kết cục bất lợi cho thai kỳ: Phụ nữ suy giáp cận lâm sàng nguy cơ biến chứng thấp hơn so với suy giáp lâm sàng. Tuy nhiên, trong một số nguyên cứu suy giáp cận lâm sàng cũng được báo cáo là tăng suy cơ tiền sản giật nặng, sinh non, rau bụng non, hội chứng suy hô hấp cấp tính sơ sinh và/ hoặc sẩy thai so với phụ nữ bình giáp.

Suy giảm nhận thức: Không có sự chắc chắn là trẻ có mẹ bị suy giáp cận lâm sàng có nguy cơ suy giảm thần kinh hay không. Một vài nghiên cứu quan sát chứng minh suy giáp cận lâm sàng có liên quan đến suy giảm nhận thức ở trẻ. Kết quả khác nhau ở những nghiên cưu này có thể liên quan đến mức độ tăng của TSH, tình trạng i-ốt của mẹ, và các bài kiểm tra về nhận thức được thực hiện.

Hiệu quả của hormon tuyến giáp thay thế: Không chắc chắn liệu việc sử dụng hormon giáp thay thế ở phụ nữ suy giáp cận lâm sàng có làm giảm các bất lợi trong thai kỳ, kết cục về nhận thức của trẻ sơ sinh và/ hoặc trẻ nhỏ hay không . Hạn chế của các thử nghiệm hiện nay đó là bổ sung Levothyroxine sau 3 tháng đầu [điều này có thể là quá muộn] và những phụ nữ tham gia nghiên cứu có mức TSH tăng nhẹ.

Giảm Thyroxin đơn độc ở mẹ [chỉ FT4 giảm] được định nghĩa là nồng độ T4 tự do thấp hơn bách phân vị thứ 2,5 đến 5 của khoảng tham chiếu, kết hợp với TSH bình thường. Ảnh hưởng của giảm FT4 đơn độc ở mẹ lên kết cục của trẻ sơ sinh và chu sinh là không rõ ràng.

V. SÀNG LỌC

Vì không có đủ bằng chứng ủng hộ việc sàng lọc TSH thường quy trong 3 tháng đầu, nên chúng tôi đưa ra các mục tiêu tiếp cận để sàng lọc. Chỉ định đối với phụ nữ mang thai có bất kỳ yếu tố nào dưới đây:

  • Sống ở khu vực thiếu iod từ trung bình đến nặng.
  • Triệu chứng suy giáp.
  • Tiền sử gia đình hoặc bản thân mắc bệnh tuyến giáp.
  • Tiền sử bản thân:
  • Anti TPO dương tính
  • Bướu giáp
  • Tuổi trên 30
  • Đái tháo đường type 1
  • Chiếu xạ vùng đầu cổ
  • Sẩy thai liên tiếp hoặc sinh non
  • Mang thai nhiều lần [từ 2 lần trở lên]
  • Bệnh béo phì [BMI ≥ 40 kg/m2]
  • Vô sinh
  • Tiền sử phẫu thuật tuyến giáp
  • Sử dụng amiodarone, lithium, hoặc gần đây có sử dụng chất cản quang phóng xạ có chưa i-ốt.
  1. Phương pháp tiếp cận sàng lọc

Phụ nữ có tiêu chuẩn phù hợp trong các trường hợp nêu trên, chúng tôi đề xuất định lượng TSH trong 3 tháng đầu thai kỳ như là xét nghiệm sàng lọc suy giáp:

  • Nếu TSH nằm giữa giới hạn dưới của khoảng bình thường trong thai kỳ và 2,5 mU/L thì hầu hết những phụ nữ này không cần xét nghiệm thêm. Tuy nhiên, những phụ nữ có nguy cơ cao tiến triển suy giáp khi mang thai [tiền sử dùng i-ốt phóng xạ, tiến sử cắt bán phần tuyến giáp, tiền sử phơi nhiễm với chiếu xạ liều cao ở vùng đầu và cổ],chúng tôi đánh giá lại TSH trong quá trình mang thai [VD: Khoảng 4 tuần một lần trong 3 tháng đầu, sau đó 1 lần trong mỗi 3 tháng giữa và 3 tháng cuối].
  • Nếu TSH >2,5 mU/L, chúng tôi định lượng anti TPO. Tỷ lệ sẩy thai và sinh non tăng ở phụ nữ có anti-TPO cao, và biến cố bất lợi thấp hơn ở phụ nữ anti-TPO âm tính. Do đó sự có mặt của anti-TPO có thể hữu ích trong việc thiết lập điều trị ở những phụ nữ có xét nghiệm chức năng tuyến giáp ở khoảng ranh giới [VD: TSH 2,5 đến 4,0 mU/L] và dự đoán được tiến triển suy giáp, nguy cơ sẩy thai và rối loạn chức năng tuyến giáp sau sinh.
  • Nếu TSH > 4 mU/L, đề nghị định lượng FT4 để xác nhận mức độ suy giáp.

VI. ĐIỀU TRỊ

  1. Bệnh nhân hiện tại không sử dụng hormon tuyến giáp

Chỉ định điều trị:

  • TSH > 4mU/L
  • FT4 dưới khoảng tham chiếu, anti-TPO dương tính hoặc âm tính: Tất cả phụ nữ mang thai mới được chẩn đoán, suy giáp lâm sàng [TSH trên khoảng tham chiếu bình thường của từng giai đoạn thai kỳ hoặc trên 4,0 mU/L] với FT4 thấp nên được điều trị với hormon tuyến giáp [Levothyroxine, T4].
  • FT4 có giá trị trong khoảng tham chiếu, anti-TPO âm tính hoặc dương tính: Bởi vì tuyến giáp bình thường của mẹ quan trọng với sự phát triển nhận thức bình thường của thai, chúng tôi đề xuất điều trị với phụ nữ mang thai mới được chẩn đoán suy giáp cận lâm sàng [TSH trên khoảng tham chiếu bình thường của từng giai đoạn thai kỳ hoặc > 4,0 mU/L và FT4 bình thường] bất kể có anti-TPO hay không.
  • TSH 2,6 đến 4 mU/L

Đối với phụ nữ có TSH trong khoảng này, chúng tôi cá thể hóa quyết định điều trị dựa trên đặc tính của từng bệnh nhân, giá trị TSH và ưa thích của bệnh nhân. Theo ý kiến một số chuyên gia, không điều trị ở phụ nữ bình giáp, một số khác cân nhắc lựa chọn điêu tị dựa trên có hay không có anti-TPO [liên quan tới kết cục thai kỳ bất lợi, ví dụ: Sẩy thai sớm].

  • Anti TPO dương tính: Phụ nữ mang thai có TSH nằm giữa khoảng 2,6 mU/L và giới hạn trên của bình thường trang thai kỳ [hoặc 4 mU/L], anti-TPO dương tính, và tiền sử sảy thai liên tiếp, nhiều chuyên gia khuyến cáo điều trị T4 [50 µg hàng ngày]. Điều trị hormon tuyến giáp và theo dõi cẩn thận là an toàn.

Trong trường hợp không có tiền sử sảy thai nhiều lần, một số chuyên gia khuyến cáo điều trị T4 [50 µg/ ngày] với những người muốn can thiệp điều trị [mức độ bằng chứng yếu]

Nếu quyết định không điều trị, TSH nên được đánh giá lại 4 tuần/ lần trong 3 tháng đầu tiên, 01 lần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối để theo dõi sự tiến triển của suy giáp. Nếu TSH tăng cao hơn giới hạn trên bình thường [khoảng 4mU/L], chúng tôi khuyến cáo bắt đầu điều trị với T4.

  • Anti-TPO âm tính: đối với phụ nữ mang thai có TSH trong khoảng 2,6mU/L đến giới hạn trên mức tham chiếu bình thường của thai kỳ [hoặc 4.0mU/L] và anti-TPO âm tính, chúng tôi khuyến cáo không điều trị với T4. Đối với phụ nữ có nguy cơ cao tiến triển suy giáp [ví dụ, tiền sử điều trị iod phóng xạ, sau phẫu thuật cắt tuyến giáp bán phần, tiếp xúc chiếu xạ liều cao vùng đầu và cổ], chúng tôi theo dõi sự phát triển của suy giáp bằng cách đánh giá lại TSH khoảng 04 tuần/lần trong 3 tháng đầu tiên, 01 lần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Nếu TSH tăng cao hơn giới hạn trên bình thường [khoảng 4mU/L], chúng tôi khuyến cáo bắt đầu điều trị với T4.
  • TSH giữa giới hạn dưới bình thường của thai kỳ và 2,5 mU/L - Những phụ nữ này là bình giáp và không cần điều trị T4.
  • FT4 thấp, TSH bình thường [Giảm hormon giáp trong máu ở phụ nữ mang thai]. Không khuyến cáo điều trị cho phụ nữ nữ mang thai giảm hormon giáp trong máu [FT4 thấp, TSH bình thường].

ATA 2017 đưa ra các khuyến cáo điều trị dựa trên anti TPO: Khuyến cáo xét nghiệm anti TPO ở phụ nữ mang thai có TSH >2,5mU/L và điều trị như sau:

  • Anti TPO dương tính: Cân nhắc điều trị bằng hormon tuyến giáp nếu TSH > 2,5mU/L, và bắt đầu điều trị bằng hormon tuyến giáp nếu TSH cao hơn giới hạn trên bình thường trong thai kỳ [khoảng 4mU/L].
  • Anti TPO âm tính: Cân nhắc điều trị bằng hormon tuyến giáp nếu TSH cao hơn giới hạn trên bình thường trong thai kỳ [nhưng 10 mU/L.
  • Giảm Thyroxine máu trong thai kì [FT4 thấp, TSH bình thường] ATA không khuyến cáo điều trị cho nhóm bệnh nhân này.

Liều khởi đầu Levothyroxine:

Việc lựa chọn điều trị suy giáp trong thai kỳ giống như ở bệnh nhân không mang thai: Levothyroxine tổng hợp [T4]. Một số chế phẩm của T4 sẵn có trên thị trường. Bởi vì có thể có sự khác biệt nhỏ về sinh khả dụng giữa các chế phẩm T4, một số bác syỹ nội tiết cảm thấy rằng tốt hơn nên sử dùng cùng một chế phẩm khi có thể. Khi sử dụng các chế phẩm generic, từ nhãn thuốc có thể xác định được tên hãng sản xuất và bệnh nhân có thể yêu cầu sử dụng lại thuốc từ cùng một hãng.

Mục tiêu của việc thay thế T4 trong thai kỳ là phục hồi chức năng tuyến giáp càng sớm càng tốt. Hướng dẫn dùng thuốc chung như sau:

  • TSH >4 mU/L [hoặc cao hơn quần thể chung và mức giới hạn trên bình thường của thai kỳ], với FT4 thấp [sử dụng phương pháp xét nghiệm và phạm vi tham chiếu của thai kỳ]: Gần với liều thay thế hoàn toàn [khoảng 1,6 µg/kg thể trọng mỗi ngày]
  • TSH >4 mU/L, với FT4 bình thường - Liều trung bình [khoảng 1 µg/kg mỗi ngày]
  • TSH 2,6 đến 4 mU/L - Nếu đã có quyết định điều trị ở phụ nữ bình giáp bằng kháng thể TPO, liều thấp [thường là 50 µg mỗi ngày]

Nên uống T4 khi bụng rỗng, lý tưởng nhất là một giờ trước khi ăn sáng, tuy nhiên ít bệnh nhân có thể đợi đủ 1 giờ trước ăn.

Theo dõi và điều chỉnh liều:

Sau khi bắt đầu điều trị T4, bệnh nhân nên được đánh giá lại và đo TSH huyết thanh trong 4 tuần.

Mục đích là để duy trì TSH ở nửa dưới của phạm vi tham chiếu thai kỳ. Nếu không khả dụng, TSH mục tiêu

Chủ Đề