Người đọc còn được gọi là gì

Độc giả hay Đọc giả là cách dùng đúng chính tả Tiếng Việt? Bạn đã biết chưa? Với sự phân tích chính xác từng từ một trong bài viết dưới đây của Toigingiuvedep.vn sẽ giúp bạn nắm bắt rõ hơn và tự tin khi sử dụng trong giao tiếp nhé!

Độc giả hay đọc giả là đúng?

Để hiểu rõ hơn về cụm từ Độc giả và Đọc giả thì xin mời các bạn hãy cùng Toigingiuvedep.vn đi phân tích nghĩa của từng từ một nhé!

Độc giả hay Đọc giả từ nào là đúng chính tả tiếng Việt?

Đáp án đúng là:  Độc giả

Độc giả là gì?

Độc giả là một danh từ gốc Hán Việt. Với ý nghĩa là người đọc, ý chỉ những người đọc các tác phẩm văn học, sách báo, bài viết trên website…

Độc giả là gì theo từ điển Tiếng Việt

Phân tích rõ từng từ ngữ hơn chúng ta sẽ thấy rất rõ ràng ý nghĩa của từ độc giả

  • Độc [động từ] là từ gốc Hán Việt ý chỉ hành động đọc, học.
  • Giả [danh từ] là từ gốc Hán Việt ý chỉ người.

Hai từ ghép lại với nhau hình thành cụm từ “độc giả” là một danh từ gốc Hán Việt có ý nghĩa hoàn chỉnh nhằm chỉ những người đọc sách báo nói chung…

Ví dụ:

– “Các độc giả hiện nay rất yêu thích thể loại sách phát triển bản thân” → Ý nghĩa câu này là hiện nay người đọc rất thích các loại sách về phát triển bản thân.

– “Sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh luôn được các độc giả tuổi teen yêu thích” → Ý nghĩa là lứa tuổi teen [tuổi học trò] rất yêu thích sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Đọc giả là gì?

Đọc giả là một từ ghép SAI và hoàn toàn không có trong từ điển Tiếng Việt.

Chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa hai cụm từ: Độc giảĐọc giả là do cách đọc của chúng la lá giống nhau, nhưng đúng ra mà nói thì cụm từ Đọc giả là sai hoàn toàn và không hề có trong từ điển tiếng Việt.

Đọc giả có đúng không?

Đây là cách dùng từ sai khi ghép một chữ thuần Việt và một chữ Hán Việt, làm cụm từ không có ý nghĩa. Chúng ta có thể dùng từ bạn đọc thì thích hợp hơn và có ý nghĩa gần với từ độc giả hơn.

Ví dụ về Dùng từ bạn đọc thay cho từ sai đọc giả.

– “Bạn đọc ngày nay chú trọng về hình thức quyển sách rất nhiều” → Ý nghĩa là những người đọc sách hiện nay thường thích những quyển sách có bìa đẹp, in giấy đẹp.

– “Ý kiến của mỗi bạn đọc đều là tư liệu quý khi chúng tôi viết sách” → Ý nghĩa là những ý kiến của người đọc sách sẽ góp thêm nhiều thông tin cho các nhà văn viết sách hay hơn.

Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng sai và nhầm lẫn giữa độc giả và đọc giả

Rõ ràng chúng ta rất dễ nhầm lẫn khi sử dụng từ độc giả và đọc giả vì chúng quá giống nhau trong cách đọc và viết. Văn đọc thì có thể khó nhận ra nhưng văn viết thì rất dễ sai phạm nếu bạn không đọc nhiều sách báo.

Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể vì do chính thói quen sử dụng từ Hán Việt và Thuần Việt đan xen nhau trong giao tiếp hằng ngày. Đôi khi bạn sẽ không biết một số từ Hán Việt có ý nghĩa gì cho đến khi bạn đọc được những thông tin liên quan.

Những ví dụ giúp bạn có thể tránh được những nhầm lẫn khi sử dụng cụm từ độc giả và đọc giả

Các cụm từ Hán Việt thường có ý nghĩa tổng hợp từ các từ ghép lại với nhau. Chúng ta sử dụng từ độc giả trong các câu như:

  • Nội dung trên website Toigingiuvedep.vn này được các độc giả đón nhận một cách nồng nhiệt.
  • Những góp ý qua hòm thư độc giả giúp chúng tôi rất nhiều để hoàn thiện tác phẩm này.

Còn chữ đọc giả không thể dùng để đặt câu vì nó là cách dùng không đúng. Chúng ta có một số ví dụ cho từ đọc với ý từ ghép bạn đọc sẽ gần ý nghĩa hơn với từ độc giả:

  • Quyển sách của tôi được nhiều bạn đọc đón nhận làm tôi rất hạnh phúc.
  • Tác phẩm văn học này vừa ra mắt bạn đọc vào tháng trước.

Sau khi tìm hiểu những phân tích và ví dụ cụ thể trong bài viết, bạn đã biết chính xác viết thế nào là chuẩn đúng tiếng Việt trong hai cụm từ Độc giả và Đọc giả rồi chứ?

Nếu bạn yêu thích khám phá ngữ pháp và yêu thích Tiếng Việt thì xem thêm những bài viết cùng chuyên mục của chúng tôi nhé!

Đây là một từ mượn tiếng Nhật và không có từ đồng nghĩa trong tiếng Anh. Tsundoku có nghĩa "hành động mua sách về nhưng không đọc mà thường xếp đống với những quyển khác [cũng chưa đọc]".

Colophon

Colophon /´kɔlə¸fɔn/ [nhãn sách] là cách dễ nhất để nhận biết một nhà xuất bản bởi họ thường in biểu tượng hoặc dấu ấn riêng vào trang lời tựa hoặc gáy sách. Khi một người bắt đầu nhận thấy số sách yêu thích của mình có chung một nhãn, họ sẽ biết đâu là nhà xuất bản mà mình ưa chuộng và dễ chọn lựa các ấn phẩm trong tương lai hơn.

Libricide

Ngày nay người ta ít dùng từ này, vốn dùng để miêu tả hành động tương tự việc "giết" một quyển sách như đốt, xé hay bằng cách nào đó để phá hủy tác phẩm. Một từ có nghĩa tương tự khác là biblioclasm nhưng từ này thường dùng để nói về hành động phá hủy Kinh thánh.

Bibliotaph

Danh từ miêu tả những người thường giấu kỹ những quyển sách của mình bằng các loại khóa, để bảo vệ chúng khỏi người khác. Từ này bắt nguồn từ bibliolatry /¸bibli´ɔlətri/ [sự tôn sùng sách], dành riêng cho người thích ngắm nghía và hâm mộ những câu chuyện trong từng trang giấy.

Sách cũng cần được bảo vệ khỏi các biblioklepts [kẻ chuyên ăn trộm sách] hay những người "cầm nhầm" sách không chủ đích do quên trả.

Princeps

Bản in đầu tiên của một quyển sách được gọi là princeps. Một số bản có thể là vô giá cả về mặt tài chính lẫn cảm xúc cho tác giả hay độc giả. Nhiều nhà sưu tập sách còn muốn tìm cả các bản incunabula [bản in sách ra đời trước năm 1501] thay vì để tâm đến các bản in hiện đại.

Bibliognost

Được xem là "đỉnh cao" trong số những người yêu và say mê sách, bibliognost là người hiểu rõ cuốn sách và cả các mục lục trong đó, nắm rõ từng chi tiết nhỏ nhất ở mỗi trang.

Hamartia

Trong mỗi câu chuyện, khoảnh khắc nút thắt của câu chuyện thường là khi các nhân vật được yêu thích suy sụp. Hamartia là từ gốc Hy Lạp, nói về những lỗi nghiêm trọng dẫn đến sự sụp đổ bi kịch của người hùng [nhân vật chính]. Một số hamartia nghiêm trọng tới mức khiến độc giả rơi vào trạng thái finifugal [ghét kết thúc, không muốn đối mặt với sự kết thúc].

Librocubicultarist

Từ có tới 18 chữ cái này được xem là tiếng lóng, mô tả những người nằm trên giường và đọc sách. Từ này kết hợp giữa gốc Latin liber [có nghĩa là sách] và cubiculum [phòng ngủ].

Fascicle

Mỗi bộ sách gồm các phần khác nhau sẽ được đánh dấu bằng ký tự hoặc số liên tiếp, được gọi là fascicle. 

Scripturient

Scripturient là danh từ, có nghĩa "những người có niềm đam mê viết lách". Những người này thường dành thời gian cho tình yêu của mình trong những căn phòng thiết kế riêng để phục vụ cho việc sáng tác, được gọi là scriptoriums.

Chủ Đề