Ngừoi hay review về đồ ăn gọi là gì năm 2024

Không thể phủ nhận rằng nghề Food Reviewer hiện nay đang là xu hướng và được xem là một trong những công việc hấp dẫn nhất với giới trẻ. Độ phủ sóng của họ “không thể đùa” được và được hàng loạt thương hiệu F&B “chọn mặt gửi vàng”. Với đặc thù công việc phải di chuyển “bốn phương tám hướng” nên khi buộc lòng “bó chân” tại nhà vì dịch COVID-19, các Food Reviewer đã thích nghi thế nào để chống chọi với dịch bệnh và duy trì công việc của mình? Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!

Nội dung

1. Food Reviewer – Công cụ “độc quyền” của ngành F&B

1.1. Nghề ăn thử giùm thiên hạ

Nói về Food Reviewer mọi người thường gắn liền với cụm từ như “nghề ăn thử giùm thiên hạ”, “nghề được ăn được nói”. Họ “chinh phục thiên hạ” bằng cái thứ không-thể-làm-ngơ đó là: Đồ ăn! Các Food Reviewer chủ yếu hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube, TikTok,… bằng những tấm ảnh đẹp, video sinh động cảm nhận về món ăn. Nếu theo dõi những Food Reviewer này bạn sẽ có lời giải cho tất tần tật những câu hỏi như “Ăn món gì ngon?”, “Ăn ở đâu?”, “Quán nào hot?”… Mỗi ngày có hàng trăm, hàng nghìn cửa hàng “mọc” lên và rồi lại đóng cửa, mỗi quán có một phong cách ẩm thực khác nhau. Vậy bạn có dám chắc mình biết hết tất cả? Hoặc nếu biết bạn có muốn thử một trải nghiệm mới hay quay trở lại quán quen?

Food Reviewer hiện nay đang là xu hướng và được xem là một trong những công việc hấp dẫn nhất với giới trẻ.

Đó là lý do mà nghề “ăn thử, kiếm tiền thật” Food reviewer ra đời. Họ có thể là những chuyên gia ẩm thực, KOLs hay những người làm việc về lĩnh vực ẩm thực. Đây là một công việc đòi hỏi tính nghệ thuật, say mê, khả năng sáng tạo cao và cảm nhận về sản phẩm một cách khách quan nhất.

Bằng việc mời họ trải nghiệm ăn uống miễn phí và cung cấp trải nghiệm độc đáo, họ sẽ đưa ra những đánh giá tích cực cho nhà hàng trên các mạng xã hội của họ, các diễn đàn, cộng đồng liên quan đến lĩnh vực F&B. Một lời kêu gọi, một lời ủng hộ từ Food Reviewer về hương vị, không gian, dịch vụ nhà hàng có thể tác động đến hành vi tiêu dùng gấp nhiều lần so với việc quảng cáo đơn thuần. Qua một bài viết, một đoạn clip ngắn giới thiệu, đánh giá tốt về chất lượng nhà hàng sẽ được lan tỏa rộng rãi và tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu của quán mà bạn không cần làm gì nhiều. Các “thượng đế” được kích thích trí tò mò và sẵn sàng xách xe ngay đi trải nghiệm thử ngay cả khi chưa cảm thấy đói.

1.2. Người tiêu dùng đặt lòng tin vào những “chuyên gia ẩm thực”

Nếu như các thương hiệu thường tiếp cận và gây dựng lòng tin với khách hàng thông qua việc đầu tư vào quảng cáo. Thế nhưng, một cách đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều là hợp tác cùng Food Reviewer. Bản chất của họ xuất phát điểm cũng là những người tiêu dùng bình thường và có xu hướng chia sẻ trên mạng xã hội cho mọi người thấy.

Họ xây dựng thương hiệu cá nhân thông qua nền tảng mạng xã hội, tạo niềm tin với cộng đồng người theo dõi bằng chính các video, bài post review của mình. Bởi vậy, họ đóng vai trò vừa là khách hàng và cũng là một “chuyên gia ẩm thực”. Chính vì thế, review của họ sẽ tạo ra sự tin tưởng lớn hơn cho người mua hàng so với việc thương hiệu tự quảng cáo về mình. Điều này thúc đẩy hành vi mua hàng mạnh mẽ hơn, mang về doanh thu nhanh hơn cho các thương hiệu. Ngày nay, khi việc chạy quảng cáo được cân nhắc và tối ưu hơn thì tiền dành cho những Food Reviewer đem lại hiệu quả rất cao mà không quá tốn kém. Đây cũng là chiêu thức được các thương hiệu ưa chuộng.

Những review của Food Reviewer tạo ra sự tin tưởng lớn hơn cho người mua hàng so với việc thương hiệu tự quảng cáo về mình

Khi sử dụng hình thức quảng cáo này, ưu tiên hàng đầu là lựa chọn Food Reviewer phù hợp. Thông thường, Food Reviewer

Chủ Đề