Nguyên giá quyền sử dụng đất vô thời hạn được xác định như thế nào

Tài sản cố định vô hình là một chỉ tiêu thuộc Bảng cân đối Kế toán trong Báo cáo tài chính. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bạn chưa nắm rõ được loại Tài sản cố định này. Đặc biệt với Tài sản vô hình là Quyền sử dụng đất. Qua bài viết này, Thành Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc tìm hiểu và làm rõ: Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao hay không? Thời gian tính khấu hao Quyền sử dụng đất có thời hạn như thế nào?

Xem thêm: Tài sản cố định vô hình là gì? Cách tính khấu hao Tài sản cố định vô hình

1. Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao hay không?

Theo điều 4 - Theo thông tư 45/2013/TT-BTC Hướng dẫn quản lý và sử dụng Tài sản cố định.

- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất bao gồm:

+ Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp [bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất không thời hạn].

+ Quyền sử dụng đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng [+] các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ [không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất]; hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.

- Quyền sử dụng đất không ghi nhận là TSCĐ vô hình gồm:

+ Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.

+ Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê [thời gian thuê đất sau ngày có hiệu lực thi hành của Luật đất đai năm 2003, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất] thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất.

+ Thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì tiền thuê đất được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm.

- Đối với các loại tài sản là nhà, đất đai để bán, để kinh doanh của công ty kinh doanh bất động sản thì doanh nghiệp không được hạch toán là TSCĐ và không được trích khấu hao.

Và theo điều 9 thuộc Thông tư 45/2013:

Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:

1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

Từ hai điều trên, ta có thể kết luận:

- Quyền sử dụng đất có thời hạn lâu dài thì sẽ không trích khấu hao Quyền sử dụng đất đó.

- Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp có thời hạn thì sẽ được trích khấu hao quyền sử dụng đất.

Khung thời gian khấu hao quyền sử dụng đất áp dụng theo Thông tư 45/2013 là Từ 2 đến 20 năm.

- Còn đối với các trường hợp Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê, Thuê đất trả tiền hàng năm do không được ghi nhận là Tài sản cố định nên không được trích khấu hao mà phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm.

- Đối với các loại tài sản là nhà, đất đai để bán, để kinh doanh của công ty kinh doanh bất động sản thì doanh nghiệp không được hạch toán là TSCĐ và không được trích khấu hao quyền sử dụng đất.

2. Lưu ý thêm về việc trích khấu hao Quyền sử dụng đất:

Theo thông tư 96/2015/TT-BTC:

Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; Quyền sử dụng đất có thời hạn nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật, có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được phân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [bao gồm cả trường hợp dừng hoạt động để sửa chữa, đầu tư xây dựng mới].

Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là tài sản cố định vô hình; Tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng [+] các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản cố định hữu hình vào sử dụng. Giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá ghi trên hợp đồng mua bất động sản [tài sản] phù hợp với giá thị trường nhưng không được thấp hơn giá đất tại bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản. Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài không tách riêng được giá trị quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng được xác định theo giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản.

Kết luận:

Quyền sử dụng đất có thời hạn được trích khấu hao theo thời hạn được phép sử dụng đất  ghi trong Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật, có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên tối đa là 20 năm theo như khung khấu hao tài sản cố định vô hình tại Thông tư 45/2013 .

Qua bài viết này, Thành Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc: Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao hay không? Thời gian tính khấu hao Quyền sử dụng đất có thời hạn như thế nào?

Nếu các bạn đọc có câu hỏi gì, hãy để ở dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của Thành Nam luôn sẵn sàng để hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc từ phía độc giả.

17:00 19/08/2021 Tin Tức Đặng Tiến Trung 0 bình luận

Quyền sử dụng đất [QSDĐ] được xếp vào loại tài sản cố định vô hình đặc biệt của doanh nghiệp. Để trích khấu hao quyền sử dụng đất được chính xác, kế toán cần nắm bắt được những quy định gì, sau đây ES-GLOCAL xin được chia sẻ những quy định mới nhất về trích khấu hao quyền sử dụng đất đến với bạn đọc.

Quy định về trích khấu hao quyền sử dụng đất

#1. Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

  • Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 TT45/2013-TT/BTC, một tài sản cố định của doanh nghiệp, cụ thể là QSDĐ thỏa mãn là tài sản cố định vô hình khi đáp ứng các điều kiện sau:

"Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng [Ba mươi triệu đồng] trở lên.

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình."

  • QSDĐ được ghi nhận là TSCĐ vô hình bao gồm:

- QSDĐ được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp [bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất không thời hạn].

- QSDĐ thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003 [01/07/2004] mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm đồng thời thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- QSDĐ được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.

  • QSDĐ khi đáp ứng đủ điều kiện là tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp, nhưng lại chưa chắc đã được trích khấu hao, cụ thể Khoản 1 Điều 9 TT45/2013-TT/BTC nêu rõ các TSCĐ không được trích khấu hao bao gồm:

- TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- TSCĐ chưa khấu hao hết nhưng bị mất.

- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, trừ TSCĐ thuê tài chính.

- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp [trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh...].

- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

Vậy, chúng ta có thể khẳng định: QSDĐ chỉ được trích khấu hao khi đáp ứng đủ yêu cầu là tài sản cố định vô hình, đồng thời có thời hạn sử dụng đất, hay doanh nghiệp chỉ thực hiện trích khấu hao đối với tài sản cố định vô hình là QSDĐ có thời hạn, QSDĐ thuê. Đối với QSDĐ lâu dài, doanh nghiệp không trích khấu hao do coi là tài sản vĩnh viễn của doanh nghiệp.

#2. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất

Nguyên giá TSCĐ vô hình là QSDĐ được xác định như sau:

Nguyên giá =

Tổng chi phí phát sinh để có quyền sử dụng đất hợp pháp

+ Chi phí đền bù, giải phóng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ [1]

Hoặc: Nguyên giá = Giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn

[1]: Chi phí không bao gồm các chi phí xây dựng công trình trên đất

#2.2 Thời hạn trích khấu hao

Căn cứ theo khung thời gian trích khấu hao các loại TSCĐ được ban hành cùng với TT45/2013-TT/BTC đã được chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết trước đây, TSCĐ vô hình là QSDĐ đủ điều kiện trích khấu hao có thời gian trích khấu hao tối thiểu từ 2 năm đến tối đa 20 năm. Đối với TSCĐ vô hình là giá trị QSDĐ có thời hạn, QSDĐ thuê, thời gian trích khấu hao là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp.

Cụ thể: tài sản cố định vô hình là QSDĐ có thời hạn trong vòng 18 năm, doanh nghiệp thực hiện trích khấu hao theo các phương pháp khấu hao thông thường với thời hạn trích tương ứng với thời gian sử dụng đất, trên đây là 18 năm.

#2.3. Phương pháp tính khấu hao

TSCĐ vô hình là QSDĐ có thể được trích khấu hao theo một trong các phương pháp sau:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng: TSCĐ được trích khấu hao ổn định theo các năm.

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Là tài sản cố định đầu tư mới [chưa qua sử dụng];
  • Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

#3. Một số câu hỏi liên quan đến quyền sử dụng đất

Hỏi: Quyền sử dụng đất là gì?

Trả lời: QSDĐ là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho... từ chủ thể có quyền.

Hỏi: Quyền sử dụng đất có trích khấu hao không?

Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ quyền sử dụng đất có trích khấu hao không bạn xem tại đây nhé.

Hỏi: Cách xác định nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất?

Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ cách xác định nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất bạn xem tại đây nhé.

Hỏi: Thời gian trích khấu hao TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất?

Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ thời gian trích khấu hao TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất bạn xem tại đây nhé.

Như vậy, trên đây Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL vừa chia sẻ xong nội dung bài viết. Nếu có câu hỏi hay vướng mắc gì các bạn vui lòng đặt câu hỏi theo đường dẫn: //es-glocal.com/hoi-dap/ hoặc để lại bình luận hoặc bên dưới bài viết toàn bộ các vấn đề về quyền sử dụng đất. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!

Page 2

Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL được thành lập và hoạt đông từ năm 2010 đến nay, luôn đi đầu là Hãng Kiểm toán cung cấp dịch vụ chuyên ngành lĩnh vực Kiểm toán, Kế toán, Thẩm định giá, tư vấn tài chính, thuế, đầu tư,...CHẤT LƯỢNG ở Việt Nam

Page 3

17:00 19/08/2021 Tin Tức Đặng Tiến Trung 0 bình luận

Quyền sử dụng đất [QSDĐ] được xếp vào loại tài sản cố định vô hình đặc biệt của doanh nghiệp. Để trích khấu hao quyền sử dụng đất được chính xác, kế toán cần nắm bắt được những quy định gì, sau đây ES-GLOCAL xin được chia sẻ những quy định mới nhất về trích khấu hao quyền sử dụng đất đến với bạn đọc.

Quy định về trích khấu hao quyền sử dụng đất

#1. Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

  • Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 TT45/2013-TT/BTC, một tài sản cố định của doanh nghiệp, cụ thể là QSDĐ thỏa mãn là tài sản cố định vô hình khi đáp ứng các điều kiện sau:

"Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng [Ba mươi triệu đồng] trở lên.

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình."

  • QSDĐ được ghi nhận là TSCĐ vô hình bao gồm:

- QSDĐ được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp [bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất không thời hạn].

- QSDĐ thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003 [01/07/2004] mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm đồng thời thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- QSDĐ được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.

  • QSDĐ khi đáp ứng đủ điều kiện là tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp, nhưng lại chưa chắc đã được trích khấu hao, cụ thể Khoản 1 Điều 9 TT45/2013-TT/BTC nêu rõ các TSCĐ không được trích khấu hao bao gồm:

- TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- TSCĐ chưa khấu hao hết nhưng bị mất.

- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, trừ TSCĐ thuê tài chính.

- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp [trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh...].

- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

Vậy, chúng ta có thể khẳng định: QSDĐ chỉ được trích khấu hao khi đáp ứng đủ yêu cầu là tài sản cố định vô hình, đồng thời có thời hạn sử dụng đất, hay doanh nghiệp chỉ thực hiện trích khấu hao đối với tài sản cố định vô hình là QSDĐ có thời hạn, QSDĐ thuê. Đối với QSDĐ lâu dài, doanh nghiệp không trích khấu hao do coi là tài sản vĩnh viễn của doanh nghiệp.

#2. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất

Nguyên giá TSCĐ vô hình là QSDĐ được xác định như sau:

Nguyên giá =

Tổng chi phí phát sinh để có quyền sử dụng đất hợp pháp

+ Chi phí đền bù, giải phóng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ [1]

Hoặc: Nguyên giá = Giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn

[1]: Chi phí không bao gồm các chi phí xây dựng công trình trên đất

#2.2 Thời hạn trích khấu hao

Căn cứ theo khung thời gian trích khấu hao các loại TSCĐ được ban hành cùng với TT45/2013-TT/BTC đã được chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết trước đây, TSCĐ vô hình là QSDĐ đủ điều kiện trích khấu hao có thời gian trích khấu hao tối thiểu từ 2 năm đến tối đa 20 năm. Đối với TSCĐ vô hình là giá trị QSDĐ có thời hạn, QSDĐ thuê, thời gian trích khấu hao là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp.

Cụ thể: tài sản cố định vô hình là QSDĐ có thời hạn trong vòng 18 năm, doanh nghiệp thực hiện trích khấu hao theo các phương pháp khấu hao thông thường với thời hạn trích tương ứng với thời gian sử dụng đất, trên đây là 18 năm.

#2.3. Phương pháp tính khấu hao

TSCĐ vô hình là QSDĐ có thể được trích khấu hao theo một trong các phương pháp sau:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng: TSCĐ được trích khấu hao ổn định theo các năm.

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Là tài sản cố định đầu tư mới [chưa qua sử dụng];
  • Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

#3. Một số câu hỏi liên quan đến quyền sử dụng đất

Hỏi: Quyền sử dụng đất là gì?

Trả lời: QSDĐ là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho... từ chủ thể có quyền.

Hỏi: Quyền sử dụng đất có trích khấu hao không?

Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ quyền sử dụng đất có trích khấu hao không bạn xem tại đây nhé.

Hỏi: Cách xác định nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất?

Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ cách xác định nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất bạn xem tại đây nhé.

Hỏi: Thời gian trích khấu hao TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất?

Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ thời gian trích khấu hao TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất bạn xem tại đây nhé.

Như vậy, trên đây Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL vừa chia sẻ xong nội dung bài viết. Nếu có câu hỏi hay vướng mắc gì các bạn vui lòng đặt câu hỏi theo đường dẫn: //es-glocal.com/hoi-dap/ hoặc để lại bình luận hoặc bên dưới bài viết toàn bộ các vấn đề về quyền sử dụng đất. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề