Xã hội hóa công chứng là gì

Nhiều phòng công chứng luôn trong tình trạng quá tải

Hoạt động công chứng trong giai đoạn hiện nay có một ý nghĩa hết sức quan trọng - không chỉ mang tính hành chính đơn thuần như trước đây, mà quan trọng hơn nó mang tính kinh tế dân sự, thương mại ngày một nhiều hơn. Trong những năm qua hoạt động công chứng có những chuyển biến rất tích cực, nhiều nơi hoạt động này đi vào nền nếp, quy củ, đặc biệt là sau khi Nghị định số 75/2000/NĐ-CP được ban hành. Vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay đối với công tác công chứng là phải triển khai nhanh việc xã hội hóa theo tinh thần của Luật Công chứng đã được Quốc hội thông qua. Trong thực tế hiện nay hoạt động công chứng có nhiều điểm bất cập như thiếu đội ngũ công chứng viên, việc áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực công chứng của một số địa phương còn hạn chế, cơ chế tự chủ tài chính của Phòng Công chứng chưa được triển khai đồng bộ…

Việc nhanh chóng xúc tiến triển khai xã hội hóa hoạt động công chứng là vấn đề cấp thiết để đáp ứng yêu cầu của tình hình hiện nay, do nó có những ưu điểm sau: Xã hội hóa hoạt động công chứng góp phần giúp cho Nhà nước giảm bớt gánh nặng về biên chế và kinh phí nhằm bảo đảm thực hiện tốt việc cải cách hành chính, tinh giản biên chế, giảm bớt sự đầu tư hỗ trợ kinh phí của Nhà nước ta đối với công tác công chứng. Ví dụ, ở tỉnh Kon Tum, chỉ có duy nhất một phòng công chứng, trung bình mỗi năm tổng lệ phí công chứng thu được chỉ khoảng hơn 250 triệu đồng [năm 2004: 279.883.000 đồng, năm 2005: 232.181.000 đồng] nhưng kinh phí chi cho hoạt động bộ máy và lương của 5 cán bộ, công chức trong biên chế là con số không nhỏ. Việc mở các văn phòng công chứng sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính, phục vụ tốt hơn nhu cầu công chứng của công dân, tổ chức. Nhất là khi thời gian để tiến hành công chứng không phụ thuộc vào giờ hành chính, thủ tục sẽ rút ngắn và nhanh gọn hơn, tránh được tình trạng rườm rà phức tạp, "hành dân" đang là vấn đề nhức nhối hiện nay ở một số địa phương. Xã hội hóa hoạt động công chứng sẽ nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ràng buộc trách nhiệm của công chứng viên, nhất là trách nhiệm dân sự. Khi đó nếu công chứng viên thực hiện công chứng mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường trực tiếp trước công dân, tổ chức và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Điều này sẽ hạn chế tình trạng thiếu trách nhiệm, vụ lợi, sách nhiễu và tham nhũng của công chứng viên và đội ngũ làm công tác công chứng.

Trong xu thế hội nhập toàn diện của nước ta hiện nay việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động hành chính là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc, vì thế việc xã hội hóa hoạt động công chứng sẽ góp phần thúc đẩy nhanh hơn các hoạt động kinh tế, thương mại, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Xã hội hóa góp phần giúp việc quản lý hoạt động công chứng được tốt hơn. Khi đó chỉ quản lý việc cấp giấy phép hoạt động và thanh tra, kiểm tra quá trình hoạt động của các văn phòng công chứng nếu có vi phạm thì tiến hành xử lý, không phải quản lý ôm đồm, cồng kềnh về các mặt khác như: tuyển dụng, đào tạo, xét nâng lương, nâng ngạch, hỗ trợ kinh phí… như hiện nay. Công chứng là hoạt động bổ trợ tư pháp, do đó xã hội hóa hoạt động này sẽ góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách tư pháp theo hướng dân chủ và công bằng với mục tiêu cuối cùng là bảo đảm tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và tiến tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Do đó, vấn đề đặt ra là chúng ta phải nhanh chóng xã hội hóa công tác công chứng nhằm góp phần đẩy nhanh công cuộc đổi mới toàn diện hoạt động quản lý hành chính của đất nước, đưa nước ta vững bước trên con đường hội nhập nền kinh tế thế giới.

PHẠM VĂN CHUNG [Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum]

We’ve updated our privacy policy so that we are compliant with changing global privacy regulations and to provide you with insight into the limited ways in which we use your data.

You can read the details below. By accepting, you agree to the updated privacy policy.

Thank you!

View updated privacy policy

We've encountered a problem, please try again.

Xã hội hóa là gì? Cơ chế xã hội hóa hiện nay? Vai trò của xã hội hóa? Môi trường xã hội hóa?

Xã hội hóa trong giai đoạn hiện nay là một khái niệm được dùng khá phổ biến và ta nhận thấy rằng, càng ngày lại càng có nhiều ngành khoa học quan tâm sử dụng đến khái niệm này. Tuy nhiên có rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Vậy, xã hội hóa là gì? Cơ chế, vai trò và môi trường xã hội hóa cụ thể ra sao? Chắc hẳn đây cũng chính là thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau trả lời cho những câu hỏi này.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Xã hội hóa được biết đến là một khái niệm của nhân loại học và xã hội học và được định nghĩa cụ thể chính là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời qua đó các chủ thể là những cá nhân phát triển khả năng con người và học hỏi các mẫu văn hóa của mình. Hay chúng ta cũng có thể một cách khác; đó chính là quá trình màcon người liên tục tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình để con người sống trong xã hội như là một thành viên cụ thể.

Xã hội hóa được hiểu cơ bản chính là quá trình các cá nhân lĩnh hội một hệ thống những tri thức, giá trị, chuẩn mức [mở rộng ra là một nền văn hóa], xã hội hóa cho phép cá nhân có thể hoạt động như một thành viên của xã hội và ta nhận thấy, đó là quá trình con người học được cách đóng vai trò để con người có thể gia nhập vào xã hội.

Xã hội hóa có nhiều mục tiêu cho cả các chủ thể là những thanh thiếu niên và người lớn. Xã hội hóa dạy trẻ em những vấn đề nền tảng cho sự nhận thức bản thân và thế giới xung quanh. Quá trình xã hội hóa thực chất cũng giúp các cá nhân hình thành nhân cách để có thể thích ứng; phù hợp với các giá trị chuẩn mực xã hội. Qua đó giúp cho các cá nhân duy trì được khả năng hoạt động xã hội.

2. Cơ chế xã hội hóa hiện nay:

Thực tế thì quá trình xã hội sẽ truyền lại nền văn hóa cho mỗi cá nhân theo những cách khác nhau. Bằng những cách đó thì các chủ thể là những cá nhân học hỏi được nền văn hóa xã hội. Những cách này chúng ta sẽ có thể được gọi là cơ chế xã hội hóa. Có hai cơ chế xã hội hóa cơ bản trên thực tế, cụ thể sau đây:

– Thứ nhất: Cơ chế định chế:

Cơ chế định chế được hiểu cơ bản chính là cơ chế mà xã hội truyền lại những chuẩn mực; khuôn mẫu bắt buộc cho mỗi cá nhân. Cá nhân sẽ cần phải trải qua quá trình học hỏi; thực hành và thực hiện nó trong cuộc sống của mình. Ví dụ cụ thể như chúng ta học được các tri thức khoa học; học được những kỹ năng lao động nhất định mà xã hội đã đạt được; đồng thời thì chúng ta còn có thể thông qua đó học được kinh nghiệm của những người đi trước để nhằm mục đích có thể vận dụng vào cuộc sống của mình.

– Thứ hai: Cơ chế phi định chế:

Cơ chế phi định chế được hiểu cơ bản chính là cơ chế trong đó mỗi cá nhân học được ở xã hội những điều cần thiết một cách tự nhiên. Cơ chế phi định chế sẽ được thực hiện thông qua hai cách cụ thể chính là bắt chước và lây lan.

Bắt chước được hiểu là sự mô phỏng; tái tạo; lặp lại hành động; hành vi cách thức suy nghĩ và ứng xử của một người hay một nhóm người cụ thể nào đó. Với tư cách là một biện pháp tiếp thu các kinh nghiệm xã hội; bắt chước được các cá nhân dùng để thực hiện việc lựa chọn những hành động; hành vi mà mình cho là đúng và cảm thấy thích thú.

Lây lan được hiểu cơ bản chính là quá trình truyền các hành vi xã hội từ người này qua người khác một cách tự nhiên. Lây lan khác bắt chước là ở chỗ đó là các hành vi xã hội được lan truyền ngay cả khi các chủ thể không có ý định bắt chước hay học tập. Sự lan truyền hành vi xã hội ở người này sang người khác trong những điều kiện nhất định cũng chính là cách mà nhiều người học được những kinh nghiệm trong quá trình tham gia ứng xử xã hội.

Ví dụ chúng ta có thể kể đến như những đứa trẻ trong gia đình có những hành vi mà bố mẹ không dạy và không bắt chước ai. Những hành vi đó gần như giống với bố mẹ nó thời nhỏ.

3. Vai trò của xã hội hóa:

Kết quả của xã hội hóa chính là nó có thể tạo ra nhân cách của mỗi con người trong xã hội. Mỗi một thế hệ khi thế hệ đó trải qua các giai đoạn nhất định của xã hội hóa mà đạt được khả năng, năng lực hoạt động để có thể thể hiện vai trò của chính mình trong xã hội. Trong xã hội hiện đại như ở giai đoạ như hiện nay, hoàn thiện nhân cách của con người cũng chính là cả một quá trình dài suốt cuộc đời của người ấy. Sự hoàn thiện nhân cách đó trên thực tế cũng sẽ phụ thuộc vào quá trình giáo dục xã hội.

Theo nghĩa rộng giáo dục được hiểu cơ bản chính là sự tác động đến con người của toàn bộ hệ thống của các mối quan hệ xã hội với mục đích chuyển tải kinh nghiệm xã hội, cũng chính bởi vì thế mà các cá nhân có thể thu nhận được các kinh nghiệm này ở mọi nơi, trong mọi nhóm xã hội cụ thể khác nhau. Trong trường hợp này khái niệm xã hội hóa sẽ có sự đồng nhất với khái niệm giáo dục.

Xã hội hóa còn tạo ra sự hoàn thiện, phát triển nhân cách của mỗi người bởi vì chúng ta thấy được rằng, mỗi một cá nhân thể hiện vai trò của mình trong xã hội trong những điều kiện chủ động sáng tạo của mình để có thể xây dựng xã hội. Quá trình đó cũng sẽ giúp cho cá nhân nâng cao chất lượng hành vi xã hội của mình, tham gia góp phần sáng tạo cho xã hội.

Như vậy, ta thấy được rằng, thực chất thì con người không chỉ tiếp thu thụ động những kinh nghiệm xã hội để tạo nên nhân cách mà còn sáng tạo ra nhiều những cái mới, cái tiến bộ hơn để cho xã hội có thể ngày càng phát triển, đấy cũng chính là quá trình phát triển nhân cách của cá nhân từ thấp tới cao, từ đơn giản đến hoàn thiện hơn.

Sự hoàn thiện nhân cách này trên thực tế cũng sẽ được diễn ra trong các điều kiện xã hội nhất định. Cũng chính bởi vì vậy, xã hội sẽ phải tạo ra các môi trường xã hội lành mạnh và định hướng rõ ràng trong các môi trường đó nhằm mục đích để có thể tác động một cách có ý thức và quá trình xã hội hóa.

4. Môi trường xã hội hóa:

Môi trường xã hội hóa được biết đến là nơi cá nhân thực hiện thuận lợi các tương tác xã hội của mình nhằm mục đích chính đó là để có thể thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội. Dù có bản chất xã hội và tiền đề tự nhiên phù hợp, con người cũng sẽ không thể trở thành một nhân cách toàn diện nếu như con người không được đặt trong môi trường thích hợp. Môi trường xã hội hóa chính là vườn ươm của nhân cách và môi trường xã hội hóa cũng chính là ngả đường mở rộng để nhằm mục đích giúp cho các kinh nghiệm xã hội có thể đến với các cá nhân.

Các chủ thể là những nhà xã hội học đều nhất trí về môi trường xã hội hóa gồm các loại cụ thể. Các tác nhân xã hội hóa hiện nay gồm:

– Thứ nhất: Gia đình:

Gia đình chính là tác nhân đầu tiên và gia đình cũng là quan trọng nhất đối với con người. Bởi vì mỗi chúng ta từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành; gia đình là môi trường cơ bản dạy trẻ những kinh nghiệm sống; những bài học đầu đời hay những tiêu chuẩn văn hóa nhằm mục đích để có thể hình thành nhân cách và thái độ sống của mình.

– Thứ hai: Nhà trường:

Khi chúng ta lớn hơn một chút; ngoài gia đình thì nhà trường cũng chính là tác nhân có tác động không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển của con người. Nhà trường chính là nơi sẽ cung cấp cho con người những kiến thức và kỹ năng từ thấp đến cao tùy theo từng độ tuổi và khả năng hấp thụ của trẻ. Ở mỗi vị trí và cấp bậc cụ thể và khác nhau trong nhà trường; mỗi người cũng sẽ có nhận thức về trách nhiệm; bổn phận của mình cũng như có động lực để nhằm mục đích từ đó có thể phát triển; hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất.

– Thứ ba: Bạn bè:

Bên cạnhcác thành viên trong gia đình thì bạn bè là những người vô cùng quan trọng đối với quá trình xã hội hóa. Những người bạn sẽ cùng nhau lớn lên; học tập và chúng đều sẽ được hưởng sự quan tâm của xã hội giống nhau nên bạn bè cũng sẽ dễ dàng tiếp cận và chơi thân với nhau. Tuy nhiên; bạn bè cũng có bạn bè tốt và bạn bè xấu. Vì vậy mà mỗi người cũng sẽ nên biết chọn bạn để mỗi chúng ta sẽ không bị lôi kéo vào những chiều hướng tiêu cực.

– Thứ tư: Các phương tiện truyền thông đại chúng:

Chúng ta biết rằng, trong giai đoạn hiện nay, khi mà các phương tiện truyền thông, internet cũng ngày càng phát triển thì sự tác động của nó đến xã hội hóa ngày càng quan trọng. Truyền thông trong giai đoạn hiện nay, đưa đến cho con người nguồn thông tin ở nhiều khía cạnh của cuộc sống, là nguồn giải trí quan trọng của nhiều gia đình… Tuy nhiên, ngoài các thông tin tích cực tạo điều kiện hoàn thiện trí thức, nhân cách, đạo đức của con người thì cũng có những thông tin tiêu cực.

Chủ Đề