Nguyên lý thị giác Tiếng ảnh là gì

Đặc tính thị giác vốn là những thói quen thị giác hình thành trong quá trình sống phát triển lâu dài để thích hợp với sự sinh tồn con người. Thị giác thụ cảm những cấu trúc rất tinh tế và có sự can thiệp của thói quen thị giác từ tâm lý chiều sâu.

Cảm giác nhìn một người đi đôi giày trắng khác hẳn đi đôi giày đen. Giày trắng cho cảm thụ nhẹ dễ chuyển động, luôn luôn như sắp bước đi, đó là lý do giày thể thao màu sắc sáng thường nhiều hơn màu đen, nhất là giày cho điền kinh. Giày đen không cho cảm thụ về tốc độ mà cho cảm thụ chắc chắn, ổn định.

Tương tự như vậy, những design muốn tạo cảm giác vững chắc thường thiết kế vùng màu đậm phía dưới chân.

Phân tích các đặc tính của thị giác sẽ giúp các designer biết cách thiết kế sao cho phù hợp với mắt người nhìn, không quá trống trải mà cũng không bị rối mắt.

Trong cuốn sách Nguyên lý design thị giác, tác giả Nguyễn Hồng Hưng đã phân tích kỹ càng 14 đặc tính của thị giác.

ĐỢI ĐÃ!
NẾU BẠN KHÔNG BIẾT CUỐN SÁCH NGUYÊN LÝ DESIGN THỊ GIÁC NÀY THÌ
CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ XEM NHÉ!

Nếu bạn không muốn mắc sai lầm trong thiết kế thì đừng bỏ qua 14 đặc tính này nhé.

Đặc tính cảm thụ sắc độ của thị giác

Màu sắc bao gồm cả màu và sắc độ, sắc độ chỉ mức độ đậm nhạt. Sắc độ chia thành nhiều mức khác nhau, như cuốn sách Nguyên lý thị giác thì chia thành 11 mức độ.

Với một người design muốn rèn luyện thị giác có sự cảm thụ sắc độ có thể chép lại phiên bản màu của những tác phẩm nổi tiếng ra đen trắng.

Bạn có thể dễ dàng so sánh sắc độ của các màu sắc tương đồng như màu xanh lá đậm hơn màu xanh lá mạ, nhưng với các màu tương phản nóng lạnh có sắc độ xấp xỉ nhau thì làm sao để phân biệt?

Cách dùng đặc tính cảm thụ sắc độ để tạo ra cảm thụ không gian có lớp lang như thế nào?

Nguyên lý design thị giác sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề trên.

Đặc tính từ chối nhìn chi tiết quá phức tạp

Thị giác người có phản xạ bảo vệ tự nhiên, khi nhìn vật gì khó chịu sẽ từ chối nhìn như khi nhìn vào vật sáng chói hoặc khi nhìn các chi tiết quá rắc rối, phức tạp thì có xu hướng tìm vùng đơn giản hơn, người ta gọi là vùng nghỉ mắt.

Ở đặc tính này, Nguyên lý thị giác chỉ ra các vấn đề:

Cần thiết kế chi tiết như thế nào để phù mắt người cảm thấy dễ chịu, ví dụ nên thiết kế họa tiết áo chấm bi to hay nhỏ, thiết kế trang phúc trên sân khâu thì cần họa tiết ra sao?

Cách vận dụng các nguyên lý hiệu ứng thị giác như thế nào để designer lựa chọn thủ pháp đúng nhất?

Trong phần này, Nguyên lý Design thị giác cũng chỉ ra ảnh hưởng của kích thước tới cảm thụ của thị giác. Thế nào là thủ pháp lạ hóa thị giác bằng kích thước? Cách làm cho một vật nhỏ xíu trở thành khổng lồ và ngược lại? Cách sử dụng các yếu tố kích thước tạo ra sự so sánh tương quan khác thường?

Đặc tính nhìn tổng thể & nhìn phân tích

Khi nhìn và suy nghĩ về một hình thể có sẵn hoặc tự sáng tạo bao giờ cũng có nhiều hướng suy nghĩ, mỗi hướng lại có các phương án khác nhau, có nhiều phương án tạo ra thành công cho một design và nhà design cần có khả năng tạo ra nhiều phương án và lựa chọn phương án đúng nhất.

Nghiên cứu của Nguyên lý design thị giác chỉ ra: Để nhìn ra hình tổng thể nhanh của các chi tiết rời rạc, thì trong quỹ nhớ thị giác phải có sẵn hình tổng thể. Cách tư duy phân tích và tổng thể của Nguyên lý design thị giác tăng cường khả năng nhìn ra một không gian ảo 3D khác và một hình ảo khác trên hình 2D. Tư duy design từ đó sẽ phong phú hơn nhờ biết cách phối hợp nhiều phương pháp.

Đặc tính nhìn ngược hướng lớn

Qua cuốn sách Nguyên lý thị giác thầy Nguyễn Hồng Hưng đã nói rõ thị giác có phản xạ tự nhin nhìn hướng ngược lại. Hễ đã nhìn bên phải là muốn nhìn bên trái, hễ đã nhìn xuôi là muốn nhìn ngược. Áp dụng đặc tính này, sẽ giúp các nhà design dễ dàng thiết kế các hình quảng cáo thu hút.

Đặc tính luôn muốn có vùng nghỉ mắt

Thực tế của vùng nghỉ mắt là thay đổi đối tượng nhìn cho đỡ nhàm chán. Nguyên lý design thị giác chỉ ra những yếu tố cần xem xét như: hình thể màu sáng tối chất liệu bề mặt các lực thị giác chính phụ. Khi thay đổi các yếu tố ở một tỷ lệ phù hợp với thị giác sẽ tạo ra sự nghỉ mắt.

Những bậc thầy design không tạo ra vùng nghỉ mắt đơn thuần mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa liên tưởng cho người xem. Vậy cách làm như thế nào?

Tất cả đều được phân tích tỉ mỉ trong cuốn Nguyên lý design thị giác.

Đặc tính lưu bóng ảnh tương phản

Khi xem TV, hay khi mắt nhìn chăm chú vào 1 điểm trên bức tranh có nhiều mảng màu, rồi bỗng nhắm mắt lại trong mắt sẽ hiện lên bóng ảnh có màu và sắc độ ngược tông màu với hình vừa chăm chú nhìn. Đây là hiện tượng lưu ảnh tương phản trên thần kinh võng mạc. Vì áp lực thái quá của tín hiệu còn đọng lại nên não đã tự cân bằng bằng cách tạo ra bóng ảnh ngược tông màu với hình ảnh đã nhìn, còn gọi là màu tương phản bổ túc. Ứng dụng đặc tính này sẽ giúp tạo ra các design cực kỳ độc đáo.

Nguyên lý khoảng cách và thị giác cảm thụ khoảng cách

Khoảng cách giữa các tín hiệu thị giác tạo ra những cảm thụ liên kết dẫn hướng, và tạo ra nét ảo vô hình ngắn nhất nói kết bởi những tín hiệu nhìn thấy.

Tập hợp các chấm xếp hàng thẳng tắp cho cảm thụ khác hẳn với tập hợp chấm không thẳng hàng. Cuốn sách Nguyên lý design thị giác sẽ giúp bạn tầm quan trong của nguyên lý khoảng cách và ứng dụng của nó cho từng cái chấm, từng manh mosaic với mỗi tác phẩm cụ thể.

Đặc biệt, trong nghề in offset, khoảng cách giữa các hạt tram màu [Amptitude Modulation] là một yếu tố rất quan trọng, không thể bỏ qua tạo nên chất lượng bản in.

Tâm lý thị giác với đường khép kín

Trong ứng dụng đồ họa, đường khép kín được dùng để tạo sức tập trung của thị giác vào một khu vực, dùng để khẳng định một hình thể, để bố cục chia mảng những nội dung design.

Trong kiến trúc & nội thất cần thường xuyên sử dụng biến hóa đa dạng đường khép kín để tạo ra những thiết kế phù hợp. Ví dụ, biến hóa đường khép kín thể nào để mở rộng không gian, làm mất đi cảm giác trần, tường và sàn nhà?

Thị giác cảm thụ hình song sinh

Hiểu nguyên lý cơ bản về song sinh có thể tạo nhiều hiệu quả thị giác với những thủ pháp thể hiện khác nhau theo sở trường riêng của mỗi người.

Ở đặc tính thị giác này, Cuốn sách Nguyên thị giác không chỉ phân tích thể nào là càm thụ hình song sinh? Mỗi quan hệ song sinh giữa bên trong & bên ngoài đường khép kín mà còn giúp bạn thấy được: Quản lý hiệu quả hình song sinh ở mọi chiều nhìn, hướng nhìn là một trong những kinh nghiệm không thể coi nhẹ của nghề design đồ họa.

Đặc tính giao tiếp của thị giác

Hành vi nhìn của thị giác mang tính giao tiếp. Đặc tính giao tiếp của thị giác đã trở thành đặc tính giao tiếp của tất cả các chuyên ngành design, từ đồ họa, nội ngoại thất, tạo dáng, thời trang, gốm sứ, sơn mài, thủy tinh.

Nhà design phải thấu hiểu đặc tính giao tiếp của thị giác để tránh được cả những nhầm lẫn vô tình về những tập tục đã được quy ước về ý nghĩa màu sắc ngôn ngữ của từng cộng đồng địa phương.

Đặc tính so sánh và liên tưởng của thị giác

Tất cả những gì tương tự xảy ra với hành vi nhìn là do thói quen so sánh của thị giác.

Vậy thủ thuật nào để nhà design lợi dụng đặc tính so sánh để đánh lừa thị giác: Làm cho nhìn nhỏ tưởng là to, đậm tưởng là lợt, tròn tưởng là méo,

Có những hình thể ngẫu nhiên nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, đôi khi làm ta nhớ đến một hình ảnh cụ thể khác. Hiện tượng này là liên tưởng. Biết vận dụng đặc tính liên tưởng giúp các nhà design có thể diễn tả mọi sự vật thông qua hình ảnh, như diễn tả âm thanh, mùi vị qua hình ảnh,

Nguyên lý thị giác tách bạch rõ ràng 2 dạng liên tưởng: Một là, tác gỉ tạo ra hình thể gợi cho người xem liên tưởng tới hình thể khác. Hai là, Tác giả trình bày như minh họa trực tiếp, tư duy liên tưởng của chính tác giả.

Đặc tính nhìn một phía của thị giác

Đặc tính nhìn về một hướng của thị giác ảnh hưởng không nhỏ đến sự sáng tạo trong design. Phân tích đặc tính này sẽ giúp:

  • Nhà design có thể chọn một góc nhìn nào đó để nhìn được cùng lúc 3 bức tường [đối diện và hai bên]. Hay còn gọi là tư duy tổng thể về tạo hình.
  • Cách dùng vật liệu trong thiết kế như thế nào để liên kết không gian.

..

Đặc tính tự chỉnh khoảng cách và kích thước của thị giác

Tầm nhìn xa của con mắt có giới hạn, vạn vật càng xa tầm mắt càng nhỏ và mờ. Những cảm thụ thông thường này đã trở thành những yếu tố kỹ thuật cao khi tạo một ảo thị giác về không gian trên diện phẳng.

Sự chủ động về kích thước và khoảng cách là kỹ năng và cũng là sự chủ động điều chỉnh thụ cảm thị giác của nghệ thuật thị giác.

Đặc tính cảm thụ chất liệu của thị giác

Chất liệu là thẩm mỹ thị giác, trong nhiều trường hợp còn quan trọng hơn cả hình dáng.

Thị giác nhiều kinh nghiệm cảm thụ về chất liệu hơn mùi vị. Chất liệu bề mặt của họa phẩm và của sản phẩm design đã trở thành phong cách cảu nhiều họa sĩ và nhà design.

Có những họa sĩ chỉ thấy thoải mái khi vẽ trên chất liệu lụa, hay vẽ màu dầu. Các nhà design cũng có nét riêng của mỗi người khi sử dụng chất liệu, có người thiết kế gỗ là thế mạnh, có người lại có sở trường về inox, về kính,

Ở mục này, tác giả Nguyễn Hồng Hưng sẽ chỉ ra các bài tập, các cách rèn luyện cảm thụ chất liệu , hòa sắc các chất liệu vào tác phẩm design.

Những đặc tính thị giác trên tưởng như độc lập với nhau nhưng lại có đường dẫn tương thông.

Chính sự liên đới các vấn đề trong nguyên lý thị giác đã tạo ra sự phong phú trong hình thức biểu hiện.

Những đặc tính trên đây được phân tích và minh họa cụ thể trong cuốn sách Nguyên lý design thị giác của tác giả Nguyễn Hồng Hưng. Những sự phân tích của tác giả sẽ hỗ trợ rất nhiều cho tư duy thị giác của các designer. Giúp khơi sợi những ý tưởng thiết kế độc đao cho designer .

MUA SÁCH NGUYÊN LÝ DESIGN VỚI GIÁ CỰC ƯU ĐÃI TẠI ĐÂY BẠN NHÉ!

Video liên quan

Chủ Đề