Nguyên tắc suy đoán lỗi trong to tung dân sự năm 2024

Chúng ta còn nhớ vụ án Hoa hậu Phương Nga sử dụng quyền im lặng và áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội. Gần đây báo chí đưa tin về việc trả tự do cho trường hợp cha giết con không tìm ra xác theo nguyên tắc suy đoán vô tội. Quý độc giả, đặc biệt là những người không học luật hẳn sẽ thắc mắc nguyên tắc suy đoán vô tội là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp 2013 thì: "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật". Bên cạnh đó, tại Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể hóa quy định trên của Hiến pháp 2013 và hướng dẫn chi tiết hơn như sau: "Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội".

Suy đoán vô tội hay giả định vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản, được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học pháp lý hiện đại. Nội dung cốt lõi của nguyên tắc cho rằng mọi nghi can đều vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội.

Quy định này hoàn toàn phù hợp với Khoản 2 Điều 14 Công ước liên Hợp Quốc về quyền dân sự và chính trị năm 1966, theo đó mọi người đều có quyền tự do và an ninh cá nhân, không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. Người bị cáo buộc là phạm tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi hành vi phạm tội của người đó được chứng minh theo pháp luật.

Hình ảnh minh họa.

Nguyên tắc này được áp dụng trong các cáo buộc của phiên tòa hình sự. Các bằng chứng cáo buộc mà bên công tố hoặc viện kiểm sát đưa ra phải đủ khả năng thuyết phục hội đồng xét xử về tính chân thật của cáo buộc. Bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh mình vô tội. Việc tìm bằng chứng đủ khả năng thuyết phục thuộc về bên công tố.

Hiện còn rất nhiều quan điểm khác nhau của giới hành nghề luật về nội dung của nguyên tắc "suy đoán vô tội”. Song, tựu chung lại có thể thấy trong tố tụng hình sự, nguyên tắc này phản ánh ba nội dung căn bản gồm:

Thứ nhất, người bị tình nghi, bị can, bị cáo [người bị buộc tội] được coi là không có tội cho đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án kết tội đối với người đó;

Thứ hai, nghĩa vụ chứng minh một người có tội thuộc về bên có trách nhiệm buộc tội. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát. Người bị tình nghi, bị can, bị cáo có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của mình.

Thứ ba, buộc tội phải dựa trên chứng cứ. Bản cáo trạng của Viện Kiểm sát và bản án của tòa phải dựa trên các chứng cứ chắc chắn về lỗi của người bị buộc tội trong việc thực hiện tội phạm. Khi có những nghi ngờ về pháp luật và chứng cứ xuất hiện thì những nghi ngờ này phải được hiểu và giải thích theo hướng có lợi cho người bị tình nghi và bị can, bị cáo.

Nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc của một loại hình tố tụng lấy các giá trị công bằng, bình đẳng làm nền tảng; là lá chắn quan trọng và hữu hiệu cho việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự.

Trong thực tiễn của hoạt động điều tra, truy tố và xét xét xử cho thấy có khuynh hướng nhìn nhận bị can, bị cáo như là người đã phạm tội, dù tội trạng của họ chưa được chứng minh. Đó là "suy đoán có tội", suy diễn và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ án oan sai. Chẳng hạn như vụ án oan của người tù thế kỷ Huỳnh Văn Nén ở Bình thuận, án oan của Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang,...

Việc Công an TP Đà Nẵng quyết định trả tự do cho ông Hời - "Người cha khai giết con rồi ném xác xuống sông Hàn gây rúng động dư luận trong thời gian qua". Quyết định trả tự do cho ông Hời hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Có thể thấy đây là một minh chứng cho sự đổi mới về tư duy của người và cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Mọi sự nghi ngờ về hành vi phạm tội của người bị buộc tội cần được giải thích theo hướng có lợi cho người đó. Rõ ràng, việc áp dụng nguyên tắc "suy đoán vô tội" không đồng nghĩa với việc bỏ lọt tội phạm. Bởi, nếu trong thời gian tới, cơ quan tố tụng có đủ chứng cứ để chứng minh ông Hời có hành vi giết con thì ông ta vẫn bị khởi tố và xét xử về hành vi này.

Áp dụng đúng nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ giúp nâng cao nghiệp vụ của cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng. Khi bắt và buộc tội một người, chắc chắn phải thận trọng, cân nhắc để chứng minh được người đó có tội. Nếu làm sai thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Từ đó, quyền con người và quyền công dân mới hy vọng được bảo đảm và nâng cao hơn.

Hình ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, suy đoán vô tội liên quan chặt chẽ đến nguyên tắc tố tụng về đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia tố tụng được bảo vệ như nhau. Theo đó, bên buộc tội và bên bào chữa bình đẳng trong hoạt động chứng minh. Tòa không có nghĩa vụ chứng minh tội phạm mà chỉ chứng minh cho quyết định của mình. Vì thế mà theo quy định mới, tại toà không có vành móng ngựa, Viện Kiểm sát và luật sư ngồi ngang hàng với nhau.

Nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định ở đâu?

Ở nước ta, tinh thần của nguyên tắc suy đoán vô tội cũng được hiến định tại khoản 1, điều 31 Hiến pháp 2013: "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật" .

Nguyên tắc suy đoán vô tội tiếng Anh là gì?

Suy đoán vô tội theo tiếng Anh là “presumption of innocence” hay “the right to be presumed innocent”, với nghĩa là quyền được giả định vô tội, theo đó, người bị cáo buộc thực hiện một tội phạm được coi là không có tội cho đến khi cơ quan công tố thuyết phục được Tòa án rằng bị cáo đã phạm tội [1].

Nguyên tắc không ai bị coi là có tội?

Từ Hiến pháp 1992, Điều 72 quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” và tiếp tục ghi nhận tại Điều 9, Bộ luật Tố tụng hình sự [BLTTHS] năm 2003 như một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự.

Nguyên tắc suy đoán lợi là gì?

Lỗi suy đoán là kết quả của việc đánh giá của các chủ thể có thẩm quyền trong hoạt động giải quyết các vụ án hình sự về lỗi của người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Chủ Đề