Nguyên tắc xây dựng tuyến điểm du lịch

→Trả lời:

Khái niệm: theo luật du lich VN [2005]: Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch

Phân loại: 4 loại

  • Loại 1: Điểm DL mà hoạt động của nó chủ yếu dựa vào việc khai thác giá trị các “tài nguyên DL tự nhiên “.
  • Các trung tâm điều dưỡng ,vd: KDL nc khoáng nóng Thanh Tân…
  • Điểm du lịch phát triển trên nền khí hậu núi và biển: VQG bạch mã, ba vì, tam đảo…
  • Loại 2: điểm du lịch phát triển các thể loại DL văn hóa.
  • Trung tâm lịch sử[ điểm du lịch lịch sử] là những nơi có các công trình đc xây dựng từ xa xưa. Đó là những TP, đô thị hoặc những làng cổ-nơi vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa truyền thống như những công trình kiến trúc nhà ở, phong tục tập quán, lễ hội.

VD: phố cổ Hội AN, làng cổ Đường Lâm[ hà tây]

  • Trung tâm khoa học: viên nghiên cứu HẢI DƯƠNG HỌC, bảo tang dân tộc học, bảo tang HCM[ HN].
  • Trung tâm nghệ thuật: các địa phương có lối sống, truyền thống, phong tục tập quán đặc sắc. Tại những nơi này thường diễn ra lễ hội ca nhạc, khiêu vũ,…

Vd: Sa Pa [nhảy sạp]

  • DL tôn giáo: Nhà thờ Đức Bà, thánh địa lava
  • Loại 3:các điểm DL đô thị mà ở đó chủ yếu phát triển các loại hình DL liên quan đến các yếu tố kinh tế, chính trị. Đó là các điểm DL gắn với DL công vụ. Các trung tâm kinh tế là các khu hội chợ. Các trung tâm chính trị như thủ đô, các thành phố, các trụ sở của tổ chức kinh tế. vd: HNội, HCM
  • Loại 4:là các điểm dl đầu mối giao thông. Vd: cảng, sân bay, nhà ga, Các điểm là nơi dừng chân của khách DL, cảng biển, các điểm đầu mối g.thông- tại đây có các hệ thống cơ sở lưu trú đặc trưng của nghành gt như của hàng lưu niệm, đặc sản.

Điều kiện để công nhận điểm DL:

  • Có TNDL đa dạng, phong phú, độc đáo và hấp dẫn khách DL.
  • Đảm bảo điều kiện vệ sinh cần thiết.
  • Cơ sở xây dựng tốt, lối đi thuận tiện, cơ sở được duy trì tốt.
  • Cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà hàng,…
  • Có các cửa hàng và quầy lưu niệm, đbiệt là quầy bán hàng thực phẩm.
  • Trang bị đa dạng, đầy đủ các nơi tập luyện, trang thiết bị y tế, nơi chơi thể thao,…

Ví Dụ Minh Họa: Cù Lao Chàm, suối nước nóng Thanh Tân,…

[tự phân tích]

SO SÁNH ĐIỂM DU LỊCH VÀ ĐIỂM TÀI NGUYÊN:

Giống nhau :

  • Đều có tài nguyên du lịch[ TN& NV].
  • Có các cảnh quan DL [ phong cảnh : sông núi, biển đảo, đầm phá…]
  • Có các điểm di tích[ đền, đình , miếu, chuag, lăng tẩm..]

Khác nhau :                              

Điểm  du lịch

Điểm tài nguyên
o   Đã đc khai thác để phụ vụ khách DL

o   Thu hút khách tham quan

o   Nằm trong chương trình tour của các đơn vị kinh doanh lữ hành

o   Nơi đây có các cơ sở lưu trú, quầy hàng, trang bị đa dạng nơi vui chơi, thiết bị y tế..

o   Giao thông đc đầu tư, nâng cấp thuận tiện.

o   VD :Điểm du lịch : Bà Nà hill, VQG Bạch Mã,  chùa Thiên Mụ…

o   Chưa đc khai thác

o   Khách phượt

o   Ko có trong các chương trình tour

o   CSVCKT ko có hoặc có nhưng ko đc đầu tư.

o   Giao thông khó khăn

o   VD :Điểm tài nguyên : biển Vinh Hiền, Huyền Không Sân Thượng…

Câu 2 :Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn của các hệ thống tuyến điểm DL Hà Nội trong sự phát triển DL hiện nay? VD?

Thuận Lợi

  • Vị trí: HN là thành phố cổ, là thủ đô của cả nước, được xây dựng cách đây hàng nghìn năm, là nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống và nhân tài. HN cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thông của cả nước.
  • Khí hậu: mùa hè nóng, mưa nhiều; đông lạnh, mưa ít.
  • Tài nguyên DL:
  • Từ lâu, Hà Nội trở thành điểm đến thu hút du khách quốc tế lớn nhất cả nước bởi vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, thanh lịch. Hà Nội có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, Hà Nội có hệ thống hồ đẹp, tạo nên giá trị cảnh quan rất riêng của Hà Nội: như Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Quan Sơn, Suối Hai, đầm Vân Trì…đặc biệt Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, lễ Hội Gióng ở đền Phù Đổng ngoài ra, hệ thống các văn bia tiến sĩ thời Lê Mạc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình ký ức thế giới của UNESCO. Do vậy, Hà Nội luôn được du khách quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn
  • Ðiều này càng có ý nghĩa khi diện tích của Hà Nội được mở rộng gấp 3,6 lần diện tích cũ. Với gần 5.000 di tích, trong đó 803 di tích đã được xếp hạng, đứng đầu cả nước về số lượng di tích lịch sử, hội đủ điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, di tích lịch sử, tâm linh… Ngoài ưu thế về các di tích, danh thắng lịch sử của mảnh đất nghìn năm văn hiến, Hà Nội đang nổi lên là địa điểm lý tưởng cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí. Ngoài ra còn có thêm một số khu du lịch vui chơi giải trí
  • Hà Nội cũng là nơi tập trung hệ thống cơ sở văn hoá, thông tin của cả nước như trung tâm phát thanh, truyền hình, nhà hát lớn, các bảo tàng lớn như: Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh…; các nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian như nhà hát chèo, múa rối nước rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế và trong nước.
  • Giao thông: Là Thủ đô nằm ở vị trí trung tâm của miền Bắc, nối giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt.
  • Ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35km, thành phố còn có sân bay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc quận Long Biên Về giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen trên sông Hồng đi các tỉnh trong khu vực như Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình…
  • Cơ sở vật chất, hạ tầng: HN có nhiều khách sạn lớn [12 khách sạn 5 sao và nhiều khách sạn lớn nhỏ khác]. Về doanh nghiệp kinh doanh Lữ hành, vận chuyển: Trên địa bàn Hà Nội có gần 500 doanh nghiệp Lữ hành Quốc tế và gần 500 doanh nghiệp lữ hành nội địa, có khoảng 50 doanh nghiệp và hộ cá thể kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực như các nhà hàng ăn Âu, Á, cà phê, bar phát triển ngày càng tiện nghi. Trong thời gian qua thành phố đã thực hiện đầu tư xây dựng thí điểm phố ẩm thực Tống Duy Tân nhằm giới thiệu nghệ thuật ẩm thực Việt Nam và Hà Nội. Hiện Hà Nội có 10 trung tâm thương mại lớn với 84 siêu thị, hàng trăm các cửa hàng với đủ các chủng loại hàng hóa phong phú phục vụ nhu cầu đa dạng của các tầng lớp nhân dân và du khách đến Hà Nội  phát triển DL làng nghề và mua sắm
  • Đây còn là trung tâm kết nối các trong điểm du lịch khác như Hạ Long, Cát Bà, Sa Pa, Ninh Bình…vì vậy viêc thiết kế tuyến điểm trong tour cho du khách là 1 đk thuận lợi.

Khó khăn

  • Khí hậu: mùa đông lạnh, có nhiều thiên tai, bão, lụt
  • Nguồn nhân lực: chưa được đào tạo bài bản
  • Tuyến đg đến các điểm du lịch miền núi như Sa Pa, Trà Cổ, Hồ Ba Bể hay Pác Bó đg còn nhỏ, thường bị sạt lở và mùa mưa chưa thuận tiện cho việc phục vụ DL.
  • Quy hoạch: ?????????
  • Quảng bá: chưa có hình thức quảng bá mới, mang lại hiệu quả cao
  • Tệ nạn: Các hành vi nhẹ là đeo bám, chèo kéo khách mua bưu ảnh, đánh giày; nặng là “chặt chém”, lừa đảo, trộm cắp có thể xảy ra ở bất cứ điểm du lịch nào tại Hà Nội

Câu 3 :Trình bày k/n tuyến Du Lịch, để công nhận tuyến Du Lịch cần những điều kiện nào? Phân tích tầm quan trọng của tuyến điểm Du Lịch trong hoạt động kinh doanh Du Lịch?

  • K/N: Tuyến DL là lộ trình liên kết các khu DL, điểm DL, cơ sở cung cấp dịch vụ DL, gắn với các tuyến giao thông, đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không [Luật DL]
  • Điều kiện công nhận tuyến DL:
  • Tuyến địa phương
  • Nối các khu DL, điểm DL trong phạm vi địa phương
  • Cố biện pháp bảo vệ cảnh quan môi trường và cơ sở DV phục vụ khách DL dọc theo tuyến

Vd: ĐNội – chùa Thiên Mụ – Lăng Minh Mạng

  • Tuyến quốc gia
  • Nối các khu DL, điểm DL quốc gia có tính chất liên vùng, liên tỉnh kết nối các cửa khẩu quốc tế
  • Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách theo tuyến [Luật DL]

Vd: Huế – QTrị – Lào – Thái Lan

  • Tầm quan trọng của tuyến điểm Dl trong toàn bộ hoạt động kinh doanh DL
  • Góp phần đưa đến sự phát triển và thành công cho công ty DL:
  • Định hướng cho sự phát triển các tài nguyên dl of đất nước:
  • Tạo mối quan hệ tương tác với sự thành đạt của kinh doanh DL:

 phân tích:

  • góp phần đưa đến sự thành công của công ty du lịch:
  • Như đã biết tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch và cơ sở cung cấp dịch vụ chính vì vậy mà các tuyến du lịch là cơ hội để các nhà kinh doanh lữ hành liên kết và tạo ra nhiều tour du lịch mới, đa dạng, tạo ra sức cạnh trạnh với các sản phẩm dịch vụ du lịch mới mang bản sắc riêng cảu công ty và tạo ra sự khác biệt với các công ty lữ hành khác, đây chính là  đặc điểm tạo nên sự thành công cảu một công ty du lịch và hơn hết là đáp ững nhu cầu phong phú của khách du lịch.
  • Sự cam kết của các nhà cung cấp có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo các dịch vụ được cung ứng đúng như yêu cầu đặt chỗ cả về số lượng, chủng loại cũng như chất lượng của các dịch vụ.
  • Sự hợp tác tốt tạo đk cho hdv dl chủ động hoạt động hướng dẫn du lịch theo lịch trình đề ra thuận lợi hơn, chính xác và đạt hiệu quả cao hơn
  • định hướng cho sự phát triển các tài nguyên du lịch của đất nước
  • tạo mqh tương tác với sự thành đạt của kinh doanh DL

câu 4:Hãy nêu những lợi thế và hạn chế của tuyến điểm DL miền Trung [Bắc Trung Bộ]? VD?

Lợi thế

  • Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:
  • Vùng DL Bắc Trung Bộ nằm ở vị trí trung gian của đất nước. Là nơi giao lưu chuyển tiếp giữa 2 miền khí hậu – miền Bắc và miền Nam, giữa 2 đơn vị kiến tạo lớn, là nơi gặp gỡ giữa các luồng di cư của thực, động vật. Vì vậy đã tạo cho thiên nhiên của vùng đa dạng, phong phú có những nét độc đáo riêng.
  • 4/5 diện tích của vùng là đồi núi và cồn cát, phần lớn bị chia cắt thành những vùng nhỏ. Núi thường ăn lan ra biển tạo nên những cảnh quan đẹp như đèo Ngang, đèo Hải Vân. Đường bờ biển dài, bờ biển có nhiều đầm phá và có nhiều bãi biển đẹp, nhiều đảo và cù lao
  • Thực động vật phong phú, đa dạng sinh học cao.
  • Tài nguyên DL:
  • TNDL tự nhiên: vùng có nhiều TN DL tự nhiên, là đối tượng tham quan, nghỉ ngơi, thể thao, tắm biển, nghiên cứu khoa học rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, như: VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, bãi biển Lăng Cô, VQG Bạch Mã, Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà, Cù Lao Chàm, đèo Hải Vân,… Nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú như: sông suối, núi, rừng, biển, hồ, đầm phá
  • TNDL nhân văn: phong phú, mức độ tập trung cao, có giá trị về lịch sử văn hóa tạo cho vùng có nhiều trung tâm, điểm DL với khoảng cách gần nhau thuận tiện cho việc tổ chức tham quan, hấp dẫn du khách.
  • Vùng là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử quan trọng trong thời kỳ chống Mỹ, như: cầu Hiền Lương, di tích sông Bến Hải, thành cổ Quảng Trị, đường Trường Sơn,… Có 4 di sản văn hóa TG tập trung ở vùng này. Vùng còn lưu giữ nhiều ngôi chùa, đền, các bảo tàng nổi tiếng
  • Có nhiều di tích văn hóa nghệ thuật về tinh thần, như: những điệu nhạc, khúc hát cung đình, những làn điệu hát Bội, những điệu hò Huế,…Nhiều phong tục, tập quán mang nét truyền thống of dân tộc và nhiều nghề cổ truyền nổi tiếng: dệt thổ cẩm của người Bru – Vân Kiều, nghề chạm khắc đá ở chân núi Ngũ Hành Sơn
  • Bắc Trung Bộ là nơi cư trú của nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc vẫn còn lưu giữ những nét đẹp về bản sắc văn hóa riêng có cũng là tài nguyên quý giá để phát triển DL.
  • Cơ sở vật chất: đáp ứng được nhu cầu ăn ở của du khách, có nhiều khách sạn, nhà hàng, nghĩ dưỡng chất lượng cao.
  • Giao thông:
  • Đường bộ và đường sắt: Quốc lộ 9, 14, Đường Hồ Chí Minh và Đường sắt Bắc – Nam
  • Đường hàng không: Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Sân bay Chu Lai [Q.Ngãi], Sân bay Phú Bài.
  • Cảng lớn: Cảng Đà Nẵng, cảng Chân Mây đón nhiều đoàn khách quốc tế.

Hạn chế

  • Khí hậu: vùng chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai, bão lụt, gió phơn gây khó khăn cho hoạt động DL và phát triển kinh tế. Sông ngòi thường có lũ đột ngột
  • Cản trở lớn nhất đối với du lịch các tỉnh BTB là hoạt động một mùa, xa các trung tâm du lịch của cả nước cho nên rất khó thu hút được các dự án đầu tư lớn hay đầu tư nước ngoài để tạo ra sản phẩm đặc sắc.
  • Đầu tư: còn nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm đơn điệu, khó thu hút được du khách.
  • Nguồn nhân lực : còn thiếu về số lượng và yếu cả về chuyên môn.
  • hệ thống cung cấp điện và nước cảu vùng còn kém phát triển chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoặt
  • hệ thống thông tin liên lạc ơ các vùng xa còn nhiều khó khăn
  • các nhà KDDL chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của vùng
  • các tuyến điểm du lịch chưa được phát triển mạnh và gay nhàm chán cho khách du lịch.
  • Quảng bá: chưa đc đầu tư rộng rãi
  • Còn hiện tượng chặt chém giá cả, chèo kéo khách, chửi khách…

Câu 5: Anh chị hãy cho biết việc nắm rõ hệ thống tuyến điểm du lịch Việt Nam có vai trò như thế nào đối với sự thành công của người Hướng dẫn viên du lịch.?

Bài làm:

  • viêc nắm rõ hệ thống tuyến điểm du lịch ở Việt nam có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của người làm HDV Dl :
  • tạo sự tự tin trước du khách : khi đã nắm rõ đc kiến thức, hdv sẽ ko bị lung túng trước những câu hỏi của khách, tự tin trả lời mọi vướng mắc của khách, và tự tin vào những gì minh đang nói mà ko sợ bị khách kiểm tra kiến thức. Tránh đc tình trạng dhv dung những câu chuyện suốt chuyến đi để lấp lỗ hổng kiến thức của mình.
  • Chủ động trong thuyết minh: khi nắm đc httđ hdv sẽ chủ động đc trong việc thuyết minh về tuyến đường mình đang đi và điểm tham quan sắp tới, để du khách tiện nắm bắt thông tin và hào hứng tham quan điểm tới. Thuyết minh 1 cách chính xác và đầy đủ về điểm du lịch.
  • Một trong những yêu cầu quan trọng của một người HDV đó chính là phải có kiến thức tổng hợp về hệ thống tuyến điểm du lịch để từ đó HDV nắm rõ đc các nguyên tắc, quy định và văn hóa của từng điểm du lịch, trên cơ sở đó có thể dễ dàng thích nghi trong quá trình Hướng dẫn và hơn hết và thuyết trình cho du khách một cách chính xác và đầy đủ về các điểm du lịch trong tuyến du lịch. Nẵm rõ các hệ thống tuyến điểm giúp HDV biết cách dẫn chuyện và biết cách sắp xếp thời gian thuyế trình một cách hợp lý cho du khách, tránh tình trạng KDL nhàm chán với lượng thông tin nhiều trong tuyến du lịch

Vd: với  Tuyến tham quan Lăng Chủ tịch HCM – nhà sàn Bác Hồ – chùa Một Cột – Bảo Tàng HCM – Văn Miếu –  Cầu Thê Húc –  36 phố phường.   đây là các điểm di tích nổi tiếng tại Hà Nội. HDV nắm rõ đc hệ thống tuyến điểm sẽ thuyết trình trước lịch sử , quá trình xây dựng  các điểm du lịch cho KDL ngay trên xe và khi đến tham quan thì KDL chỉ cần nghe vè các nét nghệ thuật sẽ tạo cho KDL sự thoải mái khi tham qua

  • Việc nắm rõ hệ thống tuyến điêm du lịch giúp HDV linh hoặt và năng động, khéo léo giải quyết các tình huống xảy ra đột xuất trong quá trình hướng dẫn như những tuyến du lịch có chặng đường dài, điều kiện giao thông khó khăn, các điểm tham quan, cơ sở lưu trú, ăn uống cách xa nhau…sẽ khó khăn hơn cho việc tổ chức, dễ nảy sinh các tình huống bất thường

vd : điểm du lịch Hà Nội với điều kiện giao thông khó khắn nhất là đối với loại xe du lịch lơn thường có thời gian quy định để vào thành phố và các địa điểm như khách sạn và điểm tham quan lại cách xa nhau chính vì vậy mà HDV đã nắm rõ đặc điểm này sẽ biết điều tiết thời gian khởi hành vào thành phố vào những thời gian cho phép và dể khách tham quan các điểm du lịch có tính kết nối như Lăng Chủ Tịch- chùa Một Cột và bảo tàng Hồ Chí Minh

  • hdv dl chủ động hoạt động hướng dẫn du lịch theo lịch trình đề ra thuận lợi hơn, chính xác và đạt hiệu quả cao hơn. Quy trình trong hướng dẫn phù hợp với ko gian và thời gian.
  • Việc nắm rõ các hệ thống tuyến điểm du lịch giúp HDV căn cứ và đặc điểm của tuyến, điểm du lịch có thể nhận các tour du lịch phù hợp với khả năng và chuyên môn của mình.
  • Tạo uy tín cho công ty
  • Tăng doanh thu của công ty, năng lực của hdv càng đc nâng cao và dần khẳng định đc bản thân mình.

Câu 6: Hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn của tuyến điểm DL ở Tây Nguyên hiện nay? VD minh họa?

Thuận lợi

  • Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu [Lào] và Ratanakirivà Mondulkiri [Campuchia] àthuận tiện cho việc thực hiện các tuyến DL liên vùng.
  • Tài nguyên du lịch:
  • Nhiều cao nguyên, thung lung: CN Kon Hà Nừng, Plâku, CN Lâm Viên[ cao 1500m]m, CN Di Linh[900-1000m].
  • Rừng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo. Đó la những khu rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ[ Biển Hồ]. cảnh quan nhân tạo có các rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn. Kết hợp với tuyến đg rừng, có các tuyến dã ngoại bằng thuyền tren song, cưỡi voi xuyên rừng như voi ở Bôn Đôn[ đắc lắc]…
  • Bên cạnh đó, nơi đây có tiềm năng du lịch văn hoá với một hệ thống các buôn, làng, trò chơi cổ truyền của đồng bào các dân tộc thiểu số. Họ còn giữ được những đặc điểm cấu trúc, sinh hoạt, ngành nghề thủ công truyền thống và hàng chục lễ hội đặc sắc ở hầu hết các dân tộc.Các nhạc cụ đặc trưng của các dân tộc thiểu số như Cồng chiêng, Đàn đá, Đàn K’ni, K’lông pút, Đàn Goong, T’rưng,…Các lễ hội như Lễ hội đâm trâu, Lễ ăn cơm mới, Lễ bỏ mả..Ngoài ra, TN còn có các món đặc sản như Rượu cần, Phở khô [loại phở hai tô], muối kiến vàng,…
  • Khí hậu:Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400–500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m [như Đà Lạt] thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao àthích hợp với nhiều loại hình du lịch nghỉ dưỡng
  • Cơ sở vc-kt: Đã có sự vào cuộc và đầu tư của các cơ quan ban ngành vào du lịch: tu bổ, quản lý các địa điểm du lịch, đầu tư về nhân lực [đào tạo du lịch chính quy tại các trường đại học ở khu vực: trường đh Tây Nguyên, đại học Đà Lạt…]. Các công trình điện – đường – y tế – khu vui chơi giải trí – mua sắm đã và đang được đầu tư để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Khó khăn:

  • Địa hình – Khí hậu: địa hình núi cao khó khăn trong việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch, không tiếp giáp biển => thiếu hải sản phục vụ khách du lịch. Hay sảy ra lũ quét và sạt lở đất vào mùa mưa.
  • Nguồn nhân lực: thiếu số lượng, yếu về trình độ chuyên môn. Đội ngũ nhân lực giỏi nghề chưa được chú trọng đầu tư mạnh để phục vụ du lịch.
  • Giao thông: tuy đã được đầu tư nâng cấp nhưng tuyến đường ở TN còn khá xấu, có nhiều đoạn cua nguy hiểm, nhiều con đường xuống cấp nặng, giao thông liên vùng gặp nhiều khó khăn. Không có giao thông đường biển, đây là một hạn chế rất lớn để khách dl nước ngoài đến với Tây Nguyên.
  • Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn: [do kinh tế còn chưa phát triển] các khách sạn cao cấp rất ít, còn thiếu nhiều khách sạn nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí – mua sắm.VD: Tại tp Đà lạt chỉ có 1 khách sạn 5 sao [Dalat Palace Hotel] trong khi số lượng khách du lịch cao cấp đến đây rất lớn.
  • Tồn tại nạn phá rừng
  • Người dân chưa biết cách làm du lịch hoặc chưa chuyên nghiệp, các sp di lịch còn nghèo nàn, tg đối giống nhauVD: tất cả các tuyến điểm đều có các thác nước, giao lưu văn hóa khá giống nau vì dựa trên một mô típ – sân khấu hóa.

Câu 8: Trung tâm DL TTHuế có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển DL hiện nay. TTHuế nên phát triển loại hình DL nào? Cho VD?

Thuận lợi:

  • Nằm ở vị trí trung trung tâm của con đường di sản miền Trung [phía bắc: thành cổ, tuyến du lịch DMZ; Phía Nam: Đà Nẵng: Ngũ Hành Sơn, Bà Nà Hill, Quảng Nam: thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An].Thừa Thiên-Huế có điều kiện khá thuận lợi để phát triển du lịch. Tỉnh có địa hình miền núi và trung du chiếm 3/2 diện tích. Nhìn chung đồi núi thấp, đỉnh bằng, sườn thoải. Đồng bằng phân bố ở ven biển, kiểu mài mòn, bồi tụ, có nhiều cồn cát, đầm phá như phá Tam Giang, đầm Cầu Hai; nhiều cửa biển và bãi biển đẹp như Thuận An, Lăng Cô, Tư Hiền với chiều dài bờ biển khoảng 128km
  • TN DL: Tiềm năng du lịch của Thừa Thiên – Huế khá phong phú, đa dạng, bao gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, có điều kiện để phát triển nhiều loại du lịch phong phú như: du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch biển, núi, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao…Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa – du lịch lớn của cả nước.
  • Văn hóa Huế phong phú và đa dạng, bao gồm: Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, trong đó quần thể di tích cố đô Huế và nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO ghi vào danh mục di sản văn hóa thế giới.
  • Thừa Thiên Huế có các sản phẩm du lịch đa dạng và chất lượng cao như:

+ Khu du lịch tổng hợp quốc gia Bạch Mã – Lăng Cô – Cảnh Dương – Hải Vân.

+ Quần thể di tích cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới.

+ Nhiều khu du lịch sinh thái ở vùng ven biển, vùng đầm phá, vùng gò đồi và miền núi.

+ Nhiều tour du lịch hấp dẫn như du lịch xuyên Đông Nam Á, tham quan các di sản miền Trung, di tích cố đô, nhà vườn, phố cổ, chùa Huế, văn hóa các dân tộc thiểu số, cảnh quan môi trường, du lịch xanh, đường Hồ Chí Minh huyền thoại…

  • Vùng đất này cũng nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực, các sản phẩm làng nghề và lễ hội dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như lễ hội Cầu Ngư, Ðiện Hòn Chén, hội đua thuyền sông Hương và đặc biệt là Liên hoan [Festival] Huế tổ chức định kỳ hai năm một lần, hội tụ những nét văn hóa tiêu biểu của Huế, Việt Nam và các nước, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và ngoài nước…
  • Cơ sở vật chất: Toàn tỉnh hiện có hơn 104 cơ sở lưu trú gồm 2.821 phòng. Huế có hệ thống khách sạn hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn từ 2-5 sao. Dịch vụ đa dạng từ truyền thống đến hiện đại. Hệ thống nhà hàng đặc sản, nhà hàng vườn cũng được mở rộng và phát triển
  • Giao thông: có cảng nước sâu Chân Mây; có sân bay Phú Bài cách TP. Huế 12 km, nay đã trở thành 1 trong 4 sân bay có cơ sở hạ tầng hiện đại nhất cả nước, được thiết kế công suất phục vụ 600 hành khách/giờ, tương đương 1,2 – 1,5 triệu khách/năm, có thể đón máy bay A320, A321. Hiện mỗi ngày có ba chuyến đi Hà Nội, bốn chuyến đi TP.HCM và ngược lại với hơn 2.000 lượt khách. Ngoài ra còn có đường HCM, quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam chạy dọc tỉnh, thuận tiện cho việc di chuyển và đón khách du lịch bằng nhiều loại hình vận tải
  • Diện tích đầm phá: 22.000ha

Hạn chế:

  • Điều kiện tự nhiên không ưu đãi: thường xuyên sảy ra lũ lụt, mùa hè nắng gay gắt, mùa mưa kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của khách du lịch, đây chính là hạn chế lớn và là bài toán nan giải cho sự phát triển du lịch của tỉnh.
  • Các công trình di tích bị xuống cấp trầm trọng [Văn Thánh – Võ Thánh, Ngọ Môn…].
  • Công tác quản lý dl vẫn chưa đảm bảo: vẫn còn xuất hiện các hiện tượng chèo kéo, chém giá cao tại các điểm tham quan, chưa thực sự tạo ra được mối liên kết giữa doanh nghiệp – doanh nghiệp, doanh nghiệp – người dân, cách làm du lịch còn manh mún…

Vd: trong các tour dl cộng đồng tại phá Tam Giang hay tại Nam Đông, người dân vẫn chưa thực sự được hưởng lợi [hoặc rất ít] từ hoạt động du lịch đem lại.

  • Chưa thực sự phát triển tương xứng với những tiềm năng của tỉnh.

Vd: khu vực đầm phá Tam giang có rất nhiều tiềm năng về du lịch, tuy nhiên chỉ mới phát triển dừng lại ở du lịch cộng đồng, và thời gian giữ chân khách là không quá 2 ngày…

  • Quy hoạch: Doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư
  • Công tác đào tạo nhân lực, xây dựng một đội ngũ những người làm du lịch có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa được tăng cường. Đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, kỹ năng xã hội của hướng dẫn viên chưa cao.
  • Vai trò của doanh nghiệp và người dân trong tuyên truyền quảng bá điểm đến, xây dựng các sản phẩm du lịch dịch vụ còn nhiều hạn chế, chưa chuyên nghiệpTệ nạn xã hội: vẫn còn những tình trạng chèo kéo, ăn xin, bám theo gây khó chịu cho du khách

Câu 10: Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong hệ thống tuyến điểm DL ở Tây Nam Bộ.

Thuận lợi

  • Vị trí: Có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Dòng sông Mêkong bồi đắp phù sa màu mỡ cho ĐBSCL, với 2 nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu, hệ thống kênh rạch chằng chịt giao thoa cùng núi rừng, biển đảo đã hình thành một vùng sinh thái đa dạng
  • Khí hậu: nóng quanh năm, mùa đông không lạnh như miền Bắc
  • Tài nguyên DL: ĐBSCL là khu vực có tiềm năng về du lịch, độc đáo, không giống với vùng miền nào của cả nước.
  • Nơi đây, cảnh quan sinh thái đặc trưng là đồng bằng và biển đảo, một vùng sông nước hữu tình và quyến rũ, cây trái bốn mùa trĩu quả, môi trường trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú kết hợp với tinh hoa văn hóa, lịch sử của cộng đồng 4 dân tộc anh em: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm; với nhiều lễ hội dân gian truyền thống mang bản sắc văn hóa độc đáo và “tính cách con người Phương Nam” luôn thể hiện sự “hiền hòa, hiếu khách, phóng khoáng và hòa hiệp” là những sản phẩm du lịch thật sự thú vị.
  • Hệ thống sông ngòi chằng chịt cùng với núi rừng đã tạo nên những cảnh quan đặc sắc, hùng vĩ, chứa bao điều kỳ thú mời gọi du khách gần xa. Đó là: rừng dừa Bến Tre màu xanh đam mê cho trái xum xuê với nhiều sản phẩm từ dừa; tràm chim Tam Nông, làng nghề hoa kiểng Sa Đéc [Đồng Tháp] nổi tiếng; chợ nổi Cần Thơ – Tiền Giang với hàng ngàn loại trái cây; biển đảo Hà Tiên và Phú Quốc [Kiên Giang] với hàng trăm đảo nhấp nhô giữa biển khơi gió lộng; phong cảnh Thất sơn Bảy núi [An Giang]; rừng đước Năm Căn, đất mũi Cà Mau,v.v…đã đi vào lịch sử như một huyền thoại; đặc biệt là những cánh đồng lúa vàng mênh mông như thảm lụa, những xóm thôn ấm áp bên các dòng kênh dài như vô tận,… hoà quyện với một không gian sông nước ngút ngàn, thơ mộng… cuốn hút và hấp dẫn du khách.
  • Thời gian qua, ĐBSCL đã tổ chức thành công các sự kiện du lịch, lễ hội Văn hoá – Thể thao và Du lịch mang tầm khu vực và quốc gia, như: Liên hoan Du lịch ĐBSCL, Năm Du lịch quốc gia miệt vườn sông nước Cửu Long 2008, lễ hội Nguyễn Trung Trực, Lễ hội vía bà Chúa Xứ, lễ hội Okombok và đua ghe ngo, đua bò Bảy Núi, “Những ngày văn hoá Mêkong-Nhật Bản”, các hội thảo, hội chợ, triễn lãm và các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch trong nước và nước ngoài đã để lại những ấn tượng rất tốt đẹp. Đó là những kết quả đáng khích lệ của du lịch ĐBSCL.
  • Một nét văn hóa níu kéo du khách trong những chuyến đi về miền tây là được thăm các di tích nhà cổ trên các cù lao sông nước như điểm nhà cổ của ông Tám trên cù lao Thới Sơn ở Tiền Giang. Ngôi nhà cổ xưa tiêu biểu có hàng cột gỗ căm xe, mỗi mái đều có chín cây đòn tay bố trí theo luật phong thủy. Cách bố trí trong căn nhà cũng theo phong cách cổ với chiếc tủ thờ xà cừ, tràng kỷ chạm trổ tinh xảo, đôi liễn chạm, câu đối sơn son thiếp vàng… Chung quanh nhà là vườn cây hoa cảnh với nhiều bon-sai được trồng tỉa công phu. Ðến đây, người dân Thới Sơn còn giới thiệu với du khách về văn hóa ẩm thực với các món ăn: cá nướng, lẩu cá kèo, cá lóc hấp bầu, cá tai tượng chiên xù. Một công trình kiến trúc đậm nét miền tây khác là nhà cổ Huỳnh Thủy Lệ ở thị xã Sa Ðéc, tỉnh Ðồng Tháp. Ngôi nhà cổ này đã được công nhận là di tích nghệ thuật kiến trúc quốc gia và thu hút rất nhiều du khách quốc tế, nhất là du khách Pháp.
  • Cơ sở hạ tầng: Tiềm năng du lịch ĐBSCL là rất lớn và khả năng phát triển đa dạng, phong phú. ĐBSCL đang khảo sát, tìm hiểu, quy hoạch phát triển du lịch; từng bước đầu tư hệ thống cơ sở vật chất cho ngành du lịch; tạo các sản phẩm du lịch đặc thù của vùng sông nước đồng bằng và biển đảo, nâng cao chất lượng dịch vụ, liên kết vùng, tour tuyến để phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng.

Khó khăn:

  • Quy hoạch: Phát triển du lịch ĐBSCL đang ở giai đoạn đầu, mang tính tự phát, chưa có khảo sát, quy hoạch một cách hệ thống.
  • Chưa có điều tra, khảo sát và lập quy hoạch phát triển du lịch vùng ĐBSCL và từng tỉnh, thiếu thông tin về nhiều điểm đến du lịch ở ĐBSCL
  • Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, thiếu tính độc đáo, thường trùng lắp giữa các địa phương trong vùng, gây cảm giác nhàm chán từ du khách
  • Các công ty lữ hành ở khu vực ĐBSCL còn nhỏ về quy mô, yếu về nghiệp vụ, thường làm dịch vụ cho các Công ty du lịch ở Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các trung tâm du lịch lớn trong nước, chưa đủ mạnh và đủ tầm.
  • Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn yếu kém, chưa được đầu tư đúng mức và đồng bộ, rất hạn chế. Nhiều điểm du lịch rất hấp dẫn nhưng cơ sở hạ tầng và dịch vụ quá sơ sài và nghèo nàn.
  • Thiếu sự liên kết, hợp tác trong quản lý và hoạt động du lịch giữa các tỉnh thành trong khu vực và cả vùng với các tỉnh thành trong cả nước;
  • Nguồn nhân lực: Nhận thức xã hội về du lịch còn hạn chế; nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và yếu, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch chưa ổn định và thiếu sự quan tâm từ nhiều cấp.
  • Quảng bá: Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch vùng ĐBSCL chưa được chú trọng đúng mức, còn bị động.

Video liên quan

Chủ Đề