Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sinh năm mấy mất Nam mấy quê ở đâu

Tóm tắt nhạc sĩ Đỗ Nhuận

Cùng Top lời giải tìm hiểu tiểu sử và những đóng góp của nhạc sĩ Đỗ Nhuận đến âm nhạc Việt Nam qua bài Tóm tắt nhạc sĩ Đỗ Nhuận này nhé.

1. Tiểu sử nhạc sĩ Đỗ Nhuận

Đỗ Nhuận [1922 - 1991] là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông là Tổng thư ký đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Namkhóa I và II từ 1958 đến 1983, một trong những nhạc sĩ tiên phong của âm nhạc cách mạng. Đỗ Nhuận còn là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết opera với vở Cô Sao, cũng là tác giả của bản "Du kích sông Thao" nổi tiếng.

Năm 14 tuổi, Đỗ Nhuận tham gia hướng đạo sinh, hát những ca khúc Pháp và châu Âu. Ông cũng tự học âm nhạc dân tộc và biết chơi sáo trúc, tiêu, đàn nguyệt, đàn tứ, đàn bầu. Sau đó, khi âm nhạc cải cách bước đầu nhen nhóm, Đỗ Nhuận cũng bắt đầu tiếp xúc với tân nhạc, học đàn guitar, banjo, kèn harmonica và ghi âm. Sau ông còn học thêm violon, baian với các nhạc công người Nga lưu vong ở Hà Nội.

Đỗ Nhuận viết nhạc phẩm đầu tay khi ông mới 17 tuổi, đó là nhạc phẩm "Trưng Vương".Nǎm 1955, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã đoạt giải nhất của Hội Vǎn nghệ Việt Nam với chùm ca khúc về Điện Biên Phủ. Những ca khúc được phổ biến rộng rãi của ông như: "Việt Nam quê hương tôi", "Tôi thích thể thao", "Em là thợ quét vôi", "Đường bốn mùa xuân"...Sau khi đất nước thống nhất ông được đi học tại đại học tại Nhạc viện Tchaikovsky. Ông chuyển hướng sang sáng tác các nhạc phẩm khí nhạc, ca kịch múa rối hay nhạc phim truyện và phim tài liệu. Tác phẩm khí nhạc như: Vũ khúc Tây Nguyên cho violon và dàn nhạc. Những tác phẩm cho ca kịch múa rối như: Giấc mơ bé Rồng, kịch múa Mở biển... . Nhạc nền trong các phim tài liệu và phim truyện: Chiến thắng Điện Biên, Nguyễn Vǎn Trỗi, Mở đường Trường Sơn, Lǎng Bác Hồ... Nhạc kịch theo truyền thống của opera như: Cả nhà thi đua, Hòn đá, Sóng cả không ngã tay chèo, Anh Pǎn về bản.Thập niên 70-80, nhạc sĩ Đỗ Nhuận còn sáng tác một số vở nhạc kịch như: Chú Tễu, Trước giờ cưới, Quả dưa đỏ, Ai đẹp hơn ai... Ngoài ra, nhạc sĩ Đỗ Nhuận còn tham gia viết báo và phê bình.

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận qua đời ngày 18 tháng 5 nǎm 1991, tại Hà Nội.

Ngoài sáng tác, Đỗ Nhuận còn viết báo, tham gia phê bình. Nổi bật trong số đó là bài báo tấn công nặng nề nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, cụ thể là Trần Dần năm 1958. 

Những năm sau thống nhất đất nước, do tình trạng sức khỏe, ông sáng tác thưa dần. Dù vậy, ông vẫn cố gắng truyền lại những kinh nghiệm, những tâm huyết cho thế hệ tương lai cho đến khi mất [1991]. Đỗ Nhuận mất vào ngày 18 tháng 5 nǎm 1991 tại Hà Nội.

2. Giải thưởng

Ông đã giành được những giải thưởng như: 

Huân chương Độc lập hạng Nhì 

Giải thưởng Hồ Chí Minh 

Huân chương Chiến sĩ hạng Nhì 

Huân chương Chiến thắng hạng Nhì

3. Cuộc sống gia đình Đỗ Nhuận 

Ông kết hôn cùng bà Nguyễn Thị Túc. Cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận có ba người con là Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Đỗ Hồng Thao, Đỗ Thị Hồng Hoa.

Cùng Top lời giải tìm hiểu những đóng góp của nhạc sĩ Đỗ Nhuận đến âm nhạc Việt Nam với một số ca khúc tiêu biểu nói chung và bài hát Hành quân xa nói riêng nhé!

4. Người mang âm hưởng dân tộc vào nhạc cách mạng

Mang sẵn trong mình vốn liếng giàu có của âm nhạc cổ truyền, Đỗ Nhuận bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến cùng dân tộc. Thời kỳ ấy, thế giới đầy rạn vỡ sau Thế chiến II. Phong trào pop tiền rock được khởi xướng ở châu Âu nhằm hàn gắn lại những mất mát và hy vọng một hòa bình mới.

Tuy ít thông tin nhưng bằng trực cảm của một tài năng lớn, Đỗ Nhuận đã viết "Đoàn lữ nhạc" mang đầy tinh thần của phong trào đó. Rất tiếc là nó đã bị nhìn qua lăng kính hẹp hòi của chính trị duy ý chí lúc ấy nên không được cổ xúy. Ông chỉ còn cách đào sâu âm hưởng dân tộc để mang vào những sáng tạo của mình với những kết hợp nhuần nhuyễn giữa riêng tư và thời cuộc.

Câu chuyện tình cảm với bà Nguyễn Thị Bình Định đã mang đến cho ông những hứng khởi về một tình ca cách mạng mang tên "Áo mùa đông" thật đẹp đẽ và dung dị. Việc gặp gỡ cô du kích sông Thao tên Hà đã cho ông thăng hoa đạt đỉnh với trường ca hợp xướng "Du kích sông Thao" - bên cạnh "Trường ca sông Lô" của Văn Cao, "Người Hà Nội" của Nguyễn Đình Thi lai láng suốt trường kỳ kháng chiến.

Chiến dịch Tây Bắc đã giúp tài năng Đỗ Nhuận được đất để phát triển những sáng tạo của mình. Ông đã tìm đến một hành khúc thuần Việt là "Hành quân xa". Miền đất Tây Bắc đã làm cho ông bừng ngộ về việc khai thác dân ca đồng bào thiểu số. Không chỉ có ngay những giai điệu khác thường mang âm hưởng Thái, Mông như "Anh Pan về bản", ông còn thêm vốn liếng để sau này làm nên nhạc kịch "Cô Sao" độc đáo.

Bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ, sau hành khúc cho trận mở màn "Trên đồi Him Lam", Đỗ Nhuận đã làm ra "Chiến thắng Điện Biên" như một khúc khải hoàn của dân tộc. Ở đấy, giai điệu Đỗ Nhuận đã hòa quyện giữa dân ca miền núi và dân ca đồng bằng qua cảm xúc tột cùng. Đến nay, giai điệu ấy vẫn là nhạc hiệu trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam cùng "Diệt phát xít" của Nguyễn Đình Thi.

5. Các ca khúc tiêu biểu:

- Đồng chí ta ơi

- Du kích ca

- Bé yêu Bác Hồ

- Chiều tù

- Nhớ chiến khu

- Quê ta từ đất dấy lên

- Thắm hoa núi rừng

- Thương binh ca

- Du kích sông Thao

- Trên đồi Him Lam

- Trông cây lại nhớ đến Người

- Trưng Vương

- Vì tiền tuyến

- Viếng mồ tử sĩ

- Côn Đảo

- Chiến thắng Điện Biên

- Chiều tù

- Chim than

- Đèo bông lau

- Đoàn lữ nhạc

- Em là thợ quét vôi

- Giặc đến nhà ta đánh

- Hận Sơn La

- Hành quân xa

- Hát mừng các cụ dân quân

- Lời cha già

- Lửa rừng

- Ngày Quốc hội

- Áo mùa đông

- Bài ca cách mạng tiến quân

- Đường bốn mùa xuân

- Đường lên ải Bắc

- Đường trường vô Nam

- Tiếng gọi tù nhân

- Tiếng hát đầu quân

- Tiếng súng Nam Bộ

- Tình ca biển cả

- Tình ca đất Mũi

- Tình Việt Bắc

- Tôi thích thể thao

- Trai anh hùng gái đảm đang

- Việt Nam quê hương tôi

- Vui mở đường

Tác phẩm nhạc khí:

1. Khúc biến tấu trên chủ đề dân ca cho flute và piano Mùa xuân trên rừng [1963]

2. Tứ tấu đàn dây Tây Nguyên [1964]

3. Ba biến tấu cho violon và piano [1964]

4. Tổ khúc giao hưởng Điện Biện [1965]

5. Giao hưởng thơ Đimit'rov [1981]

6. Violon và dàn nhạc Vũ khúc Tây Nguyên

6. Bài hát Hành quân xa

- Bài hát được sáng tác năm 1953. Khi tác giả trên đường hành quân tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

- Bài hát là khúc quân hành của người chiến sĩ Điện Biên trên suốt chiều dài chặng đường chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.

 + Bài hát nói lên nỗi gian khó của người chiến sĩ Điện Biên nói riêng và chiến sĩ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. 

+ Bài hát tràn đầy niềm lạc quan tin tưởng vào cách mạng và niềm tin chiến thắng.

Loạt bài Tài liệu hay nhất

Hay nhất

10 tháng 12, 1922

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sinh năm 1922, mất năm 1991, là Tổng thư ký đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam. Ông được coi là ngôi sao sáng của nền âm nhạc Việt Nam, là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết opera với vở Cô Sao. Ông là nhạc sĩ duy nhất trong thế hệ tân nhạc đầu tiên ở nước ta được đào tạo bài bản [học ở nhạc viện danh tiếng mang tên nhà soạn nhạc Nga vĩ đại Tchaikovsky từ 1960 đến 1962].

Theo nhạc sĩ Vũ Tự Lân thì Đỗ Nhuận là người “lắm tài… kéo đàn violon, thổi tiêu, sáo, đóng kịch và viết kịch, sáng tác bài hát hay mà vẽ cũng không xoàng…”.

Những tác phẩm âm nhạc của ông sống mãi với thời gian như Du kích ca, Áo mùa đông, Du kích sông Thao, Hành quân xa, Trên đồi Him Lam, Việt Nam quê hương tôi… Bài hát Giải phóng Điện Biên đã trở thành khúc quân hành của bao thế hệ.

Ông được trao tặng Huân chương độc lập hạng Nhì và được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

Trước đây tôi cũng như nhiều người yêu âm nhạc chỉ biết về ông như thế. Nhưng, khi nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - con trai ông - tặng tôi cuốn Âm thanh cuộc đời, hồi ký của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, tôi mới biết được nhiều điều còn ít người biết về ông.

Cuốn hồi ký thực sự cuốn hút tôi không chỉ trong đó có nhiều tư liệu quý mà còn bởi cách viết sinh động, hấp dẫn, vừa sâu sắc lại vừa thông minh, hài hước. Đó là những bài học bổ ích không những cho con, cho cháu trong nhà cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận mà còn cho thế hệ trẻ hiện nay.

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận [phải] và con trai - nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân tại Moscow năm 1978

“Vào mùa phượng năm Nhâm Tuất [nhuận tháng 5 năm 1922], cuối tuần trăng, tại thôn Vạc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, tôi chào đời ngoài vườn ổi trong một chiếc cót quây tròn trên ổ rơm, lót manh chiếu rách. Mẹ tôi kể lại: vì nhà chật không có buồng con nên các cụ kiêng cữ, không cho con dâu đẻ trong nhà. Khi đẻ tôi vào nửa đêm, trời mưa to, sấm sét đùng đùng, tới ba bốn giờ sáng thì trời tạnh mưa, trên trời có trăng, sao. Chẳng biết sao mà một tháng sau khi đẻ tôi mới mở mắt. Vì đẻ năm đó là năm nhuận nên bố tôi đặt tên là Nhuận…”. Cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận viết về sự ra đời của mình trong cuốn sách như vậy.

Nhiều chương trong cuốn hồi ký của cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận kể lại những bài học mà bố mẹ ông đã dạy, ông có những người thầy đầu tiên như bố ông, một người thổi kèn Tây “bị bắt đi lính, đóng ở Hải Phòng… Bố thường dẫn tôi đi nghe hòa nhạc nghiêm chỉnh ở vườn hoa, trong trại lính, trong nhà thờ, trong đình Cấm, ở trường học Hoa Kiều…”.

Những người thầy mà cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận không bao giờ quên như ông Hai Tây, ông Cà Rình… Cả những kỷ niệm như những bài học nhớ đời mà ông gọi là “vết sẹo”. “Dạo đó, bố tôi đi tập trận giả ở Phả Lại ba tháng không có người trông nom, ba mẹ con chúng tôi phải thuê một gian nhà bếp của ông đội Huy. Một hôm, bà chủ kêu mất một đồng bạc Đông Dương và đổ riệt cho tôi lấy cắp của bà. Mẹ tôi sợ quá, dỗ ngọt: ‘Nếu con lấy thì trả bà ấy’. Tôi ức quá nói: ‘Con không ăn cắp, nếu con lấy thì con chết như thế này này’. Tôi vào bếp lấy con dao phay chém vào ngực như ông Hai Tây vẫn làm trò nhưng chẳng ngờ khi chém mạnh thì máu me chảy đầm đìa. Mẹ và chị tôi kêu trời đất vội lấy thuốc Lào rịt vào vết thương. Tối hôm đó chị tôi biết tôi bị vu oan, dẫn tôi xuống chùa Đỏ để thề… Tôi không sợ, nhìn thẳng vào những bức tượng của âm phủ, đập cái chén xuống sàn gạch mà thề rằng: tôi không lấy tiền của ai, nếu ai vu oan cho tôi thì trời sẽ đày xuống âm phủ. Nghe nói chị em tôi rủ nhau đi thề, bà chủ tra hỏi con gái nuôi, thì mới biết là chính cô con gái nuôi lấy cắp tiền của bà…”.

Nhiều câu chuyện sinh động mà cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận kể lại trong cuốn hồi ký của mình chính là những bài học thấm thía về tình thương yêu, sự nhân ái, bao dung, những tấm lòng ngay thẳng, ý chí vươn lên của con người. Những bài học rất cần cho các thế hệ con cháu đời nay.

Cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận có ba người con. Đỗ Hồng Quân sinh năm 1956, nguyên chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam. Đỗ Hồng Thao [sinh năm 1959, mất năm 2012] cũng là một nhạc công có tài, từng sống và biểu diễn ở Đức nhiều năm. Đỗ Thị Hồng Hoa sinh năm 1964, hiện cùng gia đình định cư ở Tiệp Khắc [cũ].

Qua câu chuyện với nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, tôi hiểu rằng cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận không chỉ dạy con về âm nhạc mà còn dạy con làm người sống ngay thẳng, tử tế, sống giản dị, tiết kiệm, luôn độc lập trong suy nghĩ, trong hành động và nhất là trong sáng tạo nghệ thuật.

Khi có người khen con trai mình, cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã nói: “Hậu sinh khả úy. Con hơn cha là nhà có phúc”. Cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã nói về con mình như vậy. Mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng rõ ràng, con trai cố nhạc sĩ tài danh Đỗ Nhuận là Đỗ Hồng Quân đã nối được nghiệp bố, đã thành danh.

Đỗ Hồng Quân được đào tạo khá bài bản. Học đàn piano từ năm 8 tuổi với những người thầy tài danh như nghệ sĩ Thái Thị Liên [thân mẫu nghệ sĩ piano nổi tiếng Đặng Thái Sơn] và cùng học một lớp với Đặng Thái Sơn. Gần 10 năm tu nghiệp ở nước ngoài, sau khi tốt nghiệp đại học ở nhạc viện danh tiếng Tchaikovsky [từ 1976 đến 1981] với tấm bằng đỏ, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân tiếp tục học cao học, hoàn thành luận án tiến sĩ nghệ thuật. Đỗ Hồng Quân còn học về sáng tác, chỉ huy dàn nhạc…

Trò chuyện với nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân tại trụ sở của Hội nhạc sĩ Việt Nam, nơi anh từng làm chủ tịch, tôi thấy Đỗ Hồng Quân khá bận rộn. Khi tôi ngỏ lời khen về một vai diễn do anh đảm nhận trước đây mà tôi rất thích, anh nói: “Vai thằng Cuội phải không?”. Đúng vậy, vai thằng Cuội trong bộ phim cùng tên, Đỗ Hồng Quân đóng rất sinh động. Cũng như cha mình, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cũng được coi là người “lắm tài”: chỉ huy dàn nhạc, viết nhạc giao hưởng, sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng, viết nhạc kịch, đóng phim… viết vở ballet Hồng Hoang; nhạc kịch Nàng Silami; album Chiếc lá đầu tiên và nhiều nhạc phẩm khác đã để lại dấu ấn trong làng nhạc Việt.

Trong những ca khúc của Đỗ Hồng Quân, tôi thích nhất bài Gửi về sông Lục, núi Huyền. Bài hát với giai điệu ngọt ngào thấm đẫm chất dân ca Bắc bộ. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nói rằng anh lấy cảm hứng từ vùng quê Lục Ngạn với lời ru của mẹ “Em là con gái Bắc Giang…” mà thuở nhỏ mẹ anh [bà Nguyễn Thị Túc, em vợ nhà văn Nguyên Hồng, cũng chính nhà văn Nguyên Hồng làm mối cho nhạc sĩ Đỗ Nhuận ] thường hát ru con.

Khi cô con gái thứ hai của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân là Đỗ Hồng Khanh mới chục tuổi đầu đã “gây bão” tại cuộc thi Giọng hát Việt nhí - The Voice Kids do VTV tổ chức, nhiều người xem đã thốt lên: “Đúng là con nhà nòi”. Cả hai đội chơi đều níu kéo, đội nào cũng muốn thuyết phục cô bé Hồng Khanh về đội mình.

Khả năng ca hát, khả năng diễn xuất của Hồng Khanh được bộc lộ từ bé, được bố mẹ định hướng khá rõ. Bài hát Mama mà Hồng Khanh chọn để thể hiện trong đêm thi là một bài hát Ý. Chính nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã lấy nốt mới hạ tông xuống ghép ra một bài nhạc mới cho phù hợp với chất giọng của Hồng Khanh.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân kể cho tôi nghe lần đầu tiên anh biết tới làng quê mình [xã Thái Học, huyện Cẩm Bình, Hải Dương] là lần cả nhà đi sơ tán. Chính nhạc sĩ Đỗ Nhuận chở về làng một cái piano cũ, to đùng để cho con tập đàn. Cả làng đổ ra xem vì có lẽ lần đầu tiên trong đời mọi người ở đây mới biết có một loại đàn to thế, âm thanh của nó phát ra cũng to, vang xa đến thế…

Tâm sự với tôi qua điện thoại, nghệ sĩ Chiều Xuân - vợ nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân bật mí: “Vợ chồng tôi làm việc gì cũng thường bàn bạc với nhau, nhất là việc dạy con. Hai cô con gái của chúng tôi tính tình có nhiều sự khác nhau. Đỗ Thị Hồng Mi [cô chị, sinh năm 1987, tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, có bằng thạc sĩ ở Pháp, hiện làm việc cho một công ty nước ngoài] tính tình mềm mại, dịu dàng. Còn Đỗ Thị Hồng Khanh [cô em, sinh năm 2004] lại rất sôi nổi, quả quyết, có nhiều khả năng theo nghề bố mẹ. Cả hai con chúng tôi đều nhạy cảm, tinh tế. Vợ chồng chúng tôi luôn tôn trọng ý kiến của các con, dạy các con phải luôn làm điều tốt, sống đúng con người của mình. Chúng tôi dạy con tính tự lập, biết quan tâm đến người khác”.

Nói về NSƯT Chiều Xuân, một tờ báo viết: “Với gia đình, chị là một phụ nữ đảm đang khi vẫn dành nhiều thời gian nấu những bữa cơm để cả nhà quây quần và dạy con mỗi tối…” .

Tôi thiển nghĩ, tấm gương lao động sáng tạo quên mình chính là động lực cho sự tiếp nối không ngừng những thế hệ nghệ sĩ tài danh trong gia đình cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận, người nhạc sĩ đa tài của làng nhạc Việt Nam.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề