Nhân gian thất cách Manga

Nhân gian thất cách [Thất lạc cõi người] là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn người Nhật Dazai Osamu. Hơn một thế kỷ trước, ông ra đời trong một gia đình địa chủ, và nhanh chóng bị cuốn vào cuộc đời bế tắc của thời loạn thế. Ông đã cố gắng tự sát tới 5 lần, và ở độ tuổi 39, Dazai đã thành công bằng cách trầm mình.

Tất cả những trải nghiệm trong năm tháng tăm tối của cuộc đời đều được Dazai Osamu viết lại thành Nhân gian thất cách – kẻ mất tư cách làm người. Tác phẩm sớm được chuyển thể thành truyện tranh do "ông hoàng kinh dị" Ito Junji chắp bút vẽ.

Nỗi sợ đến từ nhân thế

Ngay từ thuở thơ ấu, cậu bé Yozo đã có những suy nghĩ đầy phán xét với con người. Cha của cậu là một người độc đoán, gia trưởng. Yozo đã tự biến bản thân thành một thằng hề, nhằm che giấu sự thất vọng tột cùng của bản thân với xã hội, đồng thời đổi lấy sự "tôn trọng".

Thời niên thiếu, Yozo từng chứng kiến chị em trong gia đình tàn sát nhau vì tình yêu. Lên đại học, sự rủ rê của những "tay chơi" và đời sống mới mẻ của người trưởng thành đã dẫn lối cậu tới phố đèn đỏ ở Nhật Bản. Chẳng mấy chốc, Yozo từ bỏ sự nghiệp gia đình đã đặt ra, đi tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn bằng các thói quen trụy lạc.

Không lâu sau đó, anh ta bắt đầu được mời đến một nhóm kín, là nơi tuyên truyền tư tưởng Mác. Cuộc đời của Yozo lại ngoặt sang một hướng rẽ mới trước xã hội loạn thế, các cuộc tuyên truyền chính trị và bạo động. Bản thân anh ta chưa từng quan tâm tới những vấn đề này, nhưng lại lạc bước theo và cuốn đi chẳng hay.

Nhân gian thất cách có vẻ là một lựa chọn mới mẻ đối với Ito Junji. Ông thường tập trung vào những câu chuyện quỷ dị, viễn tưởng, lạ lùng, không có thật. Thế nhưng với Nhân gian thất cách, chất kinh dị của ông không còn cách nào khác, mà phải bộc lộ qua nhân cách con người và cuộc đời. Có vẻ như, nỗi sợ một thứ gì đó huyễn hoặc không có thật lại chẳng bằng nỗi sợ hiện thực.

Những ấn tượng tăm tối về phụ nữ

Những người phụ nữ xuất hiện trong cuộc đời của nhân vật Yozo đã để lại nhiều tác động, đồng thời là cảm giác tội lỗi. Ban đầu là sự ám ảnh của hai chị em trong nhà với Yozo, khiến họ tự tàn sát lẫn nhau. Sau đó là những người phụ nữ ở phố đèn đỏ, chỉ lướt qua nhưng để lại cho anh chàng Yozo những dấu ấn mới.

Tuy nhiên, Matagi có vẻ là người đáng sợ nhất đối với Yozo. Matagi là một phụ nữ theo phong trào chủ nghĩa Mác, nhanh chóng nảy nở thứ tình cảm đầy chiếm hữu với Yozo. Cuối cùng là Tsuneko, một cô gái cũng vùng vẫy trong vũng lầy của tâm hồn. Yozo quyết định tự sát cùng với Tsuneko, nhưng cuối cùng chỉ có bản thân cô chết.

Bi kịch của kẻ "mất tư cách làm người"

Ngay từ đầu, Yozo đã mang tư tưởng của một kẻ bên lề xã hội. Cậu biến mình thành trò hề để "bắt chước" với cuộc sống bình thường xung quanh, nhưng trong thâm tâm lại không hiểu tại động cơ sống và tồn tại của con người. Cho tới quãng đời trưởng thành, lạc mình vào trong rắc rối phức tạp hơn, Yozo vẫn khiếp sợ cách thế giới này vận hành.

Bản thân Yozo dường như luôn cảm thấy tội lỗi, đặc biệt là với phụ nữ. Đó là lý do Yozo luôn nhìn thấy những "bóng ma" vất vưởng xung quanh mình: bóng ma của bạn bè, người thân, của những "người phụ nữ đáng sợ." Bản thân cho rằng mình đã gây ra cái chết của họ, nên Yozo vĩnh viễn bị ám ảnh bởi các bóng ma này.

Hai nguyên do trên chưa đủ để nhân vật Yozo, tuy trở thành nhà văn tài năng, nhưng lại tìm đến cái chết do không muốn làm người nữa. Mấu chốt dường như nằm ở sự thất vọng đối với xã hội, con người. Đó là bi kịch mà lớp trẻ ở thời đại nào cũng từng cảm thấy. Vì vậy mà ngay cả ở thời hiện đại, nhiều người vẫn tìm thấy hình bóng chính mình trong Nhân gian thất cách.

Bạn đọc có thể thảo luận, trao đổi thêm về truyện tranh cũng như các tác phẩm kinh dị khác tạiĐÂY.

Chuyện ăn thịt Pokemon có diễn ra trong thế giới Pokemon hay không?

Theo Helino Copy link

Link bài gốc Lấy link

“Tôi đã sống một cuộc đời đầy hổ thẹn.”

“Ningen Shikkaku” là một tiểu thuyết tự thuật của nhà văn nổi tiếng nước Nhật thời kì ngay sau chiến tranh Thế giới thứ Hai – Dazai Osamu. Đây là cuốn sách được người Nhật truyền tay nhau qua nhiều thế hệ, và là tiểu thuyết bán chạy thứ hai trong lịch sử đất nước này. “Ningen Shikkaku” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Nhật Bản thể loại vô lại phái chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn trước và trong chiến tranh.

Cảm nhận của các độc giả:
"Ningen Shikkaku là một bức ảnh trần trụi của một con người đáng thương. Sự đáng thương tận sâu trong tâm hồn khi không thể thích nghi được với xã hội. Một góc nhìn khác, sắc sảo hơn từ một tài năng với lối sống phóng khoáng. Nó phơi bày trần trụi những mặt tối của con người với nhau và sự ghê tởm, chán chường của Yozo dành cho nó. Ningen Shikkaku khắc họa một Yozo Oba vừa lạ vừa lại quen trong mỗi con người. Hãy đọc tác phẩm này dưới một góc nhìn khác, hãy tự mình cảm nhận nỗi đau của Yozo Oba trong từng trang truyện. Bạn sẽ thấy rất đáng."

"Thất lạc cõi người là một cuốn sách dành cho những kẻ không biết cách tha thứ cho bản thân mình trong cuộc đời và trước lương tâm của anh ta. Phải tha thứ thì ta mới có thể sống tiếp & sống tốt.

Thuở còn trẻ dại còn chưa biết tự vấn bản thân, tôi đọc Thất lạc cõi người và nghĩ "Cái mớ này cũng được gọi là tiểu thuyết á?" - tôi thấy nó chả hơn nhật ký của một đứa vị thành niên/thanh nhiên ăn hại nào đó là bao [giống Bắt trẻ đồng xanh, nhưng dễ đọc hơn]. Sau này, khi đã tìm thấy nhiều điều để dằn vặt lương tâm trong những đêm dài mất ngủ, tôi mới bắt đầu đồng cảm hơn. Việc tôi không thể tha thứ cho những những thiếu sót của bản thân mình rất giống cách nhân vật "Tôi" khinh bỉ bản anh ta, và càng ghét mình thì tôi lại càng thấy thương xót anh ta hơn.

Phải sau khi cái vỏ trứng vỡ ra thì nhân gian này mới xác nhận được, sinh vật đang ra đời kia là một con thằn lằn ăn muỗi khả kính hay một con rắn độc gớm giếc. Nhưng lỡ có nở ra rắn độc đi chăng nữa thì con rắn ấy cũng phải biết tự tha thứ & chấp nhận bản thân mình, bất chấp sự nguyền rủa của người đời. Chỉ có như thế thì nó mới tiếp tục tồn tại được.

Nhưng nứt vỡ ngay từ thời ấu thơ là tiền đề của những đổ vỡ từ tuổi thiếu niên trở về sau, để ô nhục nối tiếp ô nhục, sa đọa tiếp nối sa đọa. Bản thân nhân vật chính cũng đã biết phản tỉnh & cố tìm cách cải thiện sự méo mó trong nhân cách của mình nhưng đáng buồn thay, anh ta lại chọn sai con đường. Thay vì tìm kiếm hay bồi dưỡng nó ngay trong linh hồn mình, anh ta lại chọn cách vay mượn "tính lương thiện" "tính toàn vẹn" từ "tha nhân" [người vợ trẻ]. Điều đó dẫn tới bi kịch ở cuối truyện: Khi phát hiện ra kẻ mình tôn thờ đã mất đi hào quang do "quá ngây thơ" thì nhân cách của nhân vật Tôi đã hoàn toàn đổ vỡ để trở thành một bóng ma ăn bám gia đình, tóc đã bạc trắng dù tuổi còn xanh.

Tôi cứ ước, giá như tác giả cho nhân vật chính [cuối cùng] cũng tự sát thành công thì tốt hơn, chứ để anh ta tiếp tục sống như thế thì đáng buồn & đáng thương quá. "

...

"Với nhiều lớp nội dung và giá trị nghệ thuật lẫn nhân văn, dù là một cuốn tiểu thuyết ngắn nhưng thường phải bỏ ra rất nhiều thời gian để đọc và hiểu hết. Để đi sâu hơn nữa vào nghiên cứu tác phẩm này thì còn tốn rất nhiều giấy mực, thậm chí một bài luận tương đương với độ dài tiểu thuyết chưa chắc đã phân tích hết được giá trị của tác phẩm. Chỉ biết rằng, với một tiểu thuyết viết bằng lối hài hước thâm thúy và đau xót, đi ngược lại với các tác phẩm cùng trường phái, Dazai Osamu đã thực sự để lại một tiếng vang, một âm hưởng ám ảnh đến mãi về sau này, một tác phẩm đến bây giờ vẫn còn mang rất nhiều giá trị."

Đôi điều về tác giả:
Danzai Osamu [19/6/1909 –13/6/1948] tên thật là Tsushima Shuuji. Ông là người con thứ 8 trong gia đình 10 người con. Dazai Osamu là một nhà văn Nhật Bản tiêu biểu cho thời kỳ vừa chấm dứt Thế chiến thứ Hai ở Nhật.

Các tác phẩm của ông là những bức tranh trần trụi về những góc tối của xã hội, của con người, của những mặt trái bị chối bỏ. Ông nhốt nỗi đau thương vào những câu văn chân thật và giản dị như những câu nói hằng ngày. Nhưng đằng sau đó là là một cái nhìn sắc bén về thời cuộc, về cuộc đời và những giá trị sống qua mắt nhìn của một người tài hoa. Sau Thế chiến thứ Hai, Dazai đã đạt tới đỉnh cao trong sự nghiệp viết văn của mình. Tháng 7 năm 1947, tác phẩm Shayo [Tà dương] được xuất bản; tác phẩm đã đưa ông lên hàng tác gia danh tiếng nhất đương thời. Năm 1948, ông viết Ningen Shikkaku với một giọng văn chân thật đến tài nhẫn. Tác phẩm chứa đầy nỗi đau này đã trở thành một trong những tác phẩm kinh điển của ông.

Khuyến cáo:
Là một tác phẩm rất đáng đọc, nhưng khuyến cáo những tâm hồn nhạy cảm hoặc không thực sự muốn hiểu câu chuyện. Nên hiểu rõ rằng đây chỉ là một tác phẩm văn học, không phải là chân lý hay cái gì đáng để học theo.

Video liên quan

Chủ Đề