Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới là gì

là một vấn đề y tế phổ biến trên toàn cầu. Hiểu rõ về các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và tác nhân gây bệnh là quan trọng để đảm bảo việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất về nhiễm khuẩn hô hấp nhé.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp là một vấn đề phổ biến trong lĩnh vực y tế, đồng nghĩa với việc cơ quan hô hấp bị tổn thương do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập. Tình trạng này thường được phân thành hai loại: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về từng loại:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là một vấn đề phổ biến, đa dạng về mức độ và triệu chứng.

Có những trường hợp nhẹ chỉ gây cảm lạnh thông thường mà không cần điều trị, trong khi những trường hợp nặng có thể đòi hỏi sự can thiệp cấp cứu như viêm thanh quản.

Các bệnh lý thường gặp trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bao gồm viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản và viêm amidan.

Virus cúm là một nguyên nhân phổ biến gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhưng cũng có thể gây biến chứng như viêm phổi do cúm hoặc viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn hạ huyết khối.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm các vấn đề như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi cộng đồng, áp xe phổi và các tình trạng nhiễm trùng đặc hiệu như lao phổi và nấm phổi. Trên toàn thế giới, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới gây nhiều tác động nặng nề hơn so với các bệnh lý khác như tim mạch, ung thư và nhiễm HIV.

Trong số các loại nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, viêm phổi cộng đồng là một vấn đề phổ biến và có thể tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng.

Sơ đồ hệ hô hấp dưới và trên

Nhiễm khuẩn hô hấp có thể là bệnh nào?

Viêm họng

Nguyên nhân chủ yếu do các loại virus gây ra, chiếm phần lớn. Vi khuẩn cũng có thể gây viêm họng, chiếm khoảng 30% trường hợp. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhiều hơn ở trẻ nhỏ. Mùa đông và xuân là thời điểm thường gây viêm họng. Tỷ lệ mắc bệnh không phụ thuộc vào giới tính và chủng tộc.

Biểu hiện lâm sàng: Sốt, mệt mỏi, đau đầu là những triệu chứng thường gặp. Đau họng và ho khan, hoặc có ít đờm.Trẻ nhỏ có thể có triệu chứng nôn và tiêu chảy.Viêm họng có thể gây ra một số biến chứng như áp xe quanh amidan, áp xe khoảng bên họng, viêm tai giữa, viêm mũi xoang và viêm thanh khí phế quản.Có thể xảy ra các biến chứng xa như thấp tim trong trường hợp nhiễm vi khuẩn GABHS.

Cần thận trọng khi có biểu hiện đầu tiên của viêm đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ

Viêm xoang

Viêm mũi xoang là tình trạng viêm niêm mạc xoang mặt, do sự tắc nghẽn phức tạp trong hệ thống tai mũi họng. Nguyên nhân chủ yếu là do virus đường hô hấp trên, trong khi vi khuẩn như S. pneumoniae, H. influenzae và Moraxella catarrhalis cũng góp phần. Yếu tố nguy cơ bao gồm hen phế quản, polyp mũi và suy giảm miễn dịch. Viêm mũi xoang chia thành 2 loại: cấp tính và mạn tính. Điều trị nhằm kiểm soát nhiễm trùng, giảm phù nề mô, dẫn lưu mủ và duy trì thông thoáng xoang, cùng với điều trị nguyên nhân.

\>>> Xem thêm về , dấu hiệu và cách điều trị

Viêm dây thanh quản cấp

Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng viêm niêm mạc cấp của thanh quản kéo dài trong khoảng thời gian chưa đầy 3 tuần. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do vi khuẩn hoặc nguyên nhân nấm. Hút thuốc, lạm dụng rượu bia, và trào ngược dạ dày-thực quản được xem là các yếu tố nguy cơ tăng cường mắc bệnh này.

Các biểu hiện lâm sàng của viêm thanh quản cấp tính bao gồm sốt, đau họng, khàn tiếng, khó nuốt và viêm đường hô hấp. Thông thường, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, trong trường hợp triệu chứng nặng, điều trị nhằm giảm các triệu chứng như chống viêm, giảm đau, làm thông thoáng đường khí và sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là tại phế quản xảy ra viêm nhiễm. Nguyên nhân gồm virus như coronavirus, rhinovirus, virus cúm hoặc á cúm, cũng như vi khuẩn như Mycoplasma pneumoniae, Chlamydophila pneumonia và vi khuẩn ho gà Bordetella pertussis. Bệnh được chia thành hai dạng: viêm phế quản cấp và viêm phế quản mạn.

Triệu chứng gồm ho, có hoặc không có đờm, đờm có màu xanh hoặc vàng nâu, thường không có sốt. Có thể có các triệu chứng khác giống viêm đường hô hấp như đau họng, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi và chảy nước mũi.

Viêm phổi cộng đồng

Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng là một tình trạng nhiễm khuẩn phổi xảy ra ngoài bệnh viện, có thể biểu hiện dưới các hình thái như viêm phổi không điển hình, viêm phổi thuỳ, viêm phổi đốm Đặc điểm chung của bệnh là sự tích tụ chất đặc trong phổi và hiện tượng mờ phế nang hoặc mô kẽ trên phim X-quang. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, vi rút, nấm và một số tác nhân khác gây ra, tuy nhiên không liên quan đến vi khuẩn lao.

Đây là một bệnh thường gặp trong lĩnh vực nội khoa và nhi khoa. Có một số yếu tố tăng nguy cơ mắc viêm phổi và biến chứng nặng, bao gồm tuổi cao, nghiện rượu, hút thuốc lá, hệ miễn dịch suy giảm, và sự hiện diện của các bệnh lý nền như bệnh tim mạch, COPD, giãn phế quản, biến dạng lồng ngực và gù vẹo cột sống.

Viêm phổi là tình trạng bệnh hay gặp ở bệnh hô hấp

Vi sinh khuẩn, virus gây bệnh và mẫu bệnh phẩm cho từng bệnh.

Tên bệnh Tác nhân gây bệnh Mẫu bệnh phẩm Viêm họng Thường gặp do các virus đường hô hấp. Nguyên nhân vi khuẩn chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi là Streptococcus pyogenes Dịch phết sau họng và hạch Amidan Viêm xoang Thường gặp: Rhinovirus, Parainfluenza virus, Influenza virus. Ít gặp: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae Mẫu dịch xoang trực tiếp Viêm tai giữa Hay gặp: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae. Ít gặp: S. pyogenes, Moraxella catarrhalis, Staphylococcus aureus Mẫu bệnh phẩm lấy qua thủ thuật chọc màng nhĩ [Tympanocentesis] Viêm thanh thiệt Hay gặp: Streptococci, Staphylococci, H. influenzae type B. Ít gặp: H. parainfluenzae Mẫu phết trực tiếp thanh thiệt Ho gà Hay gặp: Bordetella pertussis, Bordetella parapertussis. Ít gặp: Bordetella bronchiseptica, Bordetella holmesii Mẫu phết dịch hầu họng Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản Hay gặp: RSV, Influenza virus và các virus hô hấp khác. Ít gặp: Bordetella pertussis, , Chlamydophila pneumonia, Mycoplasma pneumonia Mẫu bệnh phẩm đường hô hấp dưới, dịch hầu họng Viêm phổi cộng đồng [trẻ em] Hay gặp: RSV, Influenza A/B, Parainfluenzae 1/2/3, Adenovirus, M. pneumonia. Ít gặp: S. pneumonia, Staphylococcus aureus, H. influenzae, Group B Streptococcus Mẫu đờm khạc sâu Viêm phổi cộng đồng [người lớn] Hay gặp: S. pneumonia. Ít gặp: M. pneumonia, H. influenzae, Legionella pneumophila, Chlamydophila pneumonia,, các virus hô hấp Mẫu đờm khạc sâu Viêm phổi tại bệnh viện Vi khuẩn gram [-], Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumonia, Haemophilus influenzae, Legionella pneumophila Mẫu đờm khạc sâu Viêm phổi hít Nhiều vi khuẩn hiếu khí, hiếm khi do vi khuẩn kỵ khí Mẫu đờm khạc có thể ít giá trị. Mẫu bệnh phẩm lấy qua nội soi phế quản [nếu cần]

Vi khuẩn, virus là hai nguyên nhân thường gặp khi nhiễm khuẩn hô hấp

Yếu tố nguy cơ tạo điều kiện nhiễm khuẩn hô hấp

  • Trẻ em, người cao tuổi và những người có hệ thống miễn dịch suy giảm có tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và biến chứng cao hơn.
  • Trẻ thiếu cân, sinh non, suy dinh dưỡng hoặc không được bú mẹ hoàn toàn. Đặc biệt khi trẻ không tạo được thói quen rửa tay thường xuyên cũng là nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp.
  • Người cao tuổi, do quá trình lão hóa cơ thể và hệ thống miễn dịch suy yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp hơn so với người trẻ.
  • Những người có hệ miễn dịch suy giảm, bao gồm việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, corticosteroid kéo dài, hoặc mắc các bệnh như ung thư, cũng có nguy cơ cao hơn mắc các nhiễm khuẩn hô hấp và các bệnh nhiễm trùng khác trên toàn cơ thể.
  • Môi trường ô nhiễm trong nhà, khói bụi và ô nhiễm nơi làm việc cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ niêm mạc hô hấp, làm giảm sự tiết nhầy và quá trình chống vi khuẩn, gây nên nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp.
  • Thuốc lá ảnh hưởng lớn đến khả năng bảo vệ của hệ thống hô hấp chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn. Người hút thuốc có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và trẻ em có bố mẹ hút thuốc lá cũng tăng nguy cơ mắc viêm phổi nhiều lần.
  • Thời tiết lạnh, thay đổi đột ngột, chuyển mùa và sự biến đổi của vi sinh vật, bao gồm cả sự xuất hiện của các loại virus mới, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
  • Môi trường sống ẩm thấp, không thông thoáng, chật chội thuận lợi để các vi khuẩn, virus lây lan và phát triển.
    Những yếu tố gây nên tình trạng bị viêm khuẩn hô hấp ở người

Các xét nghiệm sinh học phân tử tìm nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp

Ngoài những xét nghiệm thông thường dùng để chẩn đoán, hiện nay y học hiện đại ứng dụng rộng rãi các kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử cho kết quả nhanh chóng đồng thời với độ chính xác cao. Bên cạnh đó các kỹ thuật này có thể đồng thời phát hiện được nhiều nguyên nhân gây bệnh tại nhiều mẫu bệnh phẩm khác nhau như dịch hầu họng, dịch đờm, dịch mũi sau…

Xét nghiệm Panel virus khi nhiễm khuẩn hô hấp

Xét nghiệm này có thể phát hiện được nhiều tác nhân gây bệnh đồng thời, bao gồm:

  • Virus cúm A/B
  • Virus á cúm [Các type I, II, III, IV]
  • Virus hợp bào hô hấp [RSV]
  • Adenovirus
  • Rhinovirus
  • Enterovirus
  • Bocavirus
  • Metapneumovirus
  • MERS-CoV [nhóm gây hội chứng hô hấp Trung Đông]; Coronavirus: nhóm beta [229E/NL63], nhóm alpha [OC43]

Xét nghiệm Panel vi khuẩn khi nhiễm khuẩn hô hấp

Phát hiện các vi khuẩn:

  • Streptococcus pneumoniae [phế cầu]
  • Haemophilus influenzae
  • Staphylococcus aureus [tụ cầu vàng]
  • Legionella pneumophila
  • Moraxella catarrhalis
  • Mycoplasma pneumoniae
  • Chlamydophila pneumoniae
  • Klebsiella pneumoniae
  • Pseudomonas aeruginosa [trực khuẩn mủ xanh]
  • Bordetella pertussis [vi khuẩn ho gà]
  • Acinetobacter baumannii
  • Mycobacterium tuberculosis/avium [trực khuẩn lao]
    Xét nghiệm Panel sinh học phân tử cho độ chính xác rất cao

Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp như thế nào?

Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp do virus và vi khuẩn đòi hỏi một phương pháp tiếp cận toàn diện và đa mặt. Đầu tiên, việc xác định chính xác loại tác nhân gây bệnh là cực kỳ quan trọng để đưa ra liệu pháp phù hợp.

Đối với nhiễm khuẩn do virus, việc tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp chăm sóc hỗ trợ là một phần quan trọng trong quá trình điều trị. Thuốc kháng vi-rút có thể được sử dụng để giảm triệu chứng và ngăn chặn sự phát triển của virus trong cơ thể. Kháng sinh không có hiệu quả trong trường hợp này, trừ khi xảy ra sự bội nhiễm vi khuẩn.

Trong trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn, việc sử dụng kháng sinh là một phương pháp điều trị chủ yếu. Tuy nhiên, cần chọn loại kháng sinh phù hợp và dùng đúng liệu trình để đảm bảo hiệu quả và tránh sự phát triển của kháng thuốc. Chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung nước cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình hồi phục.

Bên cạnh đó cần điều trị triệu chứng do viêm đường hô hấp như ho, chảy mũi, ngạt mũi, co thắt phế quản… bằng các loại thuốc phù hợp.

Cách chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn hô hấp

Người đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cần có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, đảm bảo môi trường sạch sẽ, thông thoáng, không bị gió thổi vào hoặc không quá lạnh. Đồng thời phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất giúp nâng cao thể trạng.

Trường hợp gặp các biểu hiện nghiêm trọng như khó thở, rút lõm lồng ngực, thở nhanh… cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Cần theo dõi và đến y tế nếu tình trạng trở nên nặng hơn

Phòng ngừa mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp

  • Để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cần giữa môi trường sống sạch sẽ, ấm áp, thoáng khí.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh hô hấp, ho dai dẳng, hắt hơi sổ mũi…
  • Bên cạnh đó cũng cần duy trì đủ nhu cầu nước cho cơ thể, ăn đủ chất không nên quá kiêng khem, nhất là ở những đối tượng là trẻ em hoặc người cao tuổi, người mắc nhiều bệnh nền, có tiền sử bệnh hô hấp.

\>>> Kinh nghiệp ba mẹ cần lưu ý

Tại sao nên chọn điều trị nhiễm khuẩn hô hấp tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, bệnh nhân sẽ được:

  • Đăng ký nhanh gọn chỉ bằng cách gọi đến số 028.38.213.456 và làm theo hướng dẫn, bạn có thể dễ dàng đặt lịch khám với bác sĩ.
  • Được thăm khám và hỗ trợ điều trị trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm.
  • Tự lựa chọn bác sĩ hỗ trợ điều trị theo sở thích và nhu cầu của bạn.
  • Trang thiết bị hiện đại hỗ trợ chẩn đoán bệnh một cách chính xác.
  • Quy trình khám chữa bệnh được thực hiện khép kín, đảm bảo sự bảo mật và hiệu quả.
  • Thanh toán bảo hiểm y tế được thực hiện theo quy định của nhà nước, mang lại sự tiện lợi và an tâm cho bạn.

\>>> Tìm hiểu thêm về virus hợp bào hô hấp gây bệnh nhiễm khuẩn hô hấp qua video sau

Một số câu hỏi thường gặp về các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp có thể lây lan như thế nào?

Nhiễm khuẩn hô hấp có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn từ hệ thống hô hấp của người bệnh khi ho hoặc hắt hơi. Nó cũng có thể lây lan qua tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm trùng, sau đó chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng.

Ngoài vi khuẩn và virus, nhiễm trùng đường hô hấp có thể do nguyên nhân khác nào?

Ngoài vi khuẩn và virus, nhiễm trùng đường hô hấp cũng có thể do nấm, vi khuẩn atypical [không phải vi khuẩn thông thường] và các tác nhân gây viêm khác như hóa chất hoặc chất kích thích.

Khi nào cần đến bệnh viện nếu nhiễm trùng đường hô hấp?

Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ của nhiễm trùng đường hô hấp kèm theo khó thở, mệt mỏi quá mức, sốt cao dai dẳng kéo dài, đã dùng thuốc nhiều ngày nhưng không đỡ…

Con đường dẫn đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới là gì?

Đường lây truyền bệnh Viêm đường hô hấp dưới Viêm đường hô hấp dưới gây ra bởi nhiễm khuẩn có thể lây truyền qua đường hô hấp. Vi khuẩn và virus có thể ẩn chứa trong giọt nước bọt bắn ra lúc ho và lây truyền từ người này sang người khác.

Đường hô hấp dưới gồm những gì?

Đường hô hấp dưới bao gồm các cơ quan từ thanh quản trở xuống, cụ thể gồm: Khí quản, phế quản, phế nang, tiểu phế quản… Những bệnh lý này thường gây triệu chứng nặng, ảnh hưởng đến đường thở, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện và can thiệp sớm.

Hội chứng nhiễm trùng hô hấp dưới gồm triệu chứng gì?

Triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới có thể thay đổi theo nguyên nhân và mức độ nhiễm trùng. Thông thường, những dấu hiệu thường gặp bao gồm: ho khan hoặc có đờm, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, sốt, mệt mỏi, đau họng, đau đầu và chói mắt.

Thế nào là viêm đường hô hấp dưới?

Viêm đường hô hấp dưới là các bệnh lý nhiễm trùng, ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới [ở dưới thanh quản], trong đó viêm phổi và viêm phế quản là hai bệnh lý viêm hô hấp dưới thường gặp nhất. Bệnh lây truyền qua những giọt bắn chứa vi khuẩn, virus khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc bám trên các bề mặt tiếp xúc.

Chủ Đề