Nhiệm vụ công nhân trong nhà máy điện là gì

Công việc quản lý vận hành Nhà máy điện không mới nhưng luôn yêu cầu thực hiện và tuân thủ nghiêm túc quy trình vận hành, tập trung cao.

Để thực hiện được nhiệm vụ quản lý vận hành nhà máy điện an toàn, liên tục, nâng cao hiệu suất tổ máy, trong thời gian vừa qua, Công ty Nhiệt điện Thái Bình đã không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng xử lý sự cố, vận hành của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nhân viên.

Theo đó, Công ty Nhiệt điện Thái Bình thường xuyên tổ chức các buổi họp để đội ngũ cán bộ kỹ thuật các nhà máy cùng nhau trao đổi về kinh nghiệm vận hành, xử lý sự cố hoặc đưa ra các vấn đề đang gặp phải mà nhà máy chưa giải quyết được để cùng thảo luận, đưa ra hướng giải quyết. Công ty cũng đặc biệt tập trung cho công tác quản lý kỹ thuật - xác định đây là khâu then chốt quyết định đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm.

Là một đơn vị tham gia sản xuất điện năng, cán bộ công nhân viên trực tiếp vận hành Nhà máy luôn ý thức được trách nhiệm và phấn đấu, nỗ lực hoàn thiện chính mình để mang lại niềm tin, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khâu sản xuất điện năng. Với tính chất công việc mang tính lặp đi lặp lại hằng ngày, dễ gây nhàm chán, chủ quan cho người lao động. Xác định được đặc thù công việc như vậy nên các phân xưởng luôn chú trọng công tác nâng cao ý thức vận hành, kỷ luật lao động song song với kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên.

Đội ngũ CBCNV trực vận hành tại phòng điều khiển của Nhà máy điện Thái Bình

Toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trước khi tham gia vào các vị trí trực của dây truyền sản xuất đều phải học tập, kiểm tra đạt yêu cầu và có thời gian đi ca thử thách dưới sự kèm cặp của nhân viên vận hành có trình độ, kinh nghiệm.

Trước khi vào nhà máy, toàn bộ nhân viên kíp trực dưới sự kiểm tra của Trưởng Ca, Trưởng Kíp - an toàn vệ sinh viên đều phải đảm bảo mặc đúng, đủ đồ bảo hộ lao động, trạng thái tinh thần đảm bảo sẵn sàng làm việc.

Trong ca trực việc kiểm tra, phân tích thông số diễn ra thường xuyên. Nhanh chóng phát hiện những thay đổi, bất thường và tìm ra cách khắc phục nhanh nhất. Quá trình thao tác thiết bị luôn làm đúng quy trình thao tác thiết bị của Công ty và của ngành, đảm bảo trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, thao tác theo quy trình, quy định.

Công nhân vận hành kiểm tra thiết bị khi nhận ca trực

Với nguyên tắc người lao động là tài sản quý giá nhất, tiến tới cam kết làm chủ dây chuyền công nghệ, công tác đào tạo luôn là nhiệm vụ quan trọng của phân xưởng. Qua các buổi học tập tại phòng học, hiện trường trình độ kỹ thuật, tay nghề của toàn thể cán bộ công nhân viên được nâng cao, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc đề ra.

Qua trao đổi, ông Nguyễn Văn Cường - Quản đốc Phân xưởng Vận hành cho biết: “Lãnh đạo Phân xưởng cũng đã phối hợp với Công đoàn tổ chức các buổi kiểm tra hiện trường định kỳ và đột xuất để nâng cao ý thức kỹ luật lao động, phát hiện các nguy cơ mất an toàn lao động kịp thời có biện pháp xử lý”.

Với những phương hướng và hành động thiết thực, hiệu quả, Công ty luôn đặt niềm tin vào cán bộ công nhân viên vận hành sẽ luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, vận hành an toàn và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh./.

Trong các nhà máy – xí nghiệp, nhân viên bảo trì điện là một vị trí công việc không thể thiếu. Vậy bạn có biết công việc cụ thể của nhân viên bảo trì điện gồm những gì? Mức lương nhân viên bảo trì điện hiện nay là bao nhiêu? Hãy cùng Vieclamnhmay.vn đi tìm câu trả lời.

►Nhân viên bảo trì điện là ai?

Nhân viên bảo trì điện là những người chịu trách nhiệm về hệ thống điện tại các tòa nhà, nhà máy, phân xưởng…Công việc của họ là thường xuyên kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh, bảo trì định kỳ hệ thống điện theo tháng, quý để đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện cũng như người sử dụng.

Xem thêm: Tìm hiểu công việc và cơ hội nghề điện công nghiệp trong nhà máy hiện nay

► Bản mô tả công việc nhân viên bảo trì điện

Nhiệm vụ chính Công việc cụ thể Sửa chữa hệ thống điện

  • Thường xuyên kiểm tra hoạt động của hệ thống điện điều khiển để kịp thời phát hiện những hư hỏng, tiến hành sửa chữa nhanh chóng để không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất chung của toàn nhà máy.
  • Tiếp nhận các thông tin về hư hỏng của hệ thống điện chiếu sáng của nhà máy, những hư hỏng phát sinh của các thiết bị điện trên dây chuyền sản xuất từ các bộ phận sản xuất, lên phương án xử lý và tiến hành sửa chữa nhanh chóng.
  • Tìm hiểu kỹ những nguyên nhân gây ra sự cố để tìm giải pháp xử lý dứt điểm, không để tình trạng hư hỏng lặp lại nhiều lần.
  • Lưu nội dung xử lý sự cố vào sổ ghi chép của bộ phận. Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện
  • Lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện của nhà máy theo đại tu – trung tu – tiểu tu và trình quản lý phê duyệt.
  • Định kỳ thực hiện việc bảo trì hệ thống điện điều khiển theo kế hoạch đã được duyệt.
  • Thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị điện, máy móc, tiện ích của nhà máy theo kế hoạch của bộ phận.
  • Lập biên bản nghiệm thu công việc.
  • Lưu nội dung công việc vào sổ ghi chép của bộ phận.
    Bạn muốn xem thêm: Cơ điện tử là gì? Cơ hội việc làm ứng viên chuyên ngành cơ điện tử hiện nay

Hỗ trợ lắp đặt hệ thống điện

  • Phối hợp với nhân viên bộ phận thiết kế mới hệ thống điện điều khiển, điện chiếu sáng cho nhà máy.
  • Phối hợp thực hiện việc lắp đặt hệ thống điện mới, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất của nhà máy. Các công việc khác
  • Hỗ trợ lắp đặt các hệ thống tiện ích của nhà máy.
  • Theo dõi, quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện.
  • Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công việc cho nhân viên bảo trì điện.
  • Tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ cho nhân viên bảo trì điện.
  • Hỗ trợ đào tạo nhân viên mới cho bộ phận.
  • Làm các báo cáo công việc theo quy định và tham gia đầy đủ các cuộc họp của bộ phận.
  • Thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu từ cấp trên.​​
    Xem thêm: Danh sách 30+ trường, trung tâm đào tạo ngành điện công nghiệp

.png]

​​► Mức lương nhân viên bảo trì điện

Đặc trưng của nghề bảo trì điện có chút nguy hiểm, vì vậy người làm nghề này nên chú ý cẩn thận, tập trung cao độ khi làm việc để tránh các rủi ro xảy ra. Nghề này cũng không quá vất vả, lượng công việc nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào loại hình và quy mô công ty.

Theo ghi nhận của Vieclamnhamay.vn mức lương của nhân viên bảo trì điện dao động trong khoảng 6 - 10 triệu đồng/ tháng, tùy theo trình độ, kỹ năng, tính chất và khối lượng công việc.Nhu cầu tuyển dụng công việc này tại các nhà máy, khu công nghiệp cũng khá lớn, là cơ hội tốt cho các bạn trẻ muốn tìm kiếm một công việc tốt với mức lương ổn định

Chủ Đề