Nội luật hóa điều ước quốc tế ở việt nam năm 2024

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NỘI LUẬT HÓA

ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC HỘI NHẬP KINH TẾ

QUỐC TẾ

  1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NỘI LUẬT HÓA ĐIỀU

ƯỚC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1. Lý luận chung về điều ước quốc tế

1.1. Khái niệm về điều ước quốc tế

Luật quốc tế ra đời khá sớm, nhưng điều ước quốc tế ra đời muộn hơn. Trong một thời

gian dài, quan hệ giữa các quốc gia được điều chỉnh bằng các tập quán quốc tế. Tuy

vậy, từ khi ra đời, điều ước quốc tế ngày càng giữ vai trò quan trọng trong quan hệ

giữa các nước, ngày càng khẳng định vị không thể thiếu của nó trong quan hệ liên

quốc gia với tính cách là nguồn cơ bản của pháp luật quốc tế, là “chất keo” kết nối

giữa các chủ thể của pháp luật quốc tế.

Một bộ phận quan trọng của pháp luật quốc tế đó là Luật điều ước quốc tế. Luật điều

ước quốc tế là tổng thể các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh trình tự ký kết, điều

kiện hợp pháp, có hiệu lực và chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế. Quan hệ quốc tế

ngày càng mở rộng trong mọi lĩnh vực đời sống quốc tế thì vai trò đặc biệt của luật

điều ước ngày càng lớn, bởi vì chính nó là công cụ gắn kết quan hệ hợp tác giữa các

quốc gia.

Vấn đề pháp điển luật điều ước quốc tế được thảo luận khá sớm, song chỉ trong khuôn

khổ Liên hợp quốc tới năm 1969 mới soạn thảo và thông qua được Công ước Viên về

Luật điều ước quốc tế và mãi đến năm 1980 Công ước này mới có hiệu lực. Công ước

Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế đã pháp điển hóa và phát triển hàng loạt các quy

phạm vốn là tập quán quốc tế trong lĩnh vực điều ước quốc tế. Điều 1 của Công ước

quy định rõ: “Điều ước là từ dùng để chỉ một thoả thuận quốc tế được ký kết bằng văn

bản giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế và được pháp luật

quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay

nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và bất kể tên gọi riêng của nó là gì”.

Mă V

c dù đã được định nghĩa như vâ V

y, nhưng cách hiểu và giải thích về nó cXng như áp

dụng trên thực tế hYu như chưa có sự thống nhất trong các quốc gia thành viên, kể cả

các quốc gia chưa phải là thành viên của Công ước. Cách hiểu của Viê V

t Nam về khái

niê V

m điều ước quốc tế cXng không hoàn toàn nhất quán. Theo khoản 1 Điều 2 Pháp

lê V

nh ký kết và thực hiê V

n điều ước quốc tế năm 1998, điều ước quốc tế mà nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên ký kết được hiểu là “thỏa thuận bằng văn

bản được ký kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một hoặc nhiều

quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc

vào tên gọi như hiệp ước, công ước, định ước, hiệp định, nghị định thư, công hàm trao

Bộ luật hình sự năm 2015 đã nội luật hóa các quy định có liên quan đến điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Thứ nhất, BLHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định về chuẩn bị phạm tội theo hướng bên cạnh các hành vi chuẩn bị phạm tội đã được quy định trước đây [như: tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm], còn bổ sung thêm hành vi thành lập, tham gia nhóm tội phạm để thực hiện một số tội phạm cụ thể [Điều 14]. Quy định này tạo cơ sở pháp lý để chủ động ngăn chặn sớm tội phạm xảy ra, góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm, đồng thời phù hợp với tinh thần của Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Thứ hai, Bộ luật hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung cơ bản cấu thành của tội mua bán người và mua bán người dưới 16 tuổi [Điều 150, Điều 151] trên tinh thần nghị định thư về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Thứ ba, Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung tội cưỡng bức lao động, tội bắt cóc con tin và tội cướp biển [Điều 297, Điều 301, Điều 302] trên tinh thần các quy định của Công ước số 29 của ILO về lao động cưỡng bức năm 1930, Công ước chống bắt cóc con tin năm 1979 và Công ước quốc tế về luật biển năm 1982. Thứ tư, Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung tội rửa tiền [Điều 324] và tội tài trợ khủng bố [Điều 300] nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về phòng, chống rửa tiền. Trong đó, tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố đã bổ sung quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với hai loại tội này. Thứ năm Bộ luật hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; tội dùng nhục hình và tội bức cung [Điều 157, Điều 373 và Điều 374] trên tinh thần Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục.

Chủ Đề