Nông dân trở thành chuyên gia là gì

Đây là mùa thứ 3 sau 2 vụ Hè thu năm 2016 và Đông xuân năm 2016 - 2017, tổ chức tại 13/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi tỉnh có 5 hộ, mỗi hộ dành 0,5ha tham gia mô hình. Chương trình cung cấp giống lúa, phân bón Đầu Trâu cùng gói kỹ thuật, từ làm đất, gieo sạ, chăm bón đến thu hoạch và sau thu hoạch. Ban cố vấn chương trình là những chuyên gia nông nghiệp có uy tín, sau khi tập huấn cho nông dân, tiến hành kiểm tra, thăm đồng, trực tiếp hướng dẫn nông dân thực hiện đúng gói kỹ thuật canh tác. Kết thúc chương trình có tổng kết, hội thi kiến thức, khen thưởng những hộ sản xuất hiệu quả và tổ chức chuyến tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp ở nước ngoài.

GS-TS Nguyễn Bảo Vệtrao đổi kinh nghiệm canh tác lúa thông minh. Ảnh: Đ.T

Khẳng định kết quả đạt được

Ông Ngô Văn Đông - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền đánh giá: Năm 2016, cụm từ biến đổi khí hậu [BĐKH] được nhắc đến rất nhiều do những tiêu cực của nó đến sản xuất và sinh hoạt của người dân, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng sản xuất được coi là vựa lúa của cả nước. Trước tình hình đó, Công ty CP Phân bón Bình Điền đã có sáng kiến xây dựng Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với BĐKH. Chương trình lập tức nhận được sự đồng tình và phối hợp hành động của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục Trồng trọt. Kết quả đạt được từ vụ sản xuất lúa hè thu 2016 và đông xuân 2016- 2017 là rất tốt; vì vậy, Ban chỉ đạo quyết định tiếp tục tổ chức chương trình vào vụ hè thu năm 2017.

Kết quả 2 vụ sản xuất của chương trình trong năm 2016 và đầu năm 2017 đã được tổng kết, làm rõ, được nhà nông trong toàn vùng công nhận.

GS. TS Mai Văn Quyền - Trưởng ban Cố vấn chương trình tính toán: Nông dân tham gia mô hình [MH] sạ 80kg lúa giống/ha, trong khi ngoài MH sạ trung bình 141kg. MH bón 70 đơn vị đạm/ha, trong khi ngoài MH bà con bón trung bình 170 đơn vị đạm/ha. Trung bình 1m2 trong MH có 469 bông lúa chắc hạt, ngoài mô hình là 539 bông, nhưng bông lúa trong MH có 72 hạt chắc thì bên ngoài chỉ có 57 hạt. Kết quả năng suất bình quân trong MH là 6,09 tấn/ha, trong khi ngoài MH chỉ đạt 5,65 tấn/ha. Chi phí để có 1kg thóc trong MH là 2.670 đồng, trong khi bên ngoài là 3.131 đồng. Tổng lợi nhuận trong MH cao hơn ngoài MH 3,4 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Hoàng Tám, ở huyện Phước Long, Bạc Liêu chia sẻ: Nhà tôi có 6ha trồng lúa. Năm 2016, tôi tham gia MH 0,5ha. Sau sạ 7 bữa, người dân đi ngang bảo ông Tám nhiều ruộng nên lỡ mất nửa ha cũng không nhằm nhò gì chứ lúa sạ thưa huếch thế kia lấy đâu ra năng suất cao. Tôi mặc họ, cứ làm theo đúng hướng dẫn của các thày. Kết quả, lúa trong mô hình cây to, cứng, ra bông to, hạt nhiều và chắc, ít ngã đổ và sâu bệnh, giảm lượng phân bón, giảm một nửa số lần xịt thuốc sâu, năng suất lại cao, đạt 772 kg/công [7,72 tấn/ha], trong khi thu hoạch ở số ruộng còn lại chỉ đạt 6,9tấn/ha.

Ông Nguyễn Quốc Trung - Trưởng phòng Kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng rất tâm đắc với chương trình. Ông nói: Chương trình giúp cán bộ khuyến nông ở cơ sở trưởng thành rất nhiều trong quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật, xử lý tình huống trong sản xuất lúa. Chương trình giúp người trồng lúa tiết giảm đầu tư, tức hạ được giá thành, tăng lợi nhuận, ổn định cuộc sống, có ý nghĩa xã hội rất quan trọng.

Đây là điểm mà ông Trần Văn Khởi - quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, ông Hồ Văn Chiến - nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam rất tâm đắc. Các ông cho rằng, người trồng lúa đang rất khó làm giàu do ruộng đất không nhiều mà lãi suất đạt 30% như tiêu chí đề ra của Chính phủ thì rất khó; phải có lãi từ 50% trở lên mới đỡ. Muốn có lợi nhuận cao, không còn cách nào hơn là hạ giá thành sản xuất xuống. Chương trình Canh tác lúa thông minh của Bình Điền đã đáp ứng được điều này.

Kết quả 2 vụ sản xuất của chương trình trong năm 2016 và đầu năm 2017 đã được tổng kết, làm rõ, được nhà nông trong toàn vùng công nhận. Ông Lê Hoàng Tám ở Bạc Liêu khẳng định: Vụ hè thu năm 2017, tôi sẽ sử dụng gói kỹ thuật của chương trình cho cả 6ha trồng lúa. Như vậy là ông Tám đã làm chủ được kiến thức của gói kỹ thuật canh tác, đã như một chuyên gia trên đồng ruộng của mình. Ông Trung cho biết, ngoài 2,5ha tham gia mô hình, năm nay Sóc Trăng sẽ nhân rộng ra 370ha trong tỉnh. Chương trình không chỉ giúp nông dân làm lúa có lãi cao mà còn tạo ra sự liên kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các hộ nông dân, cùng nhau phát triển bền vững.

Tâm huyết và trách nhiệm của doanh nghiệp

Các nhà khoa học, chuyên gia tham gia triển khai chương trình canh tác lúa thông minh. Đ.T

Phát động chương trình, Công ty Bình Điền đã thể hiện mong muốn lớn nhất của mình là cung cấp cho nông dân cả một gói kỹ thuật sản xuất, chứ không chỉ là những sản phẩm phân bón Đầu Trâu chất lượng cao, cập nhật tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới. Bộ sản phẩm phân bón Đầu Trâu thích ứng với BĐKH cho lúa bảo đảm giải độc mặn, phèn, giảm lượng bón nhờ những hoạt chất làm giảm thất thoát đạm, tăng hiệu quả sử dụng lân, là những tiến bộ khoa học về phân bón của thế giới mà Bình Điền đang độc quyền nhập khẩu, sản xuất. Năm 2017 này, Bình Điền lại đưa tới bà con nông dân sản phẩm phân bón vi lượng thông minh, là tiến bộ khoa học mới của Mỹ và Ấn Độ, giúp cây trồng lấy được nhiều nhất chất vi lượng trong phân bón bởi chỉ có rễ cây tiết ra axít nhẹ mới làm tan chất vi lượng và cây lấy ngay được, vi lượng trong phân bón sẽ không bị thất thoát do bay hơi hoặc bị rửa trôi.

Ông Nguyễn Tấn Phần, ở xã Hòa Lộc, huyện Tam Bình, Vĩnh Long nói: Được dự lớp tập huấn, nghe các thầy hàng đầu về sản xuất lúa như GS-TS Nguyễn Bảo Vệ, GS-TS Mai Văn Quyền, TS Hồ Văn Chiến, TS Chu Văn Hách, Ths Phạm Anh Cường giảng, mà thực ra là hướng dẫn rất cụ thể, cặn kẽ, dễ hiểu, dễ áp dụng, như: Môt số lưu ý bón phân cho lúa vụ hè thu; quản lý dịch hại tổng hợp IPM; lưu ý khâu làm đất và chọn giống lúa vụ hè thu; quy trình bón phân Đầu Trâu cho lúa hè thu.

Ngoài việc biên soạn, xuất bản cẩm nang canh tác lúa thông minh thích ứng với BĐKH vùng đồng bằng sông Cửu Long phát cho nông dân, Bình Điền đã tặng 13 tỉnh mỗi tỉnh 1 chiếc máy phun hạt giống, để nông dân sạ lúa bằng máy, vừa đạt năng suất gieo sạ cao, vừa bảo đảm mật độ câylúa trên một đơn vị diện tích.

Chia sẻ
Từ khóa:
  • phân bón Bình Điền

Video liên quan

Chủ Đề