Sự chế giễu sỉ nhục công khai đã gây ra những hậu quả như thế nào

2 trang haibmt 28/04/2016 6012 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 11 [Hướng dẫn chấm gồm 02 trang] Phần Câu Nội dung Điểm I 1 - Nội dung của đoạn trích: Nói về sự sỉ nhục/ xúc phạm/chế giễu công khai trong thế giới ảo và những hậu quả đáng báo động của nó, đồng thời kêu gọi mọi người chấm dứt môn thể thao đổ máu này. 0,5 2 Đặt nhan đề cho đoạn trích: Hậu quả của sự xúc phạm trong thế giới ảo; Chế giễu công khai trong thế giới ảo môn thể thao đổ máu 0,5 3 Tác giả đoạn trích gọi chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu vì: - Nó hấp dẫn, thu hút đông đảo, đem lại cảm giác mạnh cho người tham gia. - Nó khiến người bị chế giễu/sỉ nhục bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn tới một số thảm kịch, thậm chí đưa tới việc tự tử. 1,0 4 Biện pháp, cách thức để dừng môn thể thao đổ máu này lại: Nêu ít nhất 02 biện pháp, không nhắc lại nội dung của tác giả. Gợi : - Mỗi người cần n ng cao ý thức khi tham gia mạng xã hội. - Có lối hành xử có văn hóa khi tham gia mạng xã hội. Yêu cầu hình thức: Viết đúng hình thức đoạn văn, quy định về số câu, các câu văn liên kết chặt chẽ với nhau làm nổi bật chủ đề chung. Yêu cầu nội dung: Đ y là dạng đề mở, thí sinh có thể trình bày suy nghĩ riêng của mình. Nhưng cách trình bày phải thuyết phục, tập trung làm rõ vấn đề, tránh lan man, không rõ trọng tâm. * Lưu ý: Nếu không viết đúng hình thức đoạn văn chỉ cho 0,5 điểm. 1,0 II 1 Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao đã có những tên gọi như thế nào? Cho biết ý nghĩa của từng tên gọi ấy. 2,0 - Cái lò gạch cũ : + Cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang ở phần đầu và được lặp lại ở câu kết của tác phẩm. + Nhấn mạnh tích chất quy luật của hiện tượng Chí Phèo , tố cáo và lên án xã hội đương thời . Tạo nên những ám ảnh trong lòng người đọc về vòng đời quẩn quanh, bế tắc của người nông dân. 0,5 - Đôi lứa xứng đôi : + Cách gọi này dựa vào mối tình giữa Chí Phèo - Thị Nở, nhằm gợi trí tò mò của một số độc giả đương thời. + Chưa khái quát được nghĩa của tác phẩm vì mối tình Chí Phèo Thị Nở chỉ có giá trị như một tình huống tạo nên bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Chí Phèo, bộc lộ một khía cạnh tư tưởng nh n đạo của tác phẩm.Tên gọi này đã biến mối tình của hai nhân vật thành trò cười và gây ra một hướng tiếp cận sai lệch về tác phẩm. 0,5 - Chí Phèo + Cách gọi này thống nhất với tác phẩm khác của Nam Cao - lấy tên nhân vật chính để đặt tên truyện : Lão Hạc, Dì Hảo, Lang Rận, +Với nhan đề này, tác giả muốn tạo sự chú ý của người đọc vào diễn biến cuộc đời và số phận của nhân vật trung tâm. Từ đó, tác giả giúp cho người đọc thấy được giá trị hiện thực và giá trị nh n đạo lớn lao của tác phẩm . 1,0 2. Vì sao đêm đêm chị em Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam lại cố thức chờ đợi đoàn tàu chạy qua nơi phố huyện? Ý nghĩa của việc chờ đợi tàu của chị em Liên. 5,0 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 0,5 - Thạch Lam là nhà văn có sở trường ở thể loại truyện ngắn.Ông thường viết về những người dân nghèo sống mòn mỏi, bế tắc ở những phố huyện nghèo nàn xơ xác bằng sự cảm thương s u sắc. - Đọc truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam, chúng ta không thể quên cảnh chị em Liên đêm đêm thức đợi đoàn tàu chạy qua phố huyện . 2. Khái quát về Hai đứa trẻ trong truyện ngắn: - Hai đứa trẻ là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Toàn bộ bức tranh cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống con người nơi phố huyện được miêu tả qua cái nhìn và cảm nhận của Liên. - Cũng giống như những người d n nơi phố huyện, hai đứa trẻ không được nhà văn miêu tả ngoại hình. Những con người đáng thương tội nghiệp nơi đ y bị bóng tối che khuất gương mặt đời của họ. Liên là kiểu nhân vật tâm trạng trong sáng tác Thạch Lam, nhân vật ít hành động mà đầy ắp suy tư rung cảm. Đặc biệt trong đoạn cuối cùng của tác phẩm hai chị em Liên đã chờ đợi chuyến tàu qua phố huyện nghèo với nhiều ý nghĩa. 0,5 3.Hai chị em Liên đêm đêm cố thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về vì: - Chuyến tàu là hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Liên và An muốn nhìn chuyến tàu là muốn nhìn thấy một thế giới hoàn toàn khác với sự phẳng lặng tẻ nhạt, đơn điệu mà chúng đang sống. - Con tàu còn mang đến thế giới của kỉ niệm, đánh thức dậy trong hai chị em những kí ức về Hà Nội- nơi mà ở đó chúng đã có những ngày đẹp đẽ Nhìn thấy đoàn tàu không chỉ đơn thuần là một hành động thoả mãn thị giác mà nó còn lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn chị em Liên bằng hoài niệm và những ước mơ, phần nào làm bớt đi sự tẻ nhạt trong cuộc sống hằng ngày của hai đứa trẻ 2,0 4. Ý nghĩa: - Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với các toa đèn sáng trưng là nỗi khát khao chờ đợi của Liên. Đó là ánh sáng của khát vọng,của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn, đẹp đẽ hơn, ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc. - Đó cũng là tình cảm nh n đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của con người. 1,5 5. Đánh giá: - Liên là một nhân vật vừa đậm chất hiện thực vừa đậm chất trữ tình được xây dựng qua ngòi bút tài hoa của Thạch Lam. Thể hiện khả năng đi s u vào thế giới nội tâm nhân vật, gợi tả những xúc động, những biến thái mơ hồ, mong manh tinh tế trong tâm hồn con người. Nhân vật hầu như ít hành động mà đầy ắp suy tư rung cảm. - Hai đứa trẻ thực sự như một bài thơ để lại cảm xúc vấn vương, man mác trong lòng người đọc. rong hoàn cảnh xã hội - đầy rẫy những bất công, m u thuẫn, ngòi bút hạch Lam vẫn biết n ng niu, tr n trọng những vẻ đẹp tinh tế trong t m hồn con người. Điều đó chứng tỏ hạch Lam là một t m hồn giàu yêu thương, giàu lòng nh n hậu với con người. 0,5 ----Hết----

Tài liệu đính kèm:

  • DA_THI_HKI.pdf

Video liên quan

Chủ Đề