On premise và off premise là gì

Với những ai đã và đang làm việc trong ngành nhà hàng - khách sạn thì chắc hẳn không còn xa lạ với từ Catering. Tuy nhiên, với những người “ngoại đạo” chợt nghe đến Catering thì có phần khó hiểu hoặc định nghĩa chưa tường tận về khái niệm này. Vì vậy, PITO đã tham khảo, tổng hợp chia sẻ từ các chuyên gia trong lĩnh vực để hoàn thiện bài viết này, gửi đến bạn những thông tin hữu ích nhất về Catering!

Catering là gì?

Từ “Catering” xuất phát từ từ “Cater”, nghĩa là cung cấp thức ăn và thức uống, thường là trong các sự kiện xã hội bằng một hình thức chuyên nghiệp. Theo Từ điển Cambridge, Catering là một việc kinh doanh hay hoạt động cung cấp đồ ăn, thức uống và dịch vụ tại những sự kiện. Như vậy, việc phục vụ bữa trưa cho vài người ở văn phòng, tại gia hay một buổi tiệc buffet cho hàng ngàn người trong đêm gala thì đều được gọi là Catering.

Các hình thức của Catering

Ở Việt Nam, khi nghĩ đến Catering mọi người thường nghĩ đến 2 điều:

  • Thứ nhất: làm tiệc ở bên ngoài
  • Thứ hai: chi phí rất cao vì hình thức này xuất phát từ khách sạn và nhà hàng lớn.

Tuy nhiên, những suy nghĩ ấy chỉ mang tính một chiều, phản ánh chưa đầy đủ tính chất của hình thức Catering. Thông thường, Catering chia làm 2 hình thức: On-Premise Catering và Off-Premise Catering.

On-Premise Catering

On-Premise Catering được hiểu đơn giản là dịch vụ tiệc tại chỗ, cung cấp đầy đủ từ cơ sở vật chất đến các món ăn, đảm bảo đủ mọi điều kiện để một sự kiện diễn ra. Cụ thể, đối với On-Premise, khu vực bếp và khu vực tiến hành tiệc ở cùng một vị trí, các trang thiết bị, máy móc cần có cũng luôn trong trạng thái sẵn sàng phục vụ.

Đặc biệt, các cơ sở On-Premise Catering luôn đảm bảo các tiện ích đi kèm cho khách hàng như: sảnh đón khách rộng rãi, bãi giữ xe, khu vực triển khai tiệc với sức chứa lớn, khu vực vệ sinh sạch sẽ, thuận tiện và an toàn. Do đó, khách hàng có thể tìm đến On-Premise như một sự lựa chọn an toàn và tiện lợi.

Đơn cử với các buổi tiệc lớn như đám cưới, Gala Event… có tính chất đặc trưng về số lượng lớn người tham dự, kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ, nhiều hoạt động diễn ra xuyên suốt buổi tiệc và khả năng tiêu thụ đồ uống có cồn cao; việc lựa chọn các đơn vị On-Premise Catering như các trung tâm tổ chức tiệc, nhà hàng, khách sạn hay resort lớn sẽ là lựa chọn đầu tiên của phần lớn mọi người.

Đặc biệt, với từng trường hợp cụ thể, chủ tiệc ưu tiên lựa chọn tổ chức tại khách sạn hoặc resort để có thể cung cấp được chỗ nghỉ ngơi cho khách mời nhằm đảm bảo về sự an toàn và gia tăng tính tiện lợi.

Off-Premise Catering

Tuy nhiên, nếu bạn thích sự riêng tư, đang có ý định tổ chức một buổi tiệc ở những địa điểm thân thuộc như tại nhà, văn phòng làm việc… Off-Premise Catering sẽ là một lựa chọn phù hợp.

Trái ngược với hình thức phục vụ món ăn tại chỗ, Off-Premise Catering chỉ dịch vụ cung cấp đồ ăn, thức uống cho một sự kiện tại một địa điểm cụ thể theo yêu cầu của khác hàng, địa điểm này không cùng vị trí với bếp. Các đầu bếp sẽ chế biến và chuẩn bị thức ăn trong nhà bếp của chính họ và vận chuyển thức ăn, công cụ dụng cụ, nhân sự đến vị trí diễn ra sự kiện. Các dịch vụ ăn uống cho tiệc cưới ngoài trời [bãi biển, sân vườn, các khu vực thiên nhiên…] những bữa tiệc tại văn phòng hay tiệc cho các sự kiện, đám kỵ tại nhà do các cơ sở nấu tiệc cung cấp món ăn cũng được gọi là Off-Premise Catering.

Tùy vào yêu cầu và đơn vị Off-Premise Catering bạn lựa chọn mà mức giá và chất lượng sự kiện sẽ khác nhau. Vì vậy, khi bạn nghiên cứu công ty cung cấp dịch vụ ăn uống cho sự kiện, điều quan trọng nhất là phải đặt nhiều câu hỏi, thậm chí nhận được lời giới thiệu truyền miệng từ những người khác để xác định xem lựa chọn thực phẩm của họ có phù hợp với bạn và cho sự kiện hay không.

Catering có mấy loại?

Đối với ngành Catering, chúng ta có thể được chia ra nhiều phân khúc khác nhau như:

  • Off-Premise Catering
  • On-Premise Catering
  • Hotel & Conference
  • Restaurants
  • Gourmet/Convenient Store
  • Outdoor Catering
  • Specialty Catering
  • Đám tiệc
  • Thôi nôi
  • Đám cưới
  • Tiệc trà [tiệc Tea Break]

Sẽ còn rất nhiều loại Catering khác theo các xu hướng và nhu cầu của thị trường trong những bối cảnh cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta có thể Phân loại Catering theo hai thị trường chính đó là Catering cho doanh nghiệp, hay còn gọi là Corporate Catering và Catering cho các sự kiện xã hội hay Social Event Catering.

  • Thị trường Catering cho doanh nghiệp [Corporate Catering]: Bao gồm những buổi họp, hội thảo, đào tạo, sinh nhật nhân viên, sự kiện ra mắt sản phẩm, khai trương, lễ động thổ, cất nóc trong xây dựng, lễ kỷ niệm của doanh nghiệp, lễ vinh danh, đêm gala, tiệc tất niên…
  • Thị trường Catering cho các sự kiện xã hội [Social Event Catering]: Bao gồm những dạng sự kiện rất thân thuộc với chúng ta như đám cưới, đám hỏi, sinh nhật, họp mặt, tốt nghiệp, gây quỹ cộng đồng…

Làm thế nào để có một buổi Catering thành công?

Dành cho khách hàng: 8 tiêu chí lựa chọn Caterer

Nếu bạn là một khách hàng đang muốn đặt Off-Premise Catering thì đây là một số tiêu chí giúp bạn đánh giá đơn vị Caterer phù hợp, từ đó có một buổi Catering thành công.

  1. Đánh giá của khách hàng đã trải nghiệm dịch vụ: Bạn có thể tham khảo thông qua các review online hoặc tin tưởng nhất là hình thức truyền miệng. Các Caterer được người quen giới thiệu thường có độ uy tín cao.
  2. Thông qua Proposal để tìm hiểu các đặc trưng của Caterer: biểu hiện ở một số yếu tố như món ăn, trang trí, năng lực tổ chức tiệc... Mỗi một Caterer đều có những điểm mạnh - yếu và riêng đặc biệt, điều quan trọng là những đặc điểm của đơn vị ấy có đáp ứng đúng nhu cầu của bạn không?
  3. Yêu cầu báo giá đầy đủ và chi tiết để xem chi phí có phù hợp với ngân sách hay không?
  4. Nếu là sự kiện quan trọng thì bạn nên yêu cầu thử món trước.
  5. Xem kỹ các điều khoản hợp đồng: Caterer tốt sẽ có những điều khoản bảo vệ cho thực khách của họ được an toàn về thực phẩm và trải nghiệm tốt về dịch vụ.
  6. Họ có khả năng linh động tại nơi tổ chức không? Về vận chuyển, khả năng bảo quản món ăn, thức uống, công cụ dụng cụ cần thiết… vì trong đa số các sự kiện có Off-premise Catering sẽ có nhiều thay đổi bất chợt.
  7. Họ có minh bạch về mặt pháp lý hay không thông qua giấy phép kinh doanh và chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm.
  8. Khả năng chăm sóc khách hàng của đơn vị Caterer: họ có sẵn sàng hợp tác và thể hiện sự hỗ trợ với sự kiện của bạn hay không? Đặc biệt khả năng thấu hiểu khách hàng và trình độ chuyên môn để đưa ra các nội dung tư vấn và dịch vụ phù hợp.

Dành cho Caterer: Quy trình lên kế hoạch cho một sự kiện

Để sự kiện diễn ra suôn sẻ, không có những vấn đề phát sinh [hoặc vấn đề phát sinh nằm trong tầm kiểm soát] các đơn vị Caterer cần có một quy trình tổ chức sự kiện đầy đủ, chỉn chu. Dưới đây PITO, gợi ý bạn 10 bước lên kế hoạch cho một sự kiện:

  1. Tiếp nhận thông tin khách hàng về thời gian, địa điểm, số lượng, tính chất tiệc, chủ đề và các yêu cầu đặc biệt khác
  2. Khảo sát địa điểm tiệc
  3. Lên thực đơn, bao gồm xác định món và định lượng phù hợp
  4. Lên danh sách công - dụng cụ cần có
  5. Xác định nhân sự
  6. Lên phương án vận chuyển
  7. Trình bày - trang trí
  8. Phục vụ
  9. Dọn dẹp
  10. Khảo sát và bàn giao

Nhân sự luôn là yếu tố quan trọng. Ngoài bộ phận bếp bữa tiệc có cấu trúc nhân sự phục vụ cơ bản như sau [tùy theo tính chất của sự kiện mà cấu trúc nhân sự có thể thay đổi]:

  • Trưởng nhóm, quản lý chung
  • Nhân viên phục vụ
  • Nhân viên pha chế

Đến đây chắc bạn cũng đã hiểu rõ hơn Catering phải không nào? Mong rằng với những chia sẻ trên đây, PITO đã có thể giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Catering là gì?”. Bạn nhớ nghiên cứu thật kỹ lưỡng để tìm được địa điểm và dịch vụ phục vụ tốt nhất, phù hợp nhất cho sự kiện của mình nhé!

Chiếc bánh Tea break xinh xắn, bàn Buffet sang trọng luôn có sự thu hút lớn với Như. Trước là vì món ngon nhưng sau là vì những giá trị về văn hoá, ẩm thực thú vị. Chọn con đường viết lách chuyên nghiệp nghiêng về ẩm thực và Catering, Như tin các bài viết của mình tại PITO có thể truyền cảm hứng đến bạn, đồng hành cùng bạn trên hành trình tìm kiếm các giải pháp, dịch vụ ăn uống cho doanh nghiệp.

Chủ Đề