Hệ thống công nghệ thông tin là gì

I. Hệ thống thông tin.

a. Hệ thống.

Trong cuộc sống con người, chúng ta nhắc nhiều đến các hệ thống, như hệ thống triết học, hệ thống kinh tế, hệ thống giáo dục, hệ thống pháp luật….cho đến các hệ thống to lớn như hệ mặt trời, hệ ngân hà…Như vậy hệ thống là gì : Hệ thống là tập hợp các vật chất và phi vật chất như máy móc, thiết bị, con người, các hành tinh, các hệ mặt trời…, các quy tắc ứng xử, trao đổi, các phương pháp, quy trình xử lý….Trong hệ thống các thành phần tương tác, trao đổi với nhau cùng hoạt động vì một mục đích tồn tại chung. Như vậy ta có thể nói gọn lại hệ thống bao gồm tập hợp các thành phần của hệ thống và các quy tắc tương tác lẫn nhau của các thành phần tồn tại vì một mục đích chung.

b. Thông tin.

Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội. Điều cơ bản là con người thông qua việc cảm nhận thông tin làm tăng hiểu biết cho mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng.

Thông tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau như được khắc trên đá, được ghi lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ… Thông tin chính là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho con người. Con người luôn có nhu cầu thu thập thông tin bằng nhiều cách khác nhau: đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, giao tiếp với người khác…Thông tin làm tăng hiểu biết của con người, là ngườn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định

c. Hệ thống thông tin.

Hệ thống thông tin là một hệ thống mà mục tiêu tồn tại của nó là thu thập, truyền tải, lưu trữ và xử lý thông tin. Ngày nay có thể hiểu là một hệ thống sử dụng công nghệ thông tin, với các thành phần là các phần mềm, phần cứng, con người và hệ thống mạng để thu thập, lưu trữ, xử lý và biểu diễn thông tin.

Hệ thống thông tin phát triển qua bốn loại hình:

i. Hệ xử lý dữ liệu: lưu trữ và cập nhật dữ liệu hàng ngày, ra các báo cáo theo định kỳ [Ví dụ: Các hệ thống tính lương].

ii. Hệ thống thông tin quản lý [Management Information System – MIS]: gồm cơ sở dữ liệu hợp nhất và các dòng thông tin giúp con người trong sản xuất, quản lý và ra quyết định.

iii. Hệ trợ giúp quyết định: Hỗ trợ cho việc ra quyết định [cho phép nhà phân tích ra quyết định chọn các phương án mà không phải thu thập và phân tích dữ liệu].

iv. Hệ chuyên gia: Hỗ trợ nhà quản lý giải quyết các vấn đề và làm quyết định một cách thông minh.

Hệ thống thông tin thông thường được cấu thành bởi:

 Các phần cứng

 Phần mềm

 Các hệ mạng

 Dữ liệu

 Con người trong hệ thống thông tin

Nhiệm vụ Hệ thống thông tin có 2 nhiệm vụ chủ yếu là:

 Trao đổi thông tin với môi trường ngoài

 Thực hiện việc liên lạc giữa các bộ phận và cung cấp thông tin cho các hệ tác nghiệp và hệ quyết định.

II. Công nghệ thông tin.

a. Công nghệ là gì

Là một hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề hoặc một lớp vấn đề về kỹ thuật, Công nghệ là một cơ thể kiến thức

-Là một hoặc một số giải pháp để giải quyết một số vấn đề kỹ thuật

-Con người để giải quyết một số vấn đề kỹ thuật

-Toàn bộ kiến thức được chuyển vào hệ thống, bất kể từ nguồn nào để luận cứ cho sự phát triển.

Công nghệ là một phương tiện

Công nghệ bao gồm 4 phần:

-Phần kỹ thuật

-phần thông tin

-Phần con người

-Phần tổ chức

b. Công nghệ thông tin là gì ?

Như vậy ta có thể nói Công nghệ thông tin[CNTT] là một công nghệ về thông tin. Nó là toàn bộ các giải pháp, phương tiện, kỹ thuật chủ yếu dựa vào kỹ thuật máy tính và viễn thông để thu thập, lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin.

III. Phân biệt hệ thống công nghệ thông tin và công nghệ thông tin.

Như vậy ta có thể thấy, các kỹ thuật xử lý thông tin thì có thể có sớm hơn, với các mức độ từ đơn giản đến phức tạp, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, máy tính đã ra đời và cùng với nó là sự ra đời của công nghệ thông tin, một bước tiến quan trọng trong lịch sử loài người trong việc thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin. Các hệ thống thông tin có từ rất lâu, cùng với sự phát triển của loại người, với các mức độ đơn giản đến phức tạp, từ lưu trữ trên văn bia, các bản vẽ trên vách đá, đến lưu trữ trên da các loại động vật, sự ra đời của giấy viết cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng của loài người trong việc lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin. Nhưng cho đến khi máy tính ra đời thì công việc xử lý thông tin mới thực sự thăng hoa, phát triển trở thành công nghệ thông tin và trở thành bùng nổ như chúng ta thấy ngày nay. Công nghệ thông tin đã tham gia vào mọi hoạt động, sinh hoạt của loài người.

Ta Có thể thấy công nghệ thông tin là khái niệm bao gồm khái niệm hệ thống thông tin. Công nghệ thông tin không thể có nếu không tồn tại một hệ thống thông tin được xây dựng hoàn chỉnh.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Khoa học thông tin Các khía cạnh chung Các lĩnh vực liên quan và lĩnh vực con
  • Truy cập thông tin
  • Kiến trúc thông tin
  • Quản lý thông tin
  • Truy hồi thông tin
  • Information seeking
  • Xã hội thông tin
  • Tổ chức tri thức
  • Bản thể học
  • Triết học thông tin
  • Khoa học, công nghệ và xã hội
  • Phân loại học
  • Đo lường thư mục
  • Categorization
  • Kiểm duyệt
  • Classification
  • Lưu trữ dữ liệu máy tính
  • Văn hóa học
  • Mô hình hóa dữ liệu
  • Tin học
  • Công nghệ thông tin
  • Tự do trí tuệ
  • Sở hữu trí tuệ
  • Trí nhớ
  • Khoa học thông tin và thư viện
  • Preservation
  • Quyền được bảo vệ đời tư

  • x
  • t
  • s

Phòng Lab phát triển phần mềm trên di động ở Cao đẳng CNTT Estonia.

Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, [tiếng Anh: Information technology hay là IT] là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.[1]

Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 4 tháng 8 năm 1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội".[2]

Thuật ngữ "Công nghệ thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết, Leavitt và Whisler đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng. Chúng ta sẽ gọi là công nghệ thông tin [Information Technology - IT]." [3]

Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông.[4] Một vài lĩnh vực hiện đại và nổi bật của công nghệ thông tin như: các tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh tin học, điện toán đám mây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức quy mô lớn và nhiều lĩnh vực khác. Các nghiên cứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học máy tính.

Thông tin[sửa | sửa mã nguồn]

Từ tiếng Anh Information [hay còn gọi là Thông tin trong Tiếng Việt] bắt nguồn từ ngôn ngữ Latin với từ gốc [information] của từ được bổ nhiệm [informatio]: đây là danh từ có gốc từ động từ Informare có ý nghĩa như: kỷ luật, hướng dẫn, dạy và đưa hình thức vào tâm trí.

Công nghệ[sửa | sửa mã nguồn]

Chi tiêu công nghệ và truyền thông năm 2005.

Công nghệ thông tin là ngành quản lý công nghệ và mở ra nhiều lĩnh vực khác nhau như phần mềm máy tính, hệ thống thông tin, phần cứng máy tính, ngôn ngữ lập trình nhưng lại không giới hạn một số thứ như các quy trình và cấu trúc dữ liệu. Tóm lại, bất cứ thứ gì mà biểu diễn dữ liệu, thông tin hay tri thức trong các định dạng nhìn thấy được, thông qua bất kỳ cơ chế phân phối đa phương tiện nào thì đều được xem là phần con của lĩnh vực công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin cung cấp cho các doanh nghiệp bốn nhóm dịch vụ lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh đó là: quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất.

Các chuyên gia IT tham gia xây dựng nhiều các chức năng khác nhau từ phạm vi cài đặt phần mềm ứng dụng đến thiết kế mạng máy tính phức tạp và cơ sở dữ liệu thông tin. Một vài công việc mà các chuyên gia thực hiện có thể bao gồm quản lý dữ liệu, mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính, thiết kế phần mềm và thiết kế cơ sở dữ liệu cũng như quản lý, quản trị toàn bộ hệ thống. Công nghệ thông tin bắt đầu lan rộng hơn nữa so với máy tính cá nhân và công nghệ mạng thông thường, và có nhiều tích hợp các công nghệ khác như sử dụng điện thoại di động, ti vi, xe máy và nhiều nữa, và làm tăng trưởng nhu cầu nghề nghiệp cho các công việc đó.

Trong thời gian gần đây, Hội đồng Quản trị Tín nhiệm Cơ khí và Công nghệ và Hiệp hội Kỹ thuật máy tính đã hợp tác để hình thành tiêu chuẩn và chương trình giảng dạy [5] cho các chứng chỉ ngành Công nghệ Thông tin như là một ngành học so với [6] ngành Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin ngày nay. SIGITE [Nhóm yêu thích đặc biệt về giáo dục IT][7] là nhóm làm việc ACM để định nghĩa các tiêu chuẩn trên. Các dịch vụ IT toàn cầu có tổng doanh thu 763 tỉ USD năm 2009.[8]

Quy mô và tăng trưởng của công nghệ thông tin[sửa | sửa mã nguồn]

Hilbert và Lopez[9] xác định tốc độ theo cấp số nhân về sự thay đổi công nghệ [một dạng của định luật Moore] như sau: năng suất ứng dụng máy móc chuyên dụng để tính toán thông tin bình quân đầu người đã tăng gần gấp đôi với chu kỳ 14 tháng từ năm 1986 đến năm 2007; năng suất bình quân đầu người về mục đích sử dụng máy tính nói chung trên thế giới đã tăng gấp đôi mỗi 18 tháng trong suốt hai thập kỉ; năng suất viễn thông toàn cầu bình quân đầu người tăng gấp đôi mỗi 34 tháng; khả năng lưu trữ bình quân đầu người trên thế giới tăng gấp đôi mỗi 40 tháng [3 năm] và thông tin phát sóng bình quân đầu người tăng gấp đôi khoảng 12,3 năm.[10]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khoa học máy tính
  • Công nghệ thông tin và truyền thông
  • Công nghệ thông tin và truyền thông dành cho phát triển
  • Công nghệ thông tin tiếp cận
  • Lịch sử thông tin
  • Máy tính
  • Tin học

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Princeton WordNet Search 3.1”. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ “Nghị quyết số 49/CP về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90”. Chính phủ Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2015.
  3. ^ Management in the 1980’s, Harold J. Leavitt and Thomas L. Whisler, Harvard Business Review, 1958-11.
  4. ^ Longley, Dennis; Shain, Michael [2012], Dictionary of Information Technology [ấn bản 2], Macmillan Press, tr. 164, ISBN 0-333-37260-3
  5. ^ “ABET”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2012.
  6. ^ Isbell, Charles; Impagliazzo, John; Stein, Lynn; Proulx, Viera; Russ, Steve; Forbes, Jeffrey; Thomas, Richard; Fraser, Linda; Xu, Yan [2009], [Re]Defining Computing Curricula by [Re]Defining Computing, Association for Computing Machinery, ACM, ISBN 978-1-60558-886-5
  7. ^ “Acm-Sigite”. Sigite.org. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2012.
  8. ^ “Gartner Says Worldwide IT Services Revenue Declined 5.3 Percent in 2009”, Bản sao đã lưu trữ, Gartner, Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2011, truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2010
  9. ^ "The World’s Technological Capacity to Store, Communicate, and Compute Information", Martin Hilbert and Priscila López [2011], Science [journal], 332[6025], 60-65; free access to the article through here: martinhilbert.net/WorldInfoCapacity.html
  10. ^ Hilbert, Martin; López, Priscila [ngày 1 tháng 4 năm 2011], “The World's Technological Capacity to Store, Communicate, and Compute Information”, Science, 332 [6025]: 60–65, doi:10.1126/science.1200970, PMID 21310967, truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013

Nghiên cứu thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Adelman, C. [2000]. A Parallel Post-secondary Universe: The Certification System in Information Technology. Washington, D.C.: U.S. Department of Education.
  • Allen, T., and M.S. Morton, eds. 1994. Information Technology and the Corporation of the 1990s. New York: Oxford University Press.
  • Shelly, Gary, Cashman, Thomas, Vermaat, Misty, and Walker, Tim. [1999]. Discovering Computers 2000: Concepts for a Connected World. Cambridge, Massachusetts: Course Technology.
  • Webster, Frank, and Robins, Kevin. [1986]. Information Technology—A Luddite Analysis. Norwood, NJ: Ablex.
  • The Global Information Technology Report 2008–2009 [PDF], World Economic Forum and INSEAD, 2009, ISBN 978-92-95044-19-7

  • Blais, Steven [tháng 12 năm 2011]. Business Analysis: Best Practices for Success. John Wiley & Sons. ISBN 1-118-07600-1.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • The Information Technology Infrastructure Library [ITIL] Lưu trữ 2014-10-22 tại Wayback Machine [tiếng Anh]

Chủ Đề