Phạm nhật vượng xếp bao nhiêu thế giới

Theo cập nhật mới nhất của Forbes, tính đến sáng ngày 9/10, khối tài sản ròng tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang sở hữu trị giá khoảng 4,7 triệu USD, xếp thứ 636 trong danh sách những người giàu nhất thế giới.

Hầu hết tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được tính dựa trên số cổ phiếu Vingroup [VIC] mà ông đang nắm giữ.

Hiện, ông Vượng đang sở hữu trực tiếp 691,27 triệu cổ phiếu VIC, tương ứng 17,87% vốn điều lệ Vingroup sau khi hoàn tất chuyển nhượng gần 50,8 triệu cổ phiếu VIC [tương ứng 1,31% vốn điều lệ Vingroup] thuộc sở hữu cá nhân để góp vốn vào Công ty cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh [GSM].

tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Kết phiên giao dịch ngày 9/10, cổ phiếu VIC đang có giá 45,2 nghìn đồng/cp [giảm 0,75 điểm]. VIC từng đạt đỉnh 75,6 nghìn đồng/cp trong phiên 16/8, tuy nhiên đến nay, giá cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup đã điều chỉnh giảm gần 40%.

Ngoài cổ phiếu VIC thì ông Phạm Nhật Vượng đang sở hữu phần lớn cổ phần tại VinFast. Tuy vậy, giá trị tài sản của ông Vượng hiện tại theo thống kê của Forbes không bao gồm giá trị tài sản được định giá theo thị giá cổ phiếu Vinfast đang giao dịch trên thị trường.

Vào hồi tháng 4 năm nay, tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố tặng 1 tỷ USD từ nguồn tài sản cá nhân cho VinFast, nhằm bổ sung nguồn lực tài chính cho hãng xe này. Theo báo cáo tài chính mới được Vinfast công bố, đến nay ông Vượng đã giải ngân được 7.000 tỷ đồng.

Vào ngày 15/8, Vinfast chính thức niêm yết cổ phiếu lên sàn Nasdaq [Mỹ] thông qua một công ty SPAC, với mã giao dịch là VFS. Những ngày sau đó, cổ phiếu VFS có giai đoạn tăng phi mã, kéo giá trị vốn hóa của Vinfast có lúc lên đến 85 tỷ USD vượt qua cả Ford, General Motors và nhiều hãng xe danh tiếng khác. Hiện tại, VFS đang có giá giao dịch là 8,03 USD/cp, giá trị vốn hóa ước tính khoảng 18,74 tỷ USD.

Trong quý III vừa rồi, Vinfast đã bàn giao 10.027 ô tô điện, tăng trưởng 5% so với quý trước, tính từ đầu năm đến hết ngày 30/9 Vinfast đã bàn giao tổng 21.342 xe.

Bên cạnh ô tô điện, Vinfast cũng ghi nhận doanh số xe máy điện tăng mạnh với 28.220 xe đã bàn giao, tăng 177% so với quý II/2023 và tăng 113% so với quý III/2022.

Kết thúc quý III/2023 doanh thu của Vinfast đạt 342,7 triệu USD [8.254 tỷ đồng], tăng 4% so với quý trước và tăng 159% so với quý III/2022. Tổng doanh thu của Vinfast chủ yếu đến từ việc bán xe điện với 7.698 tỷ đồng.

Trong quý III, Vinfast ghi nhận lỗ gộp 102,4 triệu USD [2.468 tỷ đồng] và biên lợi nhuận gộp ở mức -30%, cải thiện so với quý II/2023.

Bà Lê Thị Thu Thủy, Tổng Giám Đốc toàn cầu của Vinfast cho biết, đây là quý đầu tiên VinFast niêm yết trên sàn Nasdaq và tuân thủ các chuẩn mực báo cáo, công bố thông tin công khai cho công ty đại chúng tại Mỹ. “Chúng tôi có rất nhiều kế hoạch và hoài bão lớn để xây dựng một tương lai xanh cho nhân loại,” bà Thủy nói.

Theo CEO Vinfast, các thành công đạt được trong 2 quý vừa rồi chỉ là bước đầu. Ban lãnh đạo đã đưa ra kế hoạch hành động khả thi cho từng bước tiến để Vinfast có thể bứt tốc nhanh nhất và đạt được cấp độ của một công ty toàn cầu.

Trong thời gian qua, Vinfast tiếp tục mở rộng dải sản phẩm khi chính thức ra mắt mẫu SUV điện hạng B [VF 6] tại thị trường Việt Nam vào ngày 29/9/2023. Đây là mẫu xe chiến lược tiếp theo trong dải sản phẩm ô tô điện của Vinfast có giá bán hợp lý, hướng tới đối tượng gia đình trẻ.

Cùng với việc ra mắt mẫu xe mới, Vinfast dự kiến chuyển đổi mô hình kinh doanh, mở rộng hệ thống kênh phân phối thông qua hợp tác với các đại lý và nhà phân phối trên toàn cầu. Mô hình mới sẽ mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng, thúc đẩy tốc độ hiện diện tại các thị trường mục tiêu trong khi tối ưu chi phí đầu tư. Để hỗ trợ các đại lý phát triển nhanh các cửa hàng trong giai đoạn đầu, Vinfast có thể sẽ chuyển nhượng một số các cửa hàng của mình cho các đại lý. Vinfast cũng đảm bảo tiếp tục duy trì và đẩy mạnh chính sách hậu mãi tốt nhất thị trường của mình.

Rạng sáng 17/8, Forbes đã có những thay đổi về con số tài sản của tỷ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng.

Theo đó, thay vì con số 84 tỷ USD và xếp thứ hạng 16 trên thế giới đưa ra vào đêm qua [giờ Việt Nam], Forbes đã điều chỉnh tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng xuống còn hơn 44 tỷ USD.

Con số này khá tương đồng với đánh giá của Bloomberg trước đó.

Cụ thể, theo Bloomberg, sau khi đưa hãng xe điện VinFast lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ hôm 15/8 với giá đóng cửa hơn 37 USD/cp và vốn hóa đạt hơn 85 tỷ USD, ông Phạm Nhật Vượng có thêm 39 tỷ USD lên 44,3 tỷ USD và lọt top 30 người giàu nhất thế giới.

Như vậy, con số hơn 44 tỷ USD được đưa ra bởi 2 tổ chức uy tín nhất hiện nay là khá sát nhau.

Trong phiên giao dịch 16/8, cổ phiếu VinFast giảm khá mạnh theo áp lực chốt lời khi cổ phiếu này lên mức giá rất cao trong phiên đầu chào sàn. Kết thúc phiên giao dịch 16/8 trên sàn chứng khoán Mỹ [rạng sáng ngày 17/8 giờ Việt Nam], cổ phiếu VFS còn giảm khoảng gần 19% so với giá đóng cửa phiên đầu tiên tại Nasdaq xuống 30,1 USD/cp. Ở mức này, vốn hóa của VinFast còn hơn 69 tỷ USD, giảm 16 tỷ USD so với phiên chào sàn.

Với diễn biến này, theo Forbes, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng giảm hơn 15,8% so với đánh giá trước đó [hơn 44 tỷ USD] xuống còn 37,5 tỷ USD. Với mức này, ông Vượng xếp thứ 33 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh, xếp trên vợ cũ của tỷ phú Jeff Bezos, bà MacKenzie Scott [xếp thứ 36], người đã từng vượt qua thủ tướng Đức Angela Merkel để có lần đầu tiên đứng đầu trên bảng xếp hạng những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới do Forbes bình chọn.

Và cũng với vị trí thứ 33, ông Phạm Nhật Vượng có tài sản tương đương tỷ phú Li Ka-shing [Lý Gia Thành], doanh nhân nổi tiếng người Hong Kong và là một trong những tỷ phú giàu nhất Châu Á với khối tài sản tính đến ngày 17/8 cùng ở mức 37,5 tỷ USD.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng xếp thứ 33 trong danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes.

Ông Phạm Nhật Vượng cũng vượt qua CEO Tencent Mã Hóa Đằng và nhà sáng lập Uniqlo Tadashi Yanai.

Giàu nhất Đông Nam Á

Đây là lần đầu tiên một tỷ phú Việt Nam leo lên vị trí cao như vậy trên bảng xếp hạng tỷ phú toàn cầu của Forbes. Và tỷ phú Vượng cũng trở thành người giàu nhất Đông Nam Á, giàu thứ 5 châu Á, đứng sau ông Mukesh Ambani [91 tỷ USD], Zhong Shanshan [62 tỷ USD], Gautam Adani [53 tỷ USD] và Zhang Yiming [45 tỷ USD].

Tại Đông Nam Á, trước đó, người giàu nhất là tỷ phú người Indonesia R.Budi Hartono, sở hữu khối tài sản ròng giá trị 26 tỷ USD.

Ông Phạm Nhật Vượng lần đầu vào danh sách tỷ phú của Forbes năm 2013, với khối tài sản 1,5 tỷ USD, đứng thứ 974. Trong giai đoạn 2021-2022, mức tài sản cao nhất ông được ghi nhận là gần 8 tỷ USD.

Đêm qua 16/8 [giờ Việt Nam], khoảng 19-22 giờ, Forbes Forbes cập nhập tài sản ông Phạm Nhật Vượng ở mức 74-84 tỷ USD, cao hơn hẳn so với mức 5,9 tỷ USD trước đó nửa ngày. Với mức tài sản này, ông Phạm Nhật Vượng xếp thứ 16 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh của Forbes và giàu thứ 2 châu Á. Khi đó, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã chính thức vượt qua người tỷ phú Jim Walton, người thừa kế tập đoàn Walmart.

Trước đó ông Vượng vượt tỷ phú Lý Gia Thành.

Tài sản tỷ phú Vượng tăng mạnh chủ yếu nhờ VinFast. CEO VinFast Lê Thị Thu Thủy cho biết, việc thị trường chứng khoán Mỹ định giá VinFast ở mức 85 tỷ USD là vượt tưởng tượng cho dù bà và lãnh đạo VinFast tin tưởng mức định giá 23 tỷ USD là rất bình thường và giá trị của VinFast sẽ còn đi lên.

Theo số liệu công bố, VinFast dự báo doanh số bán hàng sẽ đạt 45.000 đến 50.000 chiếc trong năm 2023 và cho biết họ có thể sản xuất xe bán tải điện, ô tô điện mini và các mẫu xe khác nếu thị trường có nhu cầu. VinFast cũng vừa khởi công dự án nhà máy sản xuất xe điện giai đoạn 1 tại hạt Chatham, Bắc Carolina [với vốn đầu tư 2 tỷ USD], đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng thị trường.

Gần đây, ông Vượng cam kết tài chính với VinFast với nguồn tiền sẽ rót thêm khoảng 1 tỷ USD.

Trong nửa đầu năm 2023, VinFast đã bàn giao 11.143 xe ô tô điện cho khách hàng tại Việt Nam.

Bên cạnh VinFast, Vingroup vẫn là doanh nghiệp số 1 trong mảng bất động sản Việt Nam, với thương hiệu Vinhomes. Vinhomes [VHM] hiện là doanh nghiệp có quy mô vốn hóa thuộc loại lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tại Việt Nam, người giàu thứ 2 là tỷ phú Trần Đình Long với khối tài sản 2,4 tỷ USD.

Tính tới 16/8, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hiện sở hữu khối tài sản 2,2 tỷ USD. Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và gia đình sở hữu khối tài sản 1,5 tỷ USD. Ông Hồ Hùng Anh có 1,6 tỷ USD và ông Nguyễn Đăng Quang 1,2 tỷ USD.

Phạm Nhật Vượng giàu thứ mấy trên thế giới?

Với mức tăng này, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có tổng tài sản đạt 55,8 tỷ USD, xếp thứ 23 trên thế giới, thứ 3 châu Á và số 1 Đông Nam Á, theo Forbes. Trong nhiều phiên gần đây, tỷ phú Phạm Nhật Vượng nằm vị trí số 1 trong danh sách những người kiếm được nhiều tiền nhất của Forbes [Today's winners and losers].

Ai là người giàu nhất thế giới?

VOV.VN - Tỷ phủ ngành thời trang, ông Bernard Arnault hiện là người giàu nhất thế giới với khối tài sản khổng lồ ước tính 213 tỷ USD, theo thống kê của Forbes. Theo thống kê của tạp chí danh tiếng Forbes, "ông trùm" hàng hiệu Pháp LVMH Bernard Arnault vừa "soán ngôi" giàu nhất thế giới của CEO Tesla Elon Musk.

Phạm Nhật Vượng giàu thứ bao nhiêu Việt Nam?

Kỷ lục: VinFast vượt 191 tỷ USD, ông Phạm Nhật Vượng giàu thứ 16 thế giới | CafeLand - YouTube.

Phạm Nhật Vượng giàu thứ mấy ở Đông Nam Á?

Với vị trí này, ông Vượng tiếp tục là người giàu nhất Đông Nam Á. Ở tầm châu lục, Chủ tịch Vingroup đứng ở vị trí người giàu thứ 5 châu Á, sau các tỷ phú Mukesh Ambani [96,4 tỷ USD], Chung Thiểm Thiểm [61,5 tỷ USD], Gautam Adani [56 tỷ USD] và Trương Nhất Minh [45 tỷ USD].

Chủ Đề