Phân bón là gì cho ví dụ năm 2024

Đối với người nông dân, phân bón có lẽ là thuật ngữ không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về khái niệm phân bón là gì? Hiểu một cách đơn giản thì phân bón chính là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đồng thời cải thiện chất lượng đất tốt hơn. Mặt khác, trong phân trồng cây còn chứa nhiều dưỡng chất như đạm [N], lân [P], kali [K] cùng các nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cây phát triển khỏe mạnh và nâng cao năng suất trồng trọt.

Các loại phân bón được sử dụng phổ biến hiện nay

Việc phân loại phân bón thường dựa vào nguồn gốc tạo thành. Hiện nay, phân bón sẽ được chia làm 3 loại chính như sau:

Phân bón hữu cơ

  • Phân bón hữu cơ là loại phân trồng cây có nguồn gốc chủ yếu từ các chất hữu cơ, động vật, thực vật và vi sinh vật,…
  • Các loại phân hữu cơ phổ biến gồm có:
    • Phân hữu cơ truyền thống
    • Phân hữu cơ vi sinh
    • Phân hữu cơ khoáng
    • Phân hữu cơ sinh học
  • Nhìn chung, phân hữu cơ rất an toàn với môi trường vì được sản xuất chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên, giúp cải thiện cấu trúc đất và hỗ trợ cây trồng tăng khả năng chống chịu với bệnh tật, sâu bệnh. Tuy nhiên, phân bón hữu cơ thường có hiệu suất dinh dưỡng thấp, quá trình phân hủy chậm, không phù hợp cho việc cung cấp nhanh chóng trong giai đoạn cây đang cần và giá phân bón hữu cơ hiện nay cũng khá cao.

Phân bón vô cơ

  • Phân vô cơ là loại phân bón có nguồn gốc từ các chất khoáng vô cơ tự nhiên hoặc sản phẩm hóa học.
  • Các loại phân vô cơ phổ biến hiện nay bao gồm phân đơn, phân phức hợp và phân hỗn hợp.
  • Sử dụng phân bón vô cơ mang lại hiệu quả nhanh, giúp cây trồng nhanh chóng hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng cường năng suất rõ rệt. Tuy nhiên, nếu sử dụng phân vô cơ quá mức cho phép có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường đất và nước.

Phân bón vi sinh

Phân bón vi sinh cho cây trồng

  • Trong các loại phân bón cho cây thì phân vi sinh có đặc điểm khác biệt hơn các loại phân còn lại, bởi vì chúng không trực tiếp cung cấp dưỡng chất cho cây mà chỉ là một dạng chế phẩm sinh học có chứa các loài vi sinh vật đã qua tuyển chọn. Chúng hoạt động mạnh mẽ để tạo ra dinh dưỡng cho cây trồng.
  • Một số loại phân vi sinh được sử dụng nhiều bao gồm phân vi sinh cố định đạm [N], phân vi sinh phân giải lân [P], phân vi sinh phân giải Silicat và phân vi sinh phân giải chất hữu cơ.
  • Ưu điểm của phân bón vi sinh là giúp tạo ra môi trường sống tốt cho cây trồng, đồng thời hỗ trợ phân hủy các chất cặn hữu cơ trong đất, an toàn với môi trường sống và tăng cường sức khỏe cho cây. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của loại phân này chính là giá phân bón vi sinh khá cao và đòi hỏi phải có điều kiện lưu trữ đặc biệt để duy trì sự sống của các vi sinh vật.

Trong phân bón có chứa những chất dinh dưỡng nào?

Trong phân bón có chứa nhiều nguyên tố hóa học cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cụ thể là:

Nguyên tố đa lượng

Đạm [N], lân [P], kali [K] là các nguyên tố đa lượng thường có trong phân bón, đây đều là những chất mà cây trồng có thể dễ dàng hấp thụ. Việc bổ sung các nguyên tố đa lượng cho cây với mức độ hợp lý sẽ có tác dụng như sau:

  • Cung cấp năng lượng cần thiết và hỗ trợ quá trình quang hợp cho cây.
  • Đóng vai trò thiết yếu trong cấu trúc của DNA, RNA và ATP.
  • Tham gia vào quá trình tạo chất béo, đường và protein.

Nguyên tố trung lượng

Nguyên tố trung lượng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của cây trồng

Canxi [Ca], Magie [Mg] và Lưu huỳnh [S] đều là những nguyên tố trung lượng thiết yếu cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Sau đây sẽ là một số tác dụng chính của các nguyên tố này:

  • Hỗ trợ cây phát triển khỏe mạnh.
  • Tham gia vào quá trình tạo ra enzyme và các phân tử quan trọng khác.
  • Có vai trò trong quá trình chuyển động và cấu trúc của các thành phần tế bào.

Nguyên tố vi lượng

Đồng [Cu], Kẽm [Zn], Sắt [Fe], Mangan [Mn], Bo [B], Molypden [Mo],… là các nguyên tố vi lượng có vài trò cực kỳ quan trọng đối với cây trồng. Dù chỉ cần bón với một liều lượng rất ít, nhưng nó vẫn mang lại rất nhiều lợi ích, chẳng hạn như:

  • Hỗ trợ quá trình phát triển và chức năng của cây trồng.
  • Tăng cường khả năng chống chịu với bệnh tật và ảnh hưởng từ môi trường.
  • Tham gia vào nhiều quá trình sinh học như quá trình quang hợp và trao đổi chất.

Tác dụng của phân bón là gì?

Phân bón có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cả cây và đất trồng

Trên thực tế, phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến cây và đất trồng. Sau đây, Phân Bón Hà Lan sẽ liệt kê cho bạn một số tác dụng phổ biến nhất của phân trồng cây:

Tác dụng của phân bón đối với cây trồng

Đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng

Phân bón cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, cụ thể là:

  • Nitơ [N] hỗ trợ sự phát triển lá và cành cây.
  • Photpho [P] kích thích sự phát triển của hệ rễ và quá trình phân chia tế bào.
  • Kali [K] tăng cường sự phát triển, tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu của cây.
  • Sử dụng phân bón cân đối thúc đẩy sự sinh trưởng, làm cây đâm nhánh, cành, lá phát triển, ra nhiều hoa và tăng tỷ lệ đậu quả.
  • Đảm bảo điều kiện cho rễ phát triển sâu, rộng giúp cây vững chắc trên đất và giảm nguy cơ đổ ngã.
  • Nâng cao sức đề kháng và khả năng chống chịu của cây trước các thách thức môi trường.

Đối với năng suất của cây trồng

Sử dụng phân bón cho cây trồng phù hợp và đúng liều lượng, đúng lúc sẽ cải thiện năng suất cây trồng. Chất dinh dưỡng từ phân bón không chỉ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ mà còn tăng cường quá trình thụ phấn và thụ tinh. Phân bón có tác động lớn đối với năng suất, đặc biệt là ở giai đoạn trước khi ra hoa và khi cây đang nuôi quả/trái.

Bón phân đúng cách ở những giai đoạn này giúp cây ra hoa nhiều và đậu quả nhanh chóng. Trong giai đoạn nuôi quả/trái, việc cung cấp đủ dưỡng chất giúp quả/trái to, nặng và đồng đều về chất. Ngay cả với giống cây tốt, năng suất chỉ tăng cao khi sử dụng phân bón cân đối và hợp lý.

Đối với chất lượng của nông sản

Phân bón có tác dụng gì đối với chất lượng nông sản? Về cơ bản, các chất dinh dưỡng trong phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa và tổng hợp chất hữu cơ. Nên khi sử dụng phân bón đúng cách sẽ giúp cây hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, từ đó góp phần gia tăng năng suất cũng như cải thiện chất lượng nông sản. Tuy nhiên, người trồng nên hạn chế sử dụng phân quá liều để tránh tổn hại cho cây và môi trường.

Tác dụng của phân bón đối với đất trồng

Phân bón có tác dụng cải tạo đất khô cằn trở nên tơi xốp, phì nhiêu

Phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng đất và hỗ trợ sự phát triển của cây trồng. Một số tác dụng chính của phân bón đối với đất trồng đó là:

  • Cung cấp dưỡng chất: Trong phân bón có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như nitơ , phosphorus, potassium cùng nhiều dạng khoáng chất khác.
  • Cải thiện cấu trúc đất: Phân bón cung cấp chất hữu cơ, giúp cải thiện cấu trúc đất, cải thiện khả năng thoát nước và giảm nguy cơ bị nén đất.
  • Tăng khả năng giữ nước: Các thành phần trong phân bón có thể giúp đất giữ nước tốt hơn. Nhờ đó giảm mức độ mất nước do bay hơi và hỗ trợ cây trồng trong những giai đoạn khô hạn.
  • Tạo môi trường cho vi sinh vật có lợi phát triển: Trong phân bón hữu cơ thường chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của các vi sinh vật có lợi trong đất như là: giun, trùng đất,… Những sinh vật này sẽ giúp đất trở nên tơi xốp để cây hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
  • Nâng cao độ pH: Một số loại phân bón có thể ảnh hưởng đến độ pH của đất, giúp duy trì hoặc điều chỉnh mức pH đất phù hợp cho sự phát triển của cây trồng.

Phương pháp bón phân cho cây trồng

Hiểu được tầm quan trọng của phân bón là gì sẽ giúp người nông dân đưa ra đáp án chính xác nhất cho thắc mắc ” Vì sao phải bón phân cho cây trồng?” Ngoài ra, để cây có thể phát triển khỏe mạnh và cho mùa màng bội thu thì bạn cần biết thêm về các phương pháp bón phân sau đây:

Bón lót

Bón lót là quá trình bón phân cho cây trước lúc gieo trồng, giúp đảm bảo rằng từ khi rễ mới bắt đầu phát triển, cây đã có sẵn chất dinh dưỡng để hấp thụ. Mỗi giống cây đều yêu cầu kỹ thuật bón lót khác nhau. Những loại phân dùng để bón lót thường có đặc điểm là tan chậm, như phân bón hữu cơ hoặc phân lân. Một số loại phân thường được sử dụng trong giai đoạn bón lót bao gồm:

  • Phân chứa hàm lượng hữu cơ: Loại phân này thường là phân chuồng, phân gia súc đã được ủ hoặc chế biến hoặc phân hữu cơ vi sinh. Không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, mà còn giúp làm tơi xốp đất và thúc đẩy hoạt động của hệ vi sinh vật có ích trong đất.
  • Vôi hoặc hợp chất điều hòa PH: Được sử dụng trong vùng đất có độ axit cao hoặc cho cây ăn quả lâu năm.
  • Phân hóa học có hàm lượng đạm thấp, lân cao: Thích hợp cho cây hoa màu ngắn ngày, cây ăn quả và rau công nghiệp.

Bón thúc

Bón thúc là kỹ thuật bón phân để kích thích sự phát triển của cây trong quá trình sinh trưởng. Phương pháp bón này giúp cây nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển mạnh mẽ và đạt được năng suất tốt. Một số loại phân thường được sử dụng trong giai đoạn bón thúc bao gồm:

  • Trong giai đoạn sinh trưởng và sinh dưỡng, nên sử dụng phân đạm, lân, kali hoặc hỗn hợp phân bón NPK với hàm lượng lân và kali vừa phải. Các loại phân như Đạm SA, Đạm Urê 46TE, NPK 25-10-10, NPK 30-10-10, NPK 19-9-19 cũng mang lại hiệu quả cao.
  • Khi cây chuẩn bị nuôi củ, sự tích lũy đường là rất quan trọng. Do đó, việc sử dụng phân bón có hàm lượng kali và đạm cao như phân Kali Sunphat, NPK 15 5 15+TE và NPK 15.5.30 là cách thông minh để đảm bảo cây có nguồn dinh dưỡng đồng đều và đạt được kết quả tốt nhất.

Nguyên tắc bón phân cho cây như thế nào?

Nên bón phân với liều lượng hợp lý và cân đối

Như vậy nội dung trên Phân Bón Hà Lan đã giúp bà con hiểu rõ hơn về khái niệm phân bón là gì cùng những phương pháp bón phân hợp lý. Tuy nhiên, để đảm bảo cây trồng phát triển mạnh mẽ, ngoài việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cây thì bà con nông dân cần phải tuân thủ các nguyên tắc bón phân cơ bản sau đây:

  • Thứ nhất, bón phân cân đối: Mỗi loại cây trồng đều có nhu cầu dinh dưỡng riêng, sự thiếu hoặc thừa một chất nào đó cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây. Việc cân đối tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng là điều cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo cây trồng phát triển khỏe mạnh.
  • Thứ hai, bón đúng loại phân: Mỗi loại phân trên thị trường sẽ có đặc điểm và tác dụng khác nhau đối với từng loại cây trồng. Do đó, bà con cần chọn đúng loại phân bón để cây hấp thụ và sinh trưởng phát triển tốt. Việc lựa chọn loại phân phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây và tính chất của đất sẽ là yếu tố quyết định đến chất lượng nông sản sau này.
  • Thứ ba, bón phân đúng lúc, đúng lượng: Bà con cần nhớ rằng nhu cầu dinh dưỡng của cây sẽ thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng. Có giai đoạn cây rất cần Kali nhưng có lúc cây lại cần đạm nhiều hơn. Vậy nên, bón phân đúng thời điểm và theo lượng cần thiết sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao.
  • Thứ tư, bón đúng thời tiết, mùa vụ: Thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của phân bón. Người trồng nên xem xét để lựa chọn thời điểm và điều kiện thời tiết phù hợp để bón phân, nhằm tránh lãng phí phân bón, nâng cao hiệu suất sử dụng, đồng thời tránh nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
  • Cuối cùng, bón đúng cách: Có rất nhiều phương pháp bón phân như bón vào hố, vào rãnh hoặc rải trên mặt đất,.. Việc lựa chọn cách bón phù hợp với từng loại cây và điều kiện canh tác giúp tối ưu hóa sự hấp thụ dinh dưỡng cho cây trồng.

Nguyên nhân gây thất thoát phân bón là gì?

Thất thoát phân bón do nhiều nguyên nhân, không chỉ giảm hiệu quả canh tác mà còn khiến ô nhiễm môi trường. Một số nguyên nhân chính gây thất thoát phân bón đó là:

  • Bay hơi: Phản ứng hóa học, vi sinh vật hoặc nhiệt độ cao có thể gây bay hơi phân bón.
  • Rửa trôi [chảy tràn]: Mưa lớn và địa hình dốc làm nước chảy nhanh, cấu trúc đất kém làm cho phân bón bị rửa trôi. Bón phân quá mức có thể làm cây không hấp thụ hết, để lại dư thừa trong đất.
  • Thấm sâu xuống đất [trực di]: Phần nitơ dư thừa từ bón quá mức có thể thấm sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước.
  • Cố định: Vi khuẩn, kim loại nặng và keo đất có thể cố định phân bón trong đất, làm cho cây khó hấp thu.

Một số mẹo bảo quản phân bón đúng cách

Việc bảo quản phân bón đúng cách sẽ giúp duy trì chất lượng và hiệu quả của chúng trong quá trình sử dụng. Bạn hãy lưu lại ngay một số mẹo bảo quản các loại phân bón thông thường sau đây:

  • Lưu trữ ở nơi khô ráo để tránh tình trạng hút nước từ môi trường xung quanh, dễ tạo thành cục.
  • Tránh ánh nắng trực tiếp, nên lưu trữ phân bón ở nơi thoáng đãng để giảm nhiệt độ và độ ẩm, giúp bảo quản chất lượng.
  • Đóng gói phân bón chặt chẽ sau khi sử dụng để ngăn chặn sự tiếp xúc với không khí, giảm thiểu tác động của độ ẩm và oxy lên chất lượng.
  • Luôn kiểm tra ngày hạn sử dụng trên bao bì và sử dụng phân bón trước khi hết hạn để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
  • Bảo quản các loại phân bón riêng biệt và ghi chú thông tin quan trọng như thành phần, liều lượng sử dụng và hạn sử dụng để tránh nhầm lẫn.
  • Tránh lưu trữ phân bón ở nơi có nhiệt độ cao, vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chất lượng của chúng.

Phân bón Hà Lan – Công ty sản xuất và phân phối phân bón uy tín nhất hiện nay

Công ty sản xuất Phân bón Hà Lan

Công ty Cổ phần Phân bón Hà Lan là đơn vị chuyên sản xuất và phân phối đa dạng các loại các loại phân bón khác nhau. Với cam kết vững chắc về sự tận tâm, chúng tôi đã xây dựng hệ thống nhà máy hiện đại, sử dụng công nghệ hóa lỏng Ure tiên tiến để tạo nên sản phẩm phân bón cây trồng đạt chuẩn với mức giá phải chăng.

Phân bón Hà Lan chuyên sản xuất các dòng sản phẩm đặc chủng như nhóm phân AMAZON, BIGONE, SEVEN, HUMAX RONG BIỂN, NPK 17-7-21, NPK 18-18-18. Đây là những sản phẩm đã trở thành lựa chọn đáng tin cậy của nhiều bà con nông dân, đặc biệt là trong khu vực Tây Nguyên. Mỗi loại phân bón đều được tối ưu hóa cho từng loại cây trồng, đất đai và điều kiện thời tiết, mang lại hiệu quả cao nhất cho mùa vụ của bà con.

Phân bón Hà Lan tự hào là đơn vị tiên phong, quyết tâm đầu tư và đổi mới để tạo ra những sản phẩm phân bón chất lượng nhất trên thị trường, hướng tới tiêu chí cạnh tranh công bằng và nhận về sự tin tưởng tuyệt đối từ phía bà con nông dân.

Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ chi tiết cho bạn về khái niệm phân bón là gì? Tác dụng của phân bón đối với sự phát triển của cây trồng như thế nào? Mong rằng, với những thông tin mà Phân bón Hà Lan cung cấp sẽ giúp bà con biết cách lựa chọn loại phân cây trồng phù hợp và sử dụng một cách hiệu quả.

Phân bón Hà Lan luôn sẵn sàng đồng hành cùng bà con trong mọi hành trình và cam kết mang đến một mùa màng bội thu. Nếu còn lo lắng bất kỳ điều gì về việc chọn phân cây trồng, vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua các phương thức sau đây để được tư vấn miễn phí.

Chủ Đề