Phần hoàn thiện chiếm bao nhiêu phần trăm

I/  CÁCH TÍNH TOÁN XÂY DỰNG PHẦN THÔ :

Bước 1 : Chọn giá bình quân thi công xây dựng phần thô
Để chọn giá bình quân thi công xây dựng phần thô, bạn có thể tra cứu từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có một nguồn phổ biến và dễ kiếm nhất là từ Internet. Hiện nay, các công ty thi công xây dựng báo giá trên mạng Internet khá nhiều, giá thi công xây dựng phần thô dao động từ 2.6 3.2 triệu đồng / m2 tùy thuộc vào công ty và loại công trình. Bao giờ thì các công trình có diện tích đất nhỏ, mặt tiền hẻm nhỏ, hoặc biệt thự sẽ có đơn giá cao hơn nhà phố bình thường khoảng từ 100.000 200.000 đồng / m2. Còn đối với các công trình có diện tích sàn xây dựng lớn từ 300 500 m2 thì thường đơn giá bình quân sẽ giảm lại đôi chút. Như vậy, để đảm bảo tính hợp lý bạn nên chọn mức giá bình quân là giá trung bình mà bạn tham khảo được. Chẳng hạn nếu bạn điều tra được mức giá trung bình chung là 2.6 3.2 triệu đồng / m2 thì bạn nên chọn giá trung bình là 2.9 triệu đồng / m2.

Bước 2 : Phân chia diện tích sàn xây dựng theo từng nhóm riêng
Việc phân chia diện tích sàn xây dựng theo từng nhóm riêng là bởi vì thực tế là chi phí xây dựng đối với phần ngầm sẽ cao hơn với phần diện tích bình thường, diện tích xây dựng phần sân nhà, ban công, sàn mái sẽ thấp hơn so với diện tích bình thường. Do đó, đối với diện tích xây dựng thấp hơn mặt đường thì người ta sẽ phải tính đơn giá cao hơn bình thường, và ngược lại đối với diện tích xây dựng cho phần sân nhà, sàn mái, ban công người ta sẽ phải tính đơn giá thấp hơn bình thường. Vậy phần thấp hơn đó là bao nhiêu ? Một số công ty xây dựng có uy tín đã đưa ra tỷ lệ thực tế có thể thi công được như sau :

NỘI DUNG HẠNG MỤC

Tỷ lệ % so với

đơn giá chuẩn

Phần nổi [từ cốt cao độ vỉa hè đi lên]

 

Phần diện tích có mái che

100%

Sân trước và sân sau không có móng, đài cọc, đà kiềng bên dưới

50% - 60%

Sân trước và sân sau có móng, đài cọc, đà kiềng bên dưới

80% - 90%

Phần diện tích không có mái che [ngoại trừ sân trước và sân sau] như sân thượng, sân phơi, mái BTCT, lam BTCT...

50% - 60%

Mái tôn [bao gồm xà gồ, sắt hộp, tôn]

35% - 40%

Mái ngói kèo sắt [bao gồm hệ thống vì kèo sắt và ngói]

60% - 70%

Mái ngói BTCT [bao gồm hệ thống vì kèo sắt và ngói]

100%

Ô giếng trời, ô trống trong nhà < 10m2

100%

Phần ngầm [thấp hơn cốt cao độ vỉa hè]

Tầng hầm có độ sâu lớn hơn 2,0m so với cốt cao độ vỉa hè

200% - 220%

Tầng hầm có độ sâu từ 1,5 đến 2,0m so với cốt cao độ vỉa hè

150% - 170%

Tầng hầm có độ sâu từ 1,0 đến 2,5m so với cốt cao độ vỉa hè

130% - 150%


Bước 3 : Áp giá bình quân cho từng loại diện tích
Sau khi phân loại ra từng loại diện tích giống nhau ở bước 2, tiến hành áp giá bình quân cho từng loại diện tích. Lấy đơn giá bình quân nhân với tổng diện tích của từng loại sẽ được tổng chi phí cho từng loại diện tích ấy.

Bước 4 : Tính tổng chi phí xây dựng phần thô.
Tổng chi phí xây dựng thô được tính bằng cách cộng tất cả chi phí xây dựng của từng nhóm diện tích.

Bạn có thể tham khảo mẫu báo giá xây dựng phần thô tại đây : Mẫu ước tính chi phí xây dựng

II/  CÁCH TÍNH TOÁN XÂY DỰNG PHẦN HOÀN THIỆN :

Bước 1 : Chọn giá bình quân thi công phần hoàn thiện theo từng gói
Đối với chi phí cho công tác hoàn thiện, ta chỉ có thể tính toán dành cho gói hoàn thiện với các loại vật tư có giá trung bình và thấp mà thôi. Còn những vật tư cao cấp thì thực sự trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng với nhiều mức giá khác nhau, phụ thuộc vào mức độ chịu chơi của chủ nhà. Chẳng hạn như đèn trần, bạn có thể mua với giá 5.000.000 đồng / bộ cũng có mà mua với giá 50.000.000 đồng / bộ cũng có. Cho nên, việc ước tính ở đây chỉ áp dụng đối với các sản phẩm hoàn thiện trung bình dao động trong khoảng từ 1.7 2.3 triệu đồng / m2.

Bước 2 : Tính tổng diện tích sàn xây dựng [trừ diện tích sàn mái]
Sau khi chọn giá bình quân thi công hoàn thiện xong, bạn cần tính tiếp tổng diện tích sàn xây dựng cho phần hoàn thiện. Tổng diện tích sàn xây dựng ở đây sẽ không bao gồm diện tích phần sân trước, sân sau và sàn mái.

Bước 3 : Áp giá bình quân với tổng diện tích sàn xây dựng.
Sau khi có tổng diện tích sàn xây dựng rồi, bạn tiếp tục áp giá xây dựng hoàn thiện bình quân nhân với tổng diện tích sàn xây dựng sẽ có được tổng kinh phí cho phần hoàn thiện.

Như vậy, với phương pháp trên, bạn đã có thể tự ước tính chi phí xây dựng cho căn nhà của mình rồi. Tuy nhiên, nên nhớ rằng việc ước lượng này chỉ mang tính tương đối thôi vì vậy bạn nên tính theo cả 3 phương án giá bình quân thấp nhất, trung bình và cao nhất để có hình dung rằng tổng chi phí dành cho phần xây dựng của mình sẽ nằm trong khoảng nào. Từ kết quả tính toán đó, các bạn có thể lên kế hoạch tài chính cho mình phù hợp hơn, kẻo lại rơi vào trường hợp Chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền !

Bài viết liên quan :
Mẫu ước tính chi phí xây dựng

Chủ Đề