Pháp luật quy định người bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm

Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành

Văn Chung
Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành, Như vậy theo quy định trên ta thấy nếu người gây thiệt hại là ...

Bài viết cùng chủ đề

Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành

Câu hỏi của bạn:

Xin luật sư cho biết: Tuổi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật từ. Tôi xin cảm ơn

Câu trả lời của bạn

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đếnPhòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn:Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành

Do trong câu hỏi của bạn chỉ nói tuổi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật từ mà không nói rõ đó là trách nhiệm pháp luật là hình sự hay dân sự. Do vậy chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật là gì?

Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật là thời điểm công dân Việt Nam phải chịu trách nhiệm đối với những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội do mình gây ra. Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật được phân thành độ tuổi chịu trách nhiệm trong lĩnh vực hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân sự. Quy định độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật được khoa học xác định thông qua quá trình phát triển về nhận thức của con người. Khi đến độ tuổi đó thì công dân cần chịu trách nhiệm với những sai phạm của chính mình.

2. Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật trong lĩnh vực hình sự

Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy theo quy định trên ta thấy người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phảichịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm bao gồm cả tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng được hiểulà tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù và trong khi phạm tội người phạm tội phải biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết hậu quả có thể xảy ra và mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Đồng thời người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi còn phải chịu trách nhiệm hình sự vềtội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm đặc biệt nghiêm trong được hiểu làtội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình, trong trường hợp này người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả lỗi cố ý là vô ý

Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật

3. Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật trong lĩnh vực dân sự

Điều 586 BLDS năm 2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:

Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được

Như vậy theo quy định trên ta thấy nếu người gây thiệt hại là người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

Nếu người gây thiệt hại là người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Nếu người gây thiệt hại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

3.5 / 5 [ 6 bình chọn ]
Tư vấn Email Soạn đơn, hợp đồng Tư vấn tại văn phòng

Bài viết cùng chuyên mục

Các bài viết khác

Video liên quan

Chủ Đề