Phổ nhĩ quýt là gì

Ai đã từng tìm hiểu hoặc nghe về trà Phổ Nhĩ sẽ đều biết đến loại trà Phổ Nhĩ quýt này. Trong phần trước, Trầm và Ấm đã cung cấp một số thông tin sơ bộ nhất về loại trà này tới các bạn như nguồn gốc, tên gọi, những phầm chất, hương vị đặc trung nhất của loại trà này. Cả nhà có thể xem phần 1 trong link ở phần comment.

Trong phần tiếp theo này, chúng tôi sẽ nói về phân loại, các công đoạn chế và những lưu ý khi sử dụng Tiểu Thanh Cam nhé!

5. Chủng loại và quy trình công nghệ quy phạm của tiểu thanh cam là gì?

Thời gian thu hái quả cam để chế biến tiểu thanh cam, quả to nhỏ ra sao cũng đều có tiêu chuẩn tương ứng. Trước khi chính thức chế biến cần thông qua bước tuyển chọn, lựa chọn quả kỹ càng để bảo đảm rằng nguồn nguyên liệu thực sự phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn chế biến.

Về cơ bản, công đoạn chế biến tiểu thanh cam cần trải qua hơn 10 khâu như: lựa quả, cắt quả, rửa quả ,móc ruột quả ,phơi khô, đúc trà, chế biến, phơi khô, đóng gói. Trong đó khâu cần rườm rà nhất chính là cắt mở tạo nắp , móc ruột quả ra, tạo lỗ..

Mà sự phân biệt chủng loại công nghệ tiểu thanh cam chủ yếu xuất hiện tại điều kiện làm khô, phương pháp làm khô không giống nhau khiến tạo thành vị và hương khác nhau. Thường dựa vào các phương pháp phơi khô khác nhau, chúng được phân thành các kiểu như: phơi nắng tự nhiên, sấy nhiệt độ cao , sấy nhiệt độ thấp và bán tự nhiên…

- Phơi nắng tự nhiên, tức là đơn thuần dùng ánh nắng mặt trời. Phương pháp này cần thời gian tương đối dài, thành phẩm có hương vị trầm, vị ngọt ngào tươi mới, sau chút đắng có vị ngọt quay lại. Tuy nhiên có một điểm đáng tiếc là phơi nắng tự nhiên như vậy bị cho là khiến cho hương trà và hương quả kết hợp hơi thấp, cần lưu giữ qua 1 thời gian thì mới đạt đến mùi vi lý tưởng. Ngoài ra trong quá trình sản xuất nếu như gặp phải những ngày thời tiết xấu thì dễ dàng gây ra tình trạng nấm mốc, do vậy mà giá thành sản xuất cao, độ mạo hiểm lớn, sản lượng thấp.

- Dùng nhiệt độ cao sấy khô là sử dụng nhiệt độ khoảng từ 70 – 80 độ, từ lúc tiểu thanh cam được sấy đến lúc khô, công nghệ này chỉ dùng 1 khoảng thời gian rất ngắn, làm xong là có thể sử dụng luôn, vị ngon ngọt ngào cùng hương vị thập toàn. Tuy nhiên do hàm lượng tinh dầu ở vỏ tương đối cao mà lá trà kết hợp với vị ngọt nơi vỏ tương đối thấp, sau khi lưu trữ thì ngày càng ít đi. Phương pháp này cho thành phẩm có giá thành khá rẻ.

- Dùng nhiệt độ thấp để sấy khô tức là dùng nhiệt độ khoảng 45 độ để sấy, tiểu thanh cam được sấy khô với thời gian lâu hơn, chi phí và giá thành cũng cao hơn. So với phương pháp dùng nhiệt độ cao để sấy mà nói, thành phẩm này có vị ngon càng tuyệt hơn, nâng hương thơm lên cao hơn, bảo đảm được sự tươi mới.

- Phương pháp bán tự nhiên là sự kết hợp giữa phơi nắng và sấy bằng nhiệt độ thấp, dựa vào những chi tiết nắm bắt không giống nhau mà tạo thành vị ngon không giống nhau. Công nghệ làm khô này khá tốn thời gian nhưng có thể giảm thiểu rủi ro do thời tiết xấu mang lại, làm cho phương pháp phơi càng dễ kiểm soát và điều chỉnh, đồng thời cũng có thể đảm bảo sự kết hợp giữa trà và vỏ cho hương chuẩn xác. Tiểu thanh cam sản xuất theo phương pháp bán tự nhiên cho vị ngon lâu hơn , sự kết hợp giữa hương thơm và vị đều đặn hơn, vị ngọt thanh thoát, giá cả cũng không quá đắt mà sẽ chỉ thuộc tầm trung thôi.

6. Những điểm tốt khi sử dụng tiểu thanh cam?

Nhóm chuyên gia nổi tiếng bệnh về hô hấp của Chung Nam Sơn từ năm 2015 đã bắt đầu nghiên cứu về tân hội trần bì [cam trà], cuối cùng sau 2 năm nghiên cứu này đã chỉ ra rằng: tân hội trần bì có tác dụng ngăn ngừa và giảm nhẹ đi không khí ô nhiễm có hại cho phổi - 1 trong những tác nhân gây viêm phổi.

Ngoài ra, lớp vỏ của tiểu thanh cam còn hàm chứa phong phú như chất dầu dễ bốc hơi cùng với axit như chanh, flavonoid…uống đúng cách có thể cải thiện bệnh viêm họng mãn tính,có đàm và nghẹt mũi. Tình trạng gan kém cùng tiêu hóa kém , rối loạn tiêu hóa và các triệu chứng thể chất khác… Ngoài ra axit phenolic và nobiletin cũng đã được chứng minh là những chất có tác dụng thúc đẩy sự trao đổi chất ở con người.

7. Lớp vỏ tiểu thanh cam có thể sinh ra những cụm tuyết trắng, nó là gì đây?

Lớp vỏ của tiểu thanh cam có thể xuất hiện 1 tầng như lớp tuyết bao phủ, đây thực chất ko phải nấm mốc, mà là kết tủa cuả dầu cam, mà chỉ có những quả cam bên trong hàm chứa nhiều lượng dầu mới có đặc điểm này. Giống như hồng treo sấy khô – khi bên trên bề mặt quả hồng được bao phủ bởi lớp đường trắng kết tủa ra ngoài thì mới được gọi là hồng ngon, Tiểu Thanh Cam cũng tương tự như vậy.

8, Cách pha trà phổ nhĩ quýt tiểu thanh cam

Tiểu thanh cam được ví là viên ngọc quý đáng yêu trên tay người, xinh xắn lung linh. Ngoài dùng để thưởng thức uống ra, nó còn có giá trị chiêm ngưỡng.

sau khi mở và loại bỏ lớp bọc tiểu thanh cam ra, thì trực tiếp cho cả quả vào chén hoặc ấm, cắt nắp quả ra, thông qua nước trà ngọt, mùi vị ta có thể chỉnh sao cho vừa miệng. cần chú ý độ chín của trà, độ ướt trên bề mặt vỏ đều phải vừa vặn thì mới có thể phát triển đầy đủ hương vị ngon ngọt thơm mát của tiểu thanh cam, có thể ngâm hãm nhiều lần.

- Phương pháp đâm lỗ rồi ngâm pha:

Dùng trà trâm hoặc dùng vật nhọn dâm vài ba lỗ trên tiểu thanh cam, lỗ to hay nhỏ đều được miễn là ko để vụn trà thoát ra, sau đó làm như phương pháp ngâm cả quả mà thôi.

Phương pháp này tuy rõ là có hơi phiền phức 1 chút nhưng lại cũng có thể coi là thú vui tao nhã, vị từ từ lan tỏa ra qua các lỗ, hương trong veo mượt mà, vị ngon có độ dày hương và vị đều vừa phải, thích hợp cho ngâm pha nhiều lần, đồng thời nước trà từ những lỗ nhỏ đó cứ dần dần phai ra, thấm dần ra, tạo thành những gợn sóng màu biến hóa vô cùng huyền ảo.

- Phương pháp đập vỡ vỏ rồi ngâm pha:

Bạn rửa sạch 2 tay, dùng tay bóp nát vỏ ngoài, dựa vào lượng uống mà cho vào lượng trà với vỏ và trà thích hợp. Với phương pháp này, sự kết hợp giữa vị trà và vị cam tương đối tốt, nhưng không ngâm pha được nhiều lần như các phương pháp trên.

Phương pháp này có 2 cách khác nhau, 1 cách là sau khi ngâm pha vài lần rồi cuối cùng mới cho vào ấm đun, cách 2 là trực tiếp cho vào ấm đun ngay. Phương pháp này vị ngon tương đối ổn, hương trà mạnh mẽ, tư vị cũng nồng đượm hơn, khi nấu trà tránh rót cạn nước, nên lưu lại chút nước, 1 quả có thể dùng được lâu, tiết kiệm khá tốt.

9. Phương pháp lưu giữ tiểu thanh cam:

Phương pháp niêm phong: mục đích để lưu giữ tốt nhất những chất có trong tiểu thanh cam, tránh bị mất đi, ta niêm phong chặt lại là tốt nhất.

Tránh ánh nắng trực tiếp: để tráng hoạt chất phong phú trong lá trà cùng vỏ cam bị oxi hóa mất đi, làm giảm đi vị ngon.

Lưu ý độ ẩm: độ ẩm trong không khí sẽ làm tiểu thanh cam bị nấm mốc, nên điều này cần đặc biệt lưu tâm.

Giá trị sưu tầm cao: trần bì và phổ nhĩ trà ngấu kỹ đều có đặc tính càng cũ thì càng thơm ,lớp vỏ tiểu thanh cam được lưu giữ khoảng 3 năm thì được coi là trần bì.

Hương thơm thanh mát của lớp vỏ cam và hương thơm cổ xưa tựa như sự kết hợp độc đáo mà lại mang công hiệu tốt cho sức khỏe. Nếu có cơ hội, mọi người nên thử loại trà tuyệt vời này một lần nhé, để thấy sự ngọt ngào vấn vít hương thơm!

Chủ Đề