Phố ông đồ nhà văn hóa thanh niên năm 2024

[PLO]- Sau một tuần mở cửa đón khách, phố ông đồ tại Nhà Văn hóa Thanh niên [quận 1] thu hút đông đảo khách tham quan đến chụp ảnh, mua sắm những ngày cận Tết.

Ngày 24-1, phố ông đồ tại Nhà Văn hóa Thanh niên [quận 1, TP.HCM] chính thức mở cửa đón khách tham quan.

Video: Phố ông đồ TP.HCM náo nhiệt những ngày cận Tết

Sau một tuần mở cửa, phố ông đồ thu hút hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến chụp ảnh, vui chơi, mua sắm mỗi ngày.

Tính đến ngày 31-1, phố Ông đồ trong Lễ hội Tết Việt 2024 tổ chức tại Nhà Văn hóa Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra được 1/3 chặng đường. Theo Ban Tổ chức, qua một tuần diễn ra, phố Ông đồ đã thu hút hàng chục nghìn lượt khách tham quan, mua sắm, chủ yếu là các bạn trẻ.

Các gian hàng tại phố Ông đồ năm nay luôn đông khách từ sáng đến tối.

Tuy nhiên, sau một tuần diễn ra, cả các "ông đồ" và du khách đều có chung nhận định: Việc "xin chữ" năm nay đã ít hơn so với các năm trước. Thay vào đó, du khách tìm mua và đặt hàng các ông đồ viết chữ trang trí lên các vật phẩm Tết như bao lì xì, quạt giấy, tranh tường....

Nhiều du khách đặt hàng các ông đồ viết chữ thư pháp lên bao lì xì.

Nói về xu hướng mới này, bạn Ngô Phương Lan [nhân viên văn phòng tại quận 1] cho rằng các bạn trẻ thích bao lì xì trang trí kiểu thư pháp để có món quà vừa độc đáo, không trùng lắp, vừa dễ mua, dễ dùng, dễ phổ biến. Món quà này cũng nhiều ý nghĩa và dễ lưu giữ hơn việc xin chữ ngày Xuân treo trang trí vài ngày Tết rồi lại phải cất giữ, không tiện dụng.

Một ông đồ trẻ nhanh nhạy bắt xu hướng, phục vụ theo nhu cầu khách hàng.

Còn bạn Vương Thanh Sang [sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh] cho biết năm nay bạn không tìm chữ hay sưu tầm bao lì xì thư pháp mà chọn đặt cho mình một bức tranh vẽ hoa sen với vài dòng thơ lục bát chữ quốc ngữ, nhờ ông đồ thể hiện theo lối vẽ xưa như một món đồ lưu niệm ghi lại thời khắc chuyển giao sang Xuân mới Giáp Thìn 2024. "Em lưu giữ được lâu hơn món quà ý nghĩa này", Thanh Sang nói.

Ông đồ đang thực hiện bức vẽ hoa sen theo yêu cầu của khách.

Trong khi đó, chị Trần Minh Thanh, ngụ tại phường Võ Thị Sáu, quận 3 tranh thủ ngày cuối tuần đưa con gái 7 tuổi đi phố Ông đồ và hướng dẫn bé chọn món quà là bức vẽ rồng cuộn hổ ngồi. Chị cho biết: "Bé gái dù còn nhỏ, nhưng rất mê nghe ba nói chuyện về những tích xưa và lịch sử. Từ câu chuyện ba kể về Vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long bởi ở đó có thế đất đắc địa rồng cuộn hổ ngồi, nên bé muốn tìm hiểu thêm về tích này. Vì vậy, tôi đã đặt bức vẽ dịp Tết làm quà cho con mình".

Ông đồ đang hoàn thành bức vẽ rồng cuộn hổ ngồi theo yêu cầu của khách nhí.
Một ông đồ đang hoàn thiện bức vẽ hoa đào theo yêu cầu của khách.
Một "bà đồ" đang thực hiện bức vẽ chữ quốc ngữ theo lối xưa trên nền giấy đỏ.
Phố Ông đồ năm nay còn có những gian hàng bán đồ lưu niệm làm từ vật liệu thiên nhiên đậm chất dân gian Việt Nam.
Đa phần các ông đồ có tuổi đời còn trẻ..jpg]Một gian hàng mỹ nghệ trên phố Ông đồ trang trí linh vật rồng được làm thủ công rất chi tiết, tỉ mỉ.
Một gian hàng chuyên vẽ tranh Tết trên phố Ông đồ.
Một du khách lớn tuổi ghé chân nghỉ ngơi giữa trưa nắng tại một gian hàng ông đồ vắng khách.

Theo Ban Tổ chức, qua một tuần diễn ra, hơn 50 ông đồ trên 2 dãy phố Ông đồ tại các đường Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Thị Minh Khai quanh Nhà Văn hóa Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh ngay trung tâm quận 1 đã góp phần làm tươi thắm thêm sắc xuân của Lễ hội Tết Việt Giáp Thìn 2024 đậm đà bản sắc dân tộc.

Dự kiến, phố Ông đồ tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ đóng cửa vào ngày 14-2-2024, tức mùng 5 Tết Giáp Thìn.

TPHCM - Sau thời gian khai mạc, Phố ông đồ tại Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM lập tức trở thành điểm đến thu hút hàng nghìn người tới tham quan, chụp ảnh, tạo một nét đẹp văn hóa của người dân TPHCM những ngày cuối năm.

Từ sáng 28.1 [ngày 18 tháng Chạp], Phố ông đồ tại Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM đã đông nghịt người dân đến dạo chơi; ai nấy đều diện những bộ áo dài rực rỡ để chụp hình.Đường mai vàng dọc vỉa hè đường Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Minh Khai luôn đông đúc. Nhiều người đến chụp hình tràn xuống dưới lòng đường khiến các con đường này ách tắc kéo dài.

Ngoài con đường mai vàng, điểm nhấn của lễ hội năm nay là các không gian làng nghề như bức tường được dựng từ 600 chậu gốm, tiểu cảnh được tạo hình bằng 300 chiếc nón lá cùng 500 m chiếu manh tạo không gian truyền thống, kết hợp cách sắp đặt hiện đại thu hút du khách đến chụp ảnh.Kiều Trinh [ngụ Phú Nhuận] cùng bạn thân cho biết, đây là lần đầu tiên đến Phố ông đồ, trước khi đến đây, họ đã ghé chợ Bến Thành, hồ Con Rùa để chụp hình. "Tôi ra từ sớm mà đã thấy rất đông người rồi, không khí rất vui tươi, nhưng để chụp được bức ảnh ưng ý thì không hề đơn giản", Trinh nói.Anh Đỗ Hữu Mạnh [ngụ TP Thủ Đức] chở vợ đến đây để chụp hình, nhưng do quá đông cộng với chỗ giữ xe đã kín chỗ nên hai vợ chồng đành phải đổi sang địa điểm khác. "Trước đó hai vợ chồng có qua chợ Bến Thành và hồ Con Rùa chụp, mà chỗ nào cũng đông đúc, vòng qua Phố ông đồ thì bãi xe nào cũng báo hết chỗ, nên chỉ dừng trước đường mai chụp vài kiểu rồi chắc lại đi địa điểm khác để chụp thôi", anh Mạnh cho biết
Nhiều người dân tập trung chụp hình tại khu vực rừng mai vàng nơi có 2 linh vật rồng.Càng về trưa, lượng người đến đây càng đông đúc, nhiều phụ huynh cõng con trên vai để di chuyển.Các bãi giữ xe gần như phủ kín các lề đường quanh Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM, đa số đều đã kín chỗ.Mỗi dịp Tết Nguyên đán, đường mai và Phố ông đồ luôn là địa điểm thu hút đông đảo người dân TPHCM đến dạo chơi, chụp ảnh.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Chủ Đề