Phơi nhiễm thuốc là gì

Phơi nhiễm với HIV là khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.


Dự phòng sau phơi nhiễm là dùng thuốc kháng HIV càng sớm càng tốt sau khi bạn đã phơi nhiễm với HIV để giảm thiểu khả năng bị lây nhiễm HIV. Việc dự phòng phải được thực hiện trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm thì mới có hiệu quả.


Ai nên dùng PEP:

- Những người vừa quan hệ tình dục không an toàn với người khác mà không chắc chắn về tình trạng nhiễm HIV của họ. Trường hợp này có thể là quan hệ tình dục với mại dâm nam hoặc mại dâm nữ.


- Sự cố trong lúc quan hệ tình dục như rách bao, bị trầy xước da niêm mạc mà không chắc chắn về tình trạng nhiễm HIV của bạn tình.

- Những người sử dụng heroin có tiêm chích chung với người nhiễm HIV.


- Những người bị bạo hành tình dục như bị cưỡng hiếp.


- Sự cố hằng ngày khi sống chung với người nhiễm HIV ví dụ như sử dụng nhầm dao cạo râu dính máu của người nhiễm HIV làm trầy xước da, sử dụng bàn chải đánh răng dính máu của người nhiễm HIV làm trầy xước niêm mạc miệng.


- Những người bị cướp đe dọa bằng cách lấy kim dính máu đâm.


- Những người vô tình đạp phải kim khi đi trên đường.


- Nhân viên y tế phơi nhiễm nghề nghiệp trong lúc thực hiện công việc với bệnh nhân nhiễm HIV.


PEP - Phương pháp ngừa HIV khẩn cấp

Những công việc cần làm trước khi dùng PEP

Bạn sẽ được khám kĩ lưỡng, đánh giá tình huống phơi nhiễm có nguy cơ cao hay thấp.
Bạn sẽ được làm các xét nghiệm:


HIV: để chắc chắn bạn đang không nhiễm HIV. Tuy nhiên nếu bạn là người có yếu tố nguy cơ thường xuyên như mại dâm nam, mại dâm nữ, tiêm chích heroin thì xét nghiệm HIV lúc này có thể âm tính trong giai đoạn cửa sổ.


Creatinin: để đánh giá chức năng thận của bạn. Trong các loại thuốc PEP có một thành phần có tác dụng phụ làm suy giảm chức năng thận nên phải đánh giá trước khi sử dụng.


HbsAg: là xét nghiệm xem bạn có đang nhiễm virus viêm gan B.


Anti HCV: là xét nghiệm xem bạn có đang nhiễm virus viêm gan C.

Ngoài ra bác sĩ có thể cho bạn làm thêm các xét nghiệm như: tổng phân tích tế bào máu, chức năng gan,…

Khi kết quả xét nghiệm HIV của bạn âm tính và các xét nghiệm khác bình thường. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc PEP cho bạn.

Tác dụng phụ của PEP và cách hạn chế

Đau đầu, choáng váng: là tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng phác đồ có Efavirenz. Tác dụng phụ này thường giảm bớt sau khoảng một tuần điều trị tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài hết đợt điều trị. Người bệnh cần uống thuốc cách xa bửa ăn khoảng 2 giờ, hạn chế ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ. Nếu bị choáng sau khi uống thuốc cần ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi hạn chế chạy xe vận hành máy móc.

Tiêu chảy: là tác dụng phụ thường gặp của các thuốc kháng virus, tuy nhiên tác dụng phụ này sẽ tự giới hạn hoặc hoàn toàn không có ở một số người. Nếu tình trạng ktieue chảy kéo dài bạn nên uống nhiều nước và gặp bác sĩ kê thêm thuốc chống tiêu chảy khi cần thiết.

Dị ứng: nổi mẫn đỏ thường ở tay, chân, ngực, bụng một số ít ở mặt. Đây là tác dụng phụ thường gặp ở những người có tiền sử dị úng. Để hạn chế các bạn nên kiêng những loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, gà, bò, các loại mắm, các loại thực phẩm lên men,… Nếu bạn có tiền sử dị ứng hãy cho bác sĩ biết, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc chống dị ứng nếu cần thiết.


Tác dụng phụ lên gan và thận: thuốc PEP là một chất ngoại sinh đối với cơ thể nên sẽ được chuyển hóa chủ yếu qua gan và thận. Trong thời gian uống thuốc các bạn nên hạn chế thức khuya, uống nước đầy đủ và không nhịn đi tiểu.

Theo dõi sau khi sử dụng PEP


Thời gian sử dụng PEP là 28 ngày. Sau khi hoàn thành phác đồ điều trị các bạn cần chờ thêm ít nhất là 1 tháng để xét nghiệm HIV. Nếu kết quả HIV âm tính có nghĩa là bạn đã được bảo vệ hoàn toàn. Nếu kết quả HIV dương tính có thể bạn đã nhiễm HIV từ trước, [kết quả HIV lúc bắt đầu điều trị PEP âm tính trong giai đoạn cửa sổ] hoặc các bạn không tuân thủ tốt trong quá trình sử dụng PEP.


Hiệu quả của PEP:

Năm 2016 trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã công bố 6 nghiên cứu quan sát các đối tượng sử dụng PEP. Trong 1535 người nam sử dụng PEP có 1487 người được bảo vệ hoàn toàn. Có 48 ca ghi nhận nhiễm HIV sau đó, nguyên nhân là do họ tiếp tục có hành vi nguy cơ sau khi kết thúc phát đồ 28 ngày và không tuân thủ điều trị.
Tài liệu tham khảo: //stacks.cdc.gov/view/cdc/38856

Vì vậy sau khi sử dụng PEP nếu còn yếu tố nguy cơ các bạn nên tham gia chương trình dự phòng trước phơi nhiễm [PrEP]. Hãy đến phòng khám để được khám và tư vấn kĩ.

Tham khảo ngay: Dịch vụ Dự Phòng & Điều Trị HIV tại Galant Clinic 

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ sở 1: Số 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM
Hotline/Zalo: 0943 108 138 * Tel: 028. 7303 1869
Giờ làm việc: 09:00 - 20:00 [Thứ 2 - Chủ nhật]

Cơ sở 2: Số 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline/Zalo: 0976 856 463 * Tel: 028. 7302 1869Giờ làm việc: 11:00 - 20:00 [Thứ 2 - Thứ 7]

 * www.galantclinic.com
fb.com/GalantClinic * fb.com/galantbinhthanh

Phơi nhiễm Covid là cụm từ được sử dụng rất nhiều hiện nay dù ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng phơi nhiễm Covid là gì. Bài viết dưới đây của các chuyên gia tại MEDLATEC sẽ giúp bạn tìm hiểu về định nghĩa phơi nhiễm Covid và một số vấn đề có liên quan.

1. Định nghĩa phơi nhiễm Covid là gì?

Phơi nhiễm là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực y học để chỉ sự tiếp xúc giữa người bình thường với mầm bệnh trong phạm vi nhất định. Từ đó có thể hiểu phơi nhiễm Covid là trường hợp người bình thường tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 tồn tại trong môi trường hoặc cơ thể người mắc bệnh.

Bất kể ai cũng có khả năng phơi nhiễm Covid nên không được chủ quan

Phạm vi có nguy cơ cao dẫn đến người bình thường phơi nhiễm Covid tối đa là 2m. Chính vì vậy mà Bộ y tế khuyến cáo người dân khi đến những nơi đông người thì đứng cách nhau tối thiểu 2m để tránh bị lây lan virus. Không phải tất cả những trường hợp phơi nhiễm với Covid đều mắc bệnh vì những người hệ miễn dịch tốt thì vẫn có khả năng chống lại virus.

2. Phân loại nhóm nguy cơ đối với người nhiễm Covid

4 tiêu chí gồm nguy cơ thấp, trung bình, cao và rất cao được Bộ y tế phân loại từ ngày 31/07/2021 nhằm đánh giá khả năng tấn công của virus SARS-CoV-2 sau khi phơi nhiễm và mắc bệnh.

Việc phân loại người nhiễm Covid với các nhóm nguy cơ khác nhau nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế, tránh trường hợp hoang mang, lúng túng khi tiếp nhận ca bệnh điều trị. Xác định đúng nguy cơ mắc bệnh ở các nhóm đối tượng phơi nhiễm Coid sẽ giúp bác sĩ nhanh chóng có hướng điều trị thích hợp.

Nhóm nguy cơ thấp

Sau khi có sự phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2 thì nhóm đối tượng sau sẽ có nguy cơ thấp mắc Covid:

  • Người dưới 45 tuổi, không có bệnh lý nền [bệnh mạn tính, tiểu đường, huyết áp, béo phì,…]

  • Người đã hoàn thành 2 mũi vắc xin trở lên trước ngày xét nghiệm mắc Covid ít nhất 12 ngày.

  • Người chưa xuất hiện triệu chứng và chỉ số SpO2 đạt 97% trở lên.

Phân loại nhóm nguy cơ nhiễm Covid giúp hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh

Nhóm nguy cơ trung bình

Những trường hợp nhiễm Covid với nguy cơ trung bình gồm:

  • Người từ 46 tuổi trở lên và dưới 64 tuổi, không có bệnh lý nền.

  • Người xuất hiện các biểu hiện bất thường và đặc trưng của Covid như ho, đau rát họng, tức ngực,…

  • Người có chỉ số SpO2 từ 95 - 96%.

Nhóm nguy cơ cao

Những nhóm đối tượng sau cần có sự theo dõi chặt chẽ từ cán bộ y tế vì nhiễm Covid ở nguy cơ cao là:

  • Người từ 65 tuổi trở lên và không có bệnh lý nền.

  • Phụ nữ đang mang bầu và trẻ em từ 5 tuổi trở xuống.

  • Chỉ số SpO2 từ 93 - 94%.

Nhóm nguy cơ rất cao

Nhóm nguy cơ rất cao là những trường hợp có khả năng bệnh chuyển hướng nặng nhanh chóng sau chi phơi nhiễm và mắc Covid, cần phải có chế độ theo dõi đặc biệt. Những người thuộc trường hợp nguy cơ rất cao bao gồm:

  • Người mắc một trong số các bệnh lý nền và từ 65 tuổi trở lên.

  • Người trong bất kỳ độ tuổi nào đang trong tình trạng cấp cứu.

  • Người có chỉ số SpO2 từ 92% trở xuống.

  • Người đang thở máy, đang có ống khí quản, bị liệt tứ chi hoặc đang chữa bệnh bằng hoá - xạ trị.

Nhóm nguy cơ rất cao cần theo dõi đặc biệt sau khi phơi nhiễm và mắc Covid

Mặc dù không phải tất cả nhưng đa số các trường hợp sau khi phơi nhiễm Covid sẽ có nguy cơ bị bệnh. Tùy vào từng nhóm nguy cơ cũng như tình trạng thực tế của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra định hướng điều trị.

3. Những việc cần làm sau khi phơi nhiễm Covid là gì?

Có rất nhiều người sau khi biết mình có phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2 thì hoang mang, lo lắng và không biết bản thân nên phải làm gì. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay thì rất khó tránh khỏi trường hợp bạn tiếp xúc với mầm bệnh Covid, khi đó, những việc mà bạn cần làm sẽ bao gồm:

  • Sau khi có sự tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 ở bất cứ phạm vi nào thì trước tiên là bạn phải giữ bình tĩnh, đây là điều cực kỳ quan trọng mà ai cũng phải nhớ.

  • Dù bản thân có biểu hiện hay không thì bạn cũng cần phải tự chủ động cách ly với những người xung quanh cho đến khi xét nghiệm kiểm tra có kết quả.

  • Bạn có thể tự chủ động test nhanh kháng nguyên tại nhà nếu biết cách và liên hệ với cơ quan y tế gần nhất. Tuy nhiên, tốt nhất thì bạn vẫn nên liên hệ sớm với nhân viên y tế đến kiểm tra để có kết quả chính xác nhất.

  • Nếu kết quả test nhanh dương tính thì nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn cách ly tại nhà hay đến các khu cách ly, điều trị tập trung.

  • Trường hợp kết quả test âm tính thì bạn cũng không nên chủ quan, có thể tiếp tục xét nghiệm RT-PCR để biết chính xác có nhiễm Covid hay không.

Tuy nhiên, trong trường hợp nào thì sau khi phơi nhiễm, điều bạn cần quan tâm nhất chính là sức khoẻ của bản thân. Để lại sự tấn công của virus, bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng bằng những loại thực phẩm giúp hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước, xông mũi với gừng, xả, chanh,…

Với những chia sẻ của chuyên gia về vấn đề phơi nhiễm Covid là gì nói trên hy vọng đã mang đến thông tin bổ ích cho mọi người. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay thì mầm bệnh dường như có mặt khắp mọi nơi nên khó tránh khỏi khả năng phơi nhiễm Covid. Cách tốt nhất và an toàn nhất hiện nay theo khuyến cáo của Bộ y tế chính là tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Việc tiêm vắc xin mặc dù không cho hiệu quả bảo vệ cơ thể hoàn toàn nhưng giúp làm giảm khả năng mắc bệnh sau khi phơi nhiễm. Hơn nữa, nếu bạn có mắc Covid thì cũng chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ hoặc không có biểu hiện, giảm nguy cơ chuyển hướng nặng.

Hãy tiêm vắc xin phòng Covid để tự bảo vệ mình và những người xung quanh

Ngoài những vấn đề về phơi nhiễm Covid là gì, nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc liên quan đến đại dịch hay bất kể nghi vấn nào về sức khỏe, có thể liên hệ với bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Để biết thêm nhiều thông tin hơn, bạn có thể tìm hiểu trên địa chỉ website: medlatec.vn hoặc liên hệ trực tiếp theo hotline: 1900 56 56 56 để được tư vấn và hướng dẫn.

Video liên quan

Chủ Đề