Phong cách ngôn ngữ của Lưu Quang Vũ

Đặc điểm ngôn ngữ thơ lưu quang vũ

  • doc
  • 120 trang
1

bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng ®¹i häc vinh
====–
š
— › ====

NguyÔn ThÞ Thanh B×nh

§Æc ®iÓm Ng«n ng÷
th¬ lu quang vò

Chuyªn ngµnh: Lý luËn ng«n ng÷
M· sè: 60.22.01
luËn v¨n th¹c sÜ ng÷ v¨n

Ngêi híng dÉn khoa häc:
PGS.TS. Phan MËu C¶nh

Vinh 2008
Môc lôc

2
Tran
g
Mở đầu...........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Mục đích nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu.............................................2
3. Lịch sử vấn đề.............................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................8
5. Cấu trúc của luận văn.................................................................................8
Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài

9

1.1. Thơ và ngôn ngữ thơ ca...........................................................................9
1.1.1. Thơ là gì?..............................................................................................9
1.1.2. Ngôn ngữ thơ là gì?..............................................................................11
1.1.3. Đặc trưng ngôn ngữ thơ........................................................................12
1.2. Lưu Quang Vũ và thơ Lưu Quang Vũ.....................................................19
1.2.1. Lưu Quang Vũ......................................................................................19
1.2.2. Thơ Lưu Quang Vũ...............................................................................21
Chương 2: Một số đặc điểm về thể thơ, vần nhịp và từ ngữ trong thơ
Lưu
Quang

........................................................................................................................
25
2.1. Đặc điểm về thể thơ.................................................................................25
2.1.1. Thể thơ 5 chữ........................................................................................25
2.1.2. Thể thơ 7, 8 chữ....................................................................................26
2.1.3. Thể thơ tự do.........................................................................................28
2.2. Đặc điểm về vần và nhịp.........................................................................30
2.2.1. Đặc điểm về vần...................................................................................30
2.2.2. Đặc điểm về nhịp..................................................................................40
2.3. Một số đặc điểm về từ ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ..............................45
2.3.1. Sử dụng từ láy mang lại hiệu quả nghệ thuật.......................................46

3
2.3.2. Sử dụng lớp từ chỉ màu sắc...................................................................50
3.2.3. Sử dụng lớp từ chỉ không gian..............................................................56
2.4. Các cấu trúc thường gặp trong thơ Lưu Quang Vũ.................................61
2.4.1. Cấu trúc so sánh....................................................................................61
2.4.2. Cấu trúc lặp...........................................................................................70
2.4.3. Cấu trúc câu hỏi tu từ ...........................................................................77
Chương 3: Một số đặc điểm ngữ nghĩa thơ Lưu Quang Vũ.....................82
3.1. Hình tượng thơ và đặc điểm cấu trúc hình tượng thơ..............................82
3.1.1. Khái niệm hình tượng thơ.....................................................................82
3.1.2. Đặc điểm cấu trúc của hình tượng thơ..................................................84
3.2. Những hình tượng thơ tiêu biểu trong thơ Lưu Quang Vũ......................86
3.2.1. Hình tượng gió......................................................................................86
3.2.2. Hình tượng lửa......................................................................................93
3.2.3. Hình tượng quả chuông........................................................................99
3.2.4. Hình tượng "Em" trong thơ tình Lưu Quang Vũ..................................102
3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa từ những hình tượng thơ của Lưu Quang Vũ.........108
3.3.1. Tính cá thể hóa trong sáng tạo nghệ thuật............................................108
3.3.2. Tính đa nghĩa của các hình tượng thơ trong thơ Lưu Quang.Vũ..........110
3.3.3. Tính biểu cảm của hình tượng thơ trong thơ Lưu Quang Vũ...............110
Kết luận..........................................................................................................112
Tài liệu tham khảo........................................................................................114

4

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật nói chung và ngôn ngữ thơ ca nói
riêng mà cụ thể là tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ của một tác giả là quá trình
khám phá tìm hiểu ngôn ngữ trong hoạt động hành chức của nó. Đây là một
hướng đi cần thiết vừa mang tính chuyên sâu vừa mang tính liên ngành.
1.2. Từ trước đến nay, khi nhắc đến Lưu Quang Vũ là biết đến một kịch
gia nổi tiếng của sân khấu kịch nói Việt Nam. Anh đã để lại hơn 50 vở kịch và
được đánh giá là nhà viết kịch lớn nhất thế kỉ này [thế kỉ XX] của Việt Nam.
Với tư cách là một kịch gia, Lưu Quang Vũ đã khẳng định được vị trí vai trò và
ảnh hưởng mạnh mẽ của mình trên địa hạt sân khấu hiện đại Việt Nam.
Tháng 9 /2000, Lưu Quang Vũ vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học nghệ thuật bởi những đóng góp to lớn ấy của anh với nền sân khấu nước nhà.
Nhưng ở con người tài hoa này cốt cách thi sỹ vẫn là nét trội nhất. Lưu
Quang Vũ là một tài thơ thuộc loại bẩm sinh. Ngay từ tập thơ đầu tiên in năm
1968 [Tập Hương cây in chung với tập Bếp lửa của Bằng Việt] đến khi cả hàng
trăm bài thơ của anh được công bố [sau khi sự ra đi đột ngột của anh, năm
1988], bạn đọc yêu thơ đều bị hấp dẫn bởi một hồn thơ nồng nàn, đắm đuối mà
vô cùng chân thành, giản dị, không hề có sự cầu kỳ, chải chuốt câu chữ. Đối
với anh,thơ mới là nơi anh ký thác nhiều nhất. Đến với thơ, Lưu Quang Vũ
lặng lẽ miệt mài sáng tạo và đã tìm thấy niềm tin yêu cuộc đời theo cách riêng
của anh. Thể hiện điều ấy trong những thi phẩm của mình, Lưu Quang Vũ đã
tạo nên một phong cách riêng, một giọng điệu riêng giàu sức ám ảnh trong thơ
Việt Nam hiện đại. Thơ Lưu Quang Vũ xứng đáng được quan tâm nghiên cứu
một cách nghiêm túc, đầy đủ, toàn diện để thấy được đóng góp của thơ anh đối
với nền văn học nước nhà [bên cạnh sự đóng góp to lớn của một kịch gia nổi
tiếng được hiển nhiên công nhận].

5
1.3. Chọn đề tài Đặc điểm ngôn ngữ thơ Lưu Quang Vũ, chúng tôi mong
muốn được đưa ra một cái nhìn đầy đủ hơn, có hệ thống hơn về gương mặt thơ
độc đáo của tác giả này, để thấy được, bên cạnh nhà soạn kịch tài năng còn là
một nhà thơ tài hoa. Nghiên cứu thơ Lưu Quang Vũ, không chỉ mong muốn tìm
hiểu phong cách một tác giả lớn mà còn góp phần tìm hiểu ngôn ngữ thơ ca của
nền văn học hiện đại Việt nam mấy chục năm qua.
2. Mục đích nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn nằm làm sáng tỏ vấn đề sau:
a] Nêu những đặc điểm chính về ngôn ngữ thơ ở các phương diện hình
thức, nội dung thơ Lưu Quang Vũ.
b] Góp phần làm sáng tỏ phong cách thơ Lưu Quang Vũ, những đóng góp
của thơ Lưu Quang Vũ trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đi vào giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
a] Khảo sát và tìm hiểu các phương diện hình thức: thể thơ, đặc điểm vần,
nhịp, từ ngữ và các cấu trúc tiêu biểu.
b] Tìm hiểu nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ trong việc thể hiện các nội
dung phản ánh, xây dựng hình tượng thơ tiêu biểu.
c] Từ những đặc điểm về hình thức và nội dung trên, rút ra những đặc
điểm chung nhất về ngôn ngữ thơ Lưu Quang Vũ.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thơ Lưu Quang Vũ dưới góc độ
ngôn ngữ.
Nguồn dẫn liệu mà chúng tôi khảo sát gồm 121 bài thơ tập hợp trong cuốn
Lưu Quang Vũ thơ và đời - Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 1997
3. Lịch sử vấn đề
Ngoài 20 bài thơ in trong tập thơ Hương cây in chung với Bằng Việt năm
1968, thơ Lưu Quang Vũ chưa được công chúng chú ý nhiều. Nhưng sau sự ra

6
đi đột ngột của anh cùng với vợ là thi sỹ Xuân Quỳnh, thơ anh được công bố
rộng rãi với nhiều tập thơ được in. Lúc đó, gương mặt thơ Lưu Quang Vũ mới
được nhìn nhận đánh giá rõ nét hơn.
Điểm các bài phê bình, giới thiệu, nghiên cứu về thơ Lưu Quang Vũ chúng
ta có thể tổng kết những nội dung sau:
3.1. Các bài nghiên cứu về thơ Lưu Quang Vũ tập trung chủ yếu vào việc
khẳng định tài năng thơ ca của anh và dự báo về vai trò của thơ Lưu Quang Vũ
với thơ ca chống Mỹ.
Trước hết phải kể đến ý kiến của Hoài Thanh, trong bài viết Một cây bút
có nhiều triển vọng đã đánh giá những vần thơ của Lưu Quang Vũ: nó là vàng
thật, đúng nó là thơ; Lưu Quang Vũ có nhiều câu nhiều đoạn đúng là thơ, lại
có cả một bài thơ rất hay. Năng khiếu của anh đã rõ. Miễn anh đi đúng nhất
định anh sẽ đi xa [40, tr. 22].
Trong bài viết Vĩnh biệt hai ngọn bút tài hoa, Anh Ngọc đánh giá: Lưu
Quang Vũ là một trong những đỉnh cao của thơ ca chống Mỹ, và vẫn là hồn thơ
được nhiều người ưu ái nhất [42, tr. 184]. Còn Vũ Quần Phương trong bài Đọc
thơ Lưu Quang Vũ đã nhận thấy: Đọc hết các bản thảo anh để lại, tôi thấy thơ
mới là nơi anh kí thác nhiều nhất và tôi tin nhiều bài thơ của anh sẽ thắng được
thời gian; Tôi thấy trước sau cốt cách thi sỹ vẫn là nét trội nhất trong tâm hồn
của anh. Tôi trộm nghĩ, về lâu dài sự đóng góp của Lưu Quang Vũ về thơ còn
lớn hơn về kịch [40, tr. 33]. Phạm Tiến Duật đã khẳng định điều này trong bài
viết Nhớ tiếc hai tài năng: Mặt tiềm tàng nhất trong anh là thơ [40, tr. 188];
Phần tâm huyết nhất mà Lưu Quang Vũ cảm thấy luôn mắc nợ cuộc đời là
thơ. Lê Minh Khuê cũng đã có những đánh giá tương tự trong bài viết Truyện
ngắn Lưu Quang Vũ: Vũ là của thơ; Bản thân anh cũng luôn đánh giá thơ là
quan trọng của đời anh [40, tr. 134]. Nguyễn Thị Minh Thái trong bài viết Thơ
tình Lưu Quang Vũ đã cảm nhận rằng: Trong tính cách sáng tạo của con người
tài hoa trẻ trung Lưu Quang Vũ thì thơ là hồn cốt thâm hậu nhất [40, tr. 92];
Đi suốt chiều dài đời thơ Lưu Quang Vũ, tôi có cảm giác như đi vào một kho

7
báu. Ở những câu thơ ta nhặt vô tình nhất cũng óng ánh một vẻ đẹp riêng,
không hiểu sao chỉ có ở thơ Lưu Quang Vũ - một vẻ đẹp trong vắt của thi ca
[40, tr. 95].
Như vậy qua những đánh giá cảm nhận ở trên, ta thấy các nhà phê bình
nghiên cứu đã khẳng định Lưu Quang Vũ trước hết và trên hết là một nhà thơ
tài hoa.
3.2. Trong những bài nghiên cứu, phê bình cũng đã đi sâu vào tìm hiểu
cách thức thể hiện trong thơ Lưu Quang Vũ.
Một yếu tố được các nhà phê bình rất chú ý đó là những biểu tượng của
thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ.
Trong bài viết Lưu Quang Vũ một tâm hồn trở gió, tác giả Phạm Xuân
Nguyên đã phát hiện gió là một biểu tượng, biểu trưng cho toàn bộ thế giới thơ
Lưu Quang Vũ, làm nên bản sắc của riêng thế giới nghệ thuật ấy. Tác giả đã
đưa ra những đánh giá: Những trang thơ anh có rất nhiều gió [40, tr. 77];
Như gió anh phóng túng tự do. Dám sống đúng mình dám nghĩ đúng mình
không thể yên ổn trong cái mực thước khuôn phép [40, tr. 78]. Như gió anh
muốn phơi bày mình ra; Như gió anh biết tự lật trở lại vấn đề để nhìn sự vật ở
bộ mặt thật của nó [40, tr. 79]. Như gió anh vô tư, cởi mở nói ra thật lòng
những điều nhức nhối lương tâm người cầm bút; Như gió anh gã làm thơ da
vàng, từ nay biết khát những khoảng rộng nào, cần những ào ạt nào cho thơ và
đời [40, tr.80]. Với sự phát hiện về hình tượng gió, Phạm Xuân Nguyên đã
dựng được chân dung tinh thần của nhân vật trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ:
Mạnh mẽ, phóng khoáng, đầy khát vọng và bản lĩnh sáng tạo, là người nổi gió
sớm trong thơ, như về sau nổi gió đầu trong kịch.
Vương Trí Nhàn lại khám phá một biểu tượng khác: Mưa - biểu tượng
này thường gắn với rất nhiều bài thơ tài hoa của Lưu Quang Vũ: Trong các thi
sỹ đương thời, Vũ là người nhạy cảm với mưa, thân thuộc với mưa hơn ai hết.
Ở anh, mưa cho thấy sự trôi qua của thời gian mà con người thấy bất lực,

8
không sao níu kéo nổi. Mưa làm cho hiện tại trở nên vô nghĩa và tương lai trở
nên lờ mờ không xác định [40, tr. 69].
Còn trong bài viết Nỗi lao lung của một hồn thơ mới bước vào đời báo
Văn nghệ 11/9/1993, Phan Trọng Thưởng chú ý đến biểu tượng bầy ong như
hình bóng của tác giả: Hình như anh cảm thấy sự đồng thân, đồng phận nào đó
giữa mình với con ong: Sự cần mẫn, lam lũ, ý thức chắt chiu, tìm kiếm, nhỏ
nhoi giản dị [56].
Có thể thấy rõ rằng, các nhà phê bình đã phát hiện thấy những biểu tượng
giàu sức biểu cảm - in dấu phong cách của riêng Lưu Quang Vũ.
Yếu tố thứ hai về cách thức biểu hiện trong thơ Lưu Quang Vũ được nói
đến khá tập trung là giọng điệu.
Hoài Thanh đã nhận thấy Câu thơ Lưu Quang Vũ thường ngọt ngào hiền hậu.
Trong bài viết Đọc thơ Lưu Quang Vũ, Vũ Quần Phương đã chỉ ra ở Lưu
Quang Vũ một giọng thơ đắm đuối. Ông cho rằng: Đắm đuối là một đặc
điểm của suốt đời thơ Lưu Quang Vũ. Vui hay buồn, tin cậy hay hoang mang
bao giờ anh cũng đắm đuối, đặc điểm này ít thấy ở các nhà thơ khác [40, tr.
36], Đắm đuối là bản sắc cảm xúc của Lưu Quang Vũ. Nó tạo nên sức lôi cuốn
ma quái của thơ anh [40, tr. 38].
Lưu Khánh Thơ, Bích Thu cũng dùng từ đắm đuối để nói về giọng điệu
thơ Lưu Quang Vũ. Đề cập đến vấn đề này, Bích Thu trong bài Những bài thơ
sống với thời gian đã có nhận xét: Thơ của Vũ lôi cuốn người đọc không ở sự
trau chuốt lời lẽ, ngôn từ với những kỹ xảo ngón nghề mà chính ở hồn thơ đắm
đuối chân thành giản dị mà nồng nàn da diết. [40, tr.101]. Lê Đình Kị trong bài
Hương cây - Bếp lửa - Đất nước đời ta, đã nêu ý kiến: Thơ Lưu Quang Vũ có
một điệu tâm hồn riêng và không thể thiếu tâm tình [40, tr.29]. Cũng trong bài
Vĩnh biệt hai ngọn bút tài hoa, Anh Ngọc đã có nhận xét: Hồn thơ tràn đầy
mẫn cảm, đằm thắm đến ngọt lịm; Một thứ nhạc điệu đến du dương êm ái đặc
biệt [42, tr. 184].
3.3. Một số bài nghiên cứu đã đề cập đến những nội dung lớn trong thơ
Lưu Quang Vũ
Về quê hương đất nước

9
Cũng trong bài Đọc thơ Lưu Quang Vũ, Vũ Quần Phương đã chỉ ra cái đặc
biệt của cảm hứng dân tộc trong thơ Lưu Quang Vũ, in đậm dấu ấn phong cách
của anh, là ở chỗ anh quan tâm đến vẻ đẹp hùng vỹ của đất đai, vẻ đẹp óng
ánh của ngôn ngữ, đời sống trận mạc gian lao của người dân [40, tr. 47]. Anh
còn yêu thương và ngợi ca nhân cách dân tộc [40, tr. 48], Ngợi ca tầm vóc vĩ
đại và hi sinh cao cả của người dân [40, tr. 49]. Tuy nhiên sự ngợi ca này của
anh dễ lẫn vào giọng ca chung của cả nền thơ nếu anh không biết cá thể hóa nó.
Anh đã cá thể hóa nó bằng bút pháp, bằng cái tài hoa của Lưu Quang Vũ có
nhiều nét khác biệt [40, tr. 48].
Tác giả Phạm Xuân Nguyên trong bài Lưu Quang Vũ một tâm hồn trở gió
đã nhận ra: Đất nước trong mắt anh là con thuyền xuyên gió mạnh. Gió của
chiến tranh gió của đói nghèo Gió của đổ vỡ [40, tr. 82] và tác giả thấu hiểu:
Anh muốn cắt cơn gió cho đất nước [40, tr. 83] để đi đến khẳng định cái riêng
của Lưu Quang Vũ: Giữa dàn đồng ca hào hùng ca tụng đất nước thời trận mạc,
Lưu Quang Vũ riêng mình đau và lo lắng cho đất nước [40, tr. 85].
Về thơ cho người thân
Viết về mảng thơ này có bài của Lưu Khánh Thơ: Điểm tựa của tài năng,
tác giả đã khẳng định: Ấn tượng về những ngày kháng chiến gian khổ đã in đậm
nét trong tâm hồn cậu bé Lưu Quang Vũ, mà nổi bật lên vẫn là hình ảnh người
mẹ tần tảo một nắng hai sươngNhững kỉ niệm ấy trở thành nguồn cảm hứng và
trở đi trở lại trong các bài thơ sáng tác sau này của anh [40, tr. 304], Biết bao
nhà thơ đã dành cho mẹ những lời đẹp nhất. Đến lượt Lưu Quang Vũ anh lại
thể hiện tình cảm của mình theo một cách riêng: giản dị, chân thành nhưng
không kém phần tha thiết đằm thắm [40, tr. 305].
Vũ Quần Phương, Nguyễn Thị Minh Thái cũng có những bài viết giúp
chúng ta hình dung toàn diện chân dung tinh thần của nhà thơ Lưu Quang Vũ.
Về thơ tình

10
Lưu Khánh Thơ, Nguyễn Thị Minh Thái chú ý đặc biệt đến hình ảnh người
con gái trong thơ Lưu Quang Vũ. Trở lại bài viết Thơ tình Lưu Quang Vũ, Minh
Thái cho rằng:Em có thể là người tình, vừa có thể là nỗi khao khát không đạt
đến, sự cứu rỗi linh hồn đau buồn của chàng, em mang những tên gọi khác
nhau, đầy âu yếm và thương cảm [40, tr. 93] và Minh Thái đã đi đến kết luận:
Cuối cùng con thuyền thơ của Lưu Quang Vũ đã cập bờ đạt tới hình ảnh hoàn
hảo về nhân vật trữ tình Em trong tập thơ [40, tr. 94].
Lưu Khánh Thơ cũng có những cảm nhận tương tự: Hình ảnh người con
gái trong thơ tình Lưu Quang Vũ thường rất đẹp. Có thể đó là hạnh phúc hay
đau khổ, là nước mắt hay nụ cười nhưng bao giờ anh nói về họ cũng bằng
những lời nồng nàn say đắm nhất. Có khi đó là một người tình cụ thể, cũng có
khi chỉ là một hình bóng mơ hồ, một nỗi khát khao không đạt đến, một sự cứu
rỗi tâm hồn cô đơn của anh. Cũng không ít bài thơ tình nổi tiếng của anh bắt
nguồn từ trí tưởng tượng, từ sự ước mơ về vẻ đẹp hoàn thiện của một người
tình lý tưởng [40, tr. 59].
Phong Lê với bài: Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ tình yêu và số phận đã
nhận xét: Riêng về đối thoại tình yêu Quỳnh - Vũ trong thơ là một đối thoại đẹp
bậc nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại [33].
Trong những bài viết của mình, các tác giả Vũ Quần Phương, Vũ Quang
Vinh, Phạm Xuân Nguyên đều có phát hiện chung về thơ tình Lưu Quang Vũ:
Với Lưu Quang Vũ tình yêu là số phận. Tình yêu trong thơ anh có nhiều cung
bậc phong phú, nhưng bao trùm lên tất cả vẫn là sự cao thượng, là niềm tin ở
con người và tình yêu.
Như vậy, có thể thấy rằng những bài viết, nghiên cứu về thơ Lưu Quang
Vũ, các nhà nghiên cứu phê bình đã có đóng góp nhất định trong việc phát hiện
những nét đặc sắc trong thơ của Lưu Quang Vũ. Tuy nhiên, những bài viết đó
mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một vài khía cạnh riêng lẻ chứ chưa có một

11
chuyên luận nào, một công trình nghiên cứu nào về đặc điểm thơ Lưu Quang Vũ
ở góc độ ngôn ngữ. Chính vì vậy chúng tôi đi vào phạm vi đề tài còn bỏ ngỏ này.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê phân loại:
Dùng khi khảo sát nguồn tư liệu và phân loại theo từng vấn đề cụ thể.
4.2. Phương pháp miêu tả đối chiếu:
Đi sâu miêu tả các kiểu cấu trúc tiêu biểu trong thơ Lưu Quang Vũ. Đồng
thời tiến hành đối chiếu giữa cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả Lưu Quang
Vũ, với các tác giả khác để làm sáng tỏ đặc điểm riêng của thơ Lưu Quang Vũ.
4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Từ việc phân tích tín hiệu thẩm mỹ, cấu trúc ngôn ngữ, chúng tôi đi đến
khái quát những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ Lưu Quang Vũ.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Một số đặc điểm về thể thơ, vần nhịp và từ ngữ trong thơ Lưu
Quang Vũ
Chương 3: Một số đặc điểm ngữ nghĩa thơ Lưu Quang Vũ

12

Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Thơ và ngôn ngữ thơ ca
1.1.1. Thơ là gì?
Lịch sử phát triển của thơ ca bằng chính chiều dài của lịch sử phát triển
văn học nhân loại. Khi con người nhận thức được mối liên hệ giữa mình với
thực tại và có nhu cầu tự biểu hiện thì thơ ca xuất hiện. Có thể nói, thơ là một
hình thức sáng tác văn học đầu tiên của loài người và trong một thời gian dài
thuật ngữ thơ được dùng chỉ chung cho văn học.
Vậy thơ là gì? Để trả lời câu hỏi này và tìm được một định nghĩa thâu tóm
được toàn bộ bản chất của thơ ca không phải là dễ. Xung quanh khái niệm về
thơ, từ trước tới nay đã có nhiều cách lý giải khác nhau, nhiều quan niệm khác
nhau, trong đó nổi lên ba khuynh hướng sau:
Khuynh hướng thứ nhất là thần thánh hóa thơ ca, cho rằng bản chất của
thơ ca và hoạt động sáng tạo thơ ca gắn với những điều thiêng liêng, huyền bí.
Từ thời cổ đại, Platôn đã xem bản chất của thơ ca thể hiện trong linh cảm những cảm giác thiêng liêng nhất giữa thế giới cao xa của thần thánh và thế
giới con người. Và nhà thơ là người trung gian có năng lực cảm giác và biểu đạt
điều đó. Trong khuynh hướng này, các nhà thơ lãng mạn phương Tây thường lý
tưởng hóa thơ hoặc đối lập một cách cực đoan giữa thơ ca và hiện thực cuộc
sống. Lamactin cho rằng: Thơ là sự hiện thân cho những gì thầm kín nhất của
con tim và thiêng liêng nhất của tâm hồn con người và cho những hình ảnh đẹp
nhất, âm thanh huyền diệu nhất trong thiên nhiên. Ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XX, nhóm Xuân Thu Nhã Tập cũng đã có định nghĩa về thơ: Thơ là cái gì
huyền ảo, tinh khiết, thâm thúy, cao siêu [Dẫn theo 26, tr. 7]. Thơ gần với
trong, đẹp, thật. Thơ là đạo, là tôn giáo, là tình yêu. Chế Lan Viên trong lời
tựa của tập Điêu Tàn đã cho rằng: Làm thơ là sự phi thường. Thi sỹ không
phải là người, nó là người Mơ, người Say, người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là

13
Qủy, là Tinh, là Yêu. Nó thoát thực tại. Nó xáo trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm tương
lai. Người ta không hiểu được nó, vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những
cái vô nghĩa hợp lý. [Dẫn theo 26, tr. 9]. Hay cực đoan hơn, Hàn Mặc Tử cho
rằng: Làm thơ tức là điên [Dẫn theo 26, tr. 9].
Như vậy, các quan niệm trên đều coi quá trình sáng tạo thơ như là một cái
gì đó rất thần bí, thiêng liêng, nó đi liền với một thứ đạo - đạo sáng tác và coi
người nghệ sỹ là người khác thường, siêu phàm.
Khuynh hướng thứ hai cho rằng thơ gắn liền với đời sống, với thời đại, bản
chất của thơ ca được thể hiện trong việc gắn sứ mệnh của thơ với đời sống xã
hội. Cuộc sống chính là sân băng cho thơ cất cánh nhưng cũng là đích đi tới của
thơ ca. Lưu Trọng Lư cho rằng: Thơ là sự tập trung cao độ, là cốt lõi của cuộc
sống. Tố Hữu cũng đã nêu ra quan niệm của mình:Thơ là biểu hiện tinh chất
của cuộc sống, Thơ chỉ trào ra khi trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy. Hay
như đánh giá của Sóng Hồng: Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một
cách cao đẹp nhất. Chính vì thơ gắn liền với cuộc sống nên thơ trở thành sợi
dây tình cảm ràng buộc mọi người với nhau, do vậy thơ còn là tiếng nói tri
âm, thơ là chuyện đồng điệu, nhờ đó thơ thể hiện được sắc màu muôn vẻ
của cuộc sống của con người và sứ mệnh của thơ là phục vụ cuộc sống.
Khuynh hướng thứ ba là hình thức hóa thơ ca, xem bản chất của thơ thuộc
về những nhân tố hình thức. Ở khuynh hướng này, các nhà nghiên cứu đã đánh
giá cao tính chất sáng tạo trong thơ là sáng tạo ngôn ngữ hoặc tổ chức kết cấu
hơn là nhân tố nội dung. Có nghĩa là bình diện đầu tiên, quan trọng nhất để xem
xét bản chất thơ ca là cấu trúc ngôn ngữ thơ. Jacobson - đại diện cho trường
phái cấu trúc chủ nghĩa châu Âu trong tiểu luận Thơ là gì? đã viết: Nhưng tính
thơ được biểu hiện ra như thế nào? Theo cái cách từ ngữ được cảm nhận như là
từ ngữ chứ không phải như vật thay thế đơn giản của đối tượng được chỉ định,
theo cách những từ ngữ những cú pháp, những ngữ nghĩa của chúng, hình thức
bên trong và bên ngoài của chúng không phải là các dấu hiệu vô hồn của hiện
thực mà còn có trọng lượng riêng, giá trị riêng [22].

14
Dưới góc nhìn của cấu trúc, giáo sư Phan Ngọc trong bài Thơ là gì cũng
đưa ra quan niệm:Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người
tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức
ngôn ngữ này [36]. Chữ quái đản được Phan Ngọc giải thích là khác lạ so
với thông thường.
Tóm lại, mỗi khuynh hướng đã chọn cho mình con đường đi riêng nhưng
tất cả đều nỗ lực kiếm tìm lời giải về bản chất của thơ ca và vai trò của người
sáng tác trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Tuy vậy, các quan niệm đó vẫn
chưa đưa ra một cách hiểu đầy đủ bao quát về thơ, chưa làm rõ được các đặc
trưng riêng biệt của thơ ca.
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về thơ, theo chúng tôi cách định nghĩa
của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ
điển Thuật ngữ văn học có thể xem là chung nhất, khái quát nhất cho tất cả
những quan niệm đã nêu trên:Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc
sống thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ, bằng ngôn ngữ hàm súc,
giàu hình ảnh và có nhịp điệu [20, tr. 210]. Định nghĩa này đã bao quát được
đầy đủ các tiêu chí về cả nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ, hơn nữa nó
còn chỉ ra được đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ để khu biệt với ngôn ngữ
trong các thể loại văn học khác.
1.1.2. Ngôn ngữ thơ là gì?
Văn học được gọi là nghệ thuật ngôn từ. Cách sáng tạo và thưởng thức
một tác phẩm văn chương chính là tư duy trên chất liệu ngôn ngữ. Thơ là một
thể loại thuộc về sáng tác văn học nghệ thuật, chính vì vậy ngôn ngữ thơ trước
hết phải là ngôn ngữ văn học ngôn ngữ nghệ thuật được dùng trong văn học
[19, tr. 185]. Nhưng thơ ca có cơ chế vận hành bộ máy ngôn ngữ rất độc đáo. Với
một lượng đơn vị ngôn ngữ hữu hạn, thơ có khả năng biểu đạt cái vô hạn của
cuộc sống, cái phong phú đa dạng, dồi dào của cảm xúc, tình cảm con người.
Trên thế giới, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cũng đã chỉ ra sự khác
nhau giữa ngôn ngữ văn xuôi và ngôn ngữ thơ. Jacobson đã từng nói rằng:

15
chức năng của thi ca đem nguyên lý tương đương của trục tuyển lựa chiếu trên
trục kết hợp [Dẫn theo 13, tr. 83], ông đã nhấn mạnh cơ chế hoạt động của
ngôn ngữ thơ là cơ chế lựa chọn và cơ chế kết hợp. Bên cạnh đó trên các
nguyên lý của F. de. Sassure trong giáo trình Ngôn ngữ học đại cương, Jacobson
còn chỉ ra trong thơ hình thức ngữ âm là vô cùng quan trọng. Ông nhấn mạnh
các yếu tố âm thanh như âm vận, điệp âm, điệp vận, khổ thơ là những đơn vị
thuộc bình diện hình thức. Có thể nói, đây là những cơ sở xuất phát quan trọng
trong việc nhận diện ngôn ngữ thơ.
Trong một công trình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ, tác giả Nguyễn Phan
Cảnh cũng đã dựa vào lý thuyết hệ hình để xem xét thơ từ phương thức lựa chọn
ngôn từ trong các hệ hình, để tạo ra hiệu quả biểu đạt cao nhất [5, tr. 51,70]. Ông
còn nêu ra lý thuyết trường nét dư. Trong đó tác giả chỉ ra rằng để thiết lập nên
các tổ chức ngôn ngữ trên trục lựa chọn và trục kết hợp, nhà thơ phải sử dụng
đến thao tác loại bỏ trường nét dư chính là quá trình hình thành thể thơ. Nét dư
được loại bỏ càng nhiều thì hàm lượng thông tin càng cao và càng đòi hỏi ở
người tiếp nhận năng lực tiếp nhận các kết cấu lạ do việc loại bỏ các yếu tố
ngôn ngữ có hàm lượng thông tin thấp mà ra.
Về cách tổ chức của ngôn ngữ thơ, Hữu Đạt đã diễn đạt một cách cụ thể là
được trình bày bằng hình thức ngắn gọn và súc tích nhất với cách tổ chức ngôn
ngữ có vần điệu và các qui luật phối âm riêng của từng ngôn ngữ [13, tr. 25].
Từ những cách hiểu trên về ngôn ngữ thơ, ta có thể đi đến kết luận: Trong
một phạm vi hẹp của thể loại, ngôn ngữ thơ được hiểu là một chùm đặc trưng
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm biểu trưng hóa, khái quát hóa hiện thực khách
quan theo tổ chức riêng của thơ ca.
1.1.3. Đặc trưng ngôn ngữ thơ
Để làm rõ đặc trưng của ngôn ngữ thơ ta sẽ dựa vào ba bình diện sau:
1.1.3.1. Về ngữ âm
Thơ là tiếng nói của tâm hồn tình cảm con người. Thế giới nội tâm của nhà
thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn bằng cả âm thanh,

16
nhịp điệu của từ ngữ ấy. Trong thơ, các đặc trưng về ngữ âm được tổ chức một
cách chặt chẽ, có dụng ý để tạo nên tính nhạc. Vì vậy, tính nhạc được xem là
đặc thù cơ bản của ngôn ngữ thơ ca và cũng là một đặc điểm nổi bật để phân
biệt với văn xuôi.
Tiếng Việt có sự phong phú về thanh điệu, số lượng các nguyên âm, phụ
âm, đó là cơ sở để tạo tính nhạc trong thơ. Đặc biệt là sự phong phú về thanh
điệu đã tạo nên dáng vẻ riêng biệt của tính nhạc trong thơ Tiếng Việt.
Khi khai thác tính nhạc trong thơ, chúng ta cần chú ý đến những đối lập sau:
- Sự đối lập về trầm bổng, khép mở các nguyên âm.
- Đối lập về vang tắc giữa hai dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc vô thanh
trong các phụ âm cuối.
- Đối lập cao thấp, bằng trắc của các thanh điệu.
Bên cạnh đó, hai yếu tố quan trọng góp phần tạo nên tính nhạc cho ngôn
ngữ thơ ca là vần và nhịp [sự hòa âm và tiết tấu]. Các yếu tố ngữ âm này là chất
liệu để tạo nên âm hưởng du dương, trầm bổng của ngôn ngữ thơ ca. Tính nhạc
trong ngôn ngữ thơ đã rút ngắn khoảng cách giữa thơ với âm nhạc. Thật dễ hiểu
khi những nhạc phẩm nổi tiếng có chất liệu lời được lấy từ thơ ca. Và thật thú
vị khi đọc những bài thơ được phổ nhạc, ta nhận thấy sự hòa âm, tiết tấu là một
yếu tố rất quan trọng làm nên sự thành công của thi phẩm ấy.
* Vần
Điều kiện trước hết tạo nên tính nhạc của thơ phải kể đến sự hòa âm mà
vần là yếu tố quan trọng xây dựng nên sự hòa âm giữa các câu thơ. Vần là sự
hòa âm, sự cộng hưởng nhau theo những qui luật ngữ âm nhất định giữa hai từ
hoặc hai âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ, gợi tả nhấn mạnh sự ngừng nhịp
[10, tr. 12]. Đơn vị biểu diễn vần thơ trong tiếng Việt là âm tiết bao gồm: âm
đoạn tính và siêu âm đoạn tính [thanh điệu]. Xét về chức năng tạo nên sự tương
đồng, sự hòa âm thì các yếu tố cấu tạo nên âm tiết có vai trò không giống nhau:
Ở đây thanh điệu, âm cuối rồi đến âm chính là những yếu tố giữ vai trò quyết

17
định của sự hòa âm. Vai trò thứ yếu thuộc về âm đệm và yếu tố cuối cùng là âm
đầu [10, tr. 115].
Trước hết, ta xét đến yếu tố siêu đoạn tính [thanh điệu] chức năng hòa âm
của thanh điệu trong các vần thơ được biểu hiện chủ yếu ở chỗ: các âm tiết hiệp
vần chỉ có thể mang thanh đồng loại tuyền điệu [cùng bằng hoặc cùng trắc]. Đó
là nét cơ bản của vần thơ Việt Nam.
Xét về các mặt âm đoạn tính của các âm tiết hiệp vần, đầu tiên phải kể đến
âm cuối.Trong một âm tiết, giữa các yếu tố tạo nên phần vần thì âm cuối là
yếu tố quyết định tính chất của nó rõ hơn cả [10, tr. 100]. Âm cuối là cơ sở để
người ta phân loại các vần [khép, nửa khép, mở, nửa mở], chính tính chất của
những loại vần này giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự hòa âm.
Với âm cuối, sự hòa âm của vần thơ sẽ được tạo ra khi hai âm tiết hiệp vần có
sự đồng nhất các âm cuối [phụ âm, bán nguyên âm và âm vị zê rô] hoặc đồng
nhất về đặc trưng ngữ âm vang mũi [m, n, ng, nh], hoặc đồng nhất về đặc trưng
ngữ âm vô thanh [p, t, c].
Âm chínhlà hạt nhân, là yếu tố quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết cho
nên âm chính cũng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập vần thơ [10, tr.
105]. Để góp phần vào sự hòa âm này, âm chính có một qui luật phân bố chặt
chẽ trong các vần thơ: Các nguyên âm làm âm chính của hai âm tiết hiệp vần
phải hoặc đồng nhất hoàn toàn, hoặc đồng nhất về một đặc trưng nào đó [đặc
trưng âm sắc [trầm hoặc bổng], đặc trưng về âm lượng [nhỏ, lớn]]. Ngoài ra, có
những trường hợp âm chính không cùng dòng, cùng độ mở cũng hiệp vần với
nhau. Các âm tiết này hiệp vần là nhờ âm cuối giống nhau.
Phụ âm đầu và âm đệm đều có chức năng tạo nên sự khác biệt cho vần thơ
để tránh lặp vần. Thực tế, khi các âm tiết hiệp vần với nhau đã có sự hòa âm,
đắp đổi của âm chính, âm cuối và thanh điệu thì sự xuất hiện của bất kì âm đầu
nào trong âm tiết cũng không ảnh hưởng đến sự hòa âm. Từ đó, ta thấy rõ một
điều:âm đầu có tham gia cùng với các thành phần khác để tạo nên sự hòa âm
nhưng vai trò của nó không đáng kể [10, tr. 112]. Còn âm đệm mức độ hòa âm

18
rất thấp, có những khuôn vần mà sự có mặt của âm đệm không ảnh hưởng đến
sự phân loại của các vần thơ.
Như vậy, tất cả các yếu tố cấu tạo nên âm tiết tiếng Việt đều tham gia vào
việc tạo nên sự khác biệt của vần thơ Việt Nam để tránh lặp vần. Trong đó thanh
điệu, âm cuối, âm chính là những yếu tố chính quyết định âm hưởng chung của
toàn âm tiết và do đó quyết định đến sự hòa âm của các âm tiết hiệp vần.
* Nhịp
Tiết tấu trong thơ ca là sự sáng tạo ra những khoảng cách tương tự về mặt
thời gian. Tiết tấu trong thơ chính là nhịp thơ. Nhịp thơ là cái được nhận thức
thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chất chu kỳ, cách quãng hoặc luân phiên
theo thời gian của những chỗ ngừng, chỗ ngắt và của những đơn vị văn bản như
câu thơ [dòng thơ], khổ thơ thậm chí cả đoạn thơ [11, tr. 64]. Như vậy, yếu tố
quan trọng nhất tạo nên nhịp điệu chính là chỗ ngừng, chỗ ngắt theo một cách
thức nhất định khi phát âm.
Trong thơ có hai kiểu nhịp: Ngừng nhịp ở cuối dòng và ngừng nhịp ở trong
dòng thơ.
Nhịp thơ có tính mỹ học do con người sáng tạo ra để biểu hiện tư tưởng,
tình cảm con người. Do vậy, các trạng thái rung cảm, cảm xúc, đều ảnh hưởng
đến việc lựa chọn nhịp của câu thơ, bài thơ. Nhịp trong thơ khác với nhịp trong
văn xuôi. V. Tinianop phân biệt rõ nhịp điệu văn xuôi và thơ: Trong văn xuôi
[nhờ sự đồng thời của lời nói], thời gian được cảm thấy rất rõ, hiển nhiên đó
không phải là những tương quan về thời gian có thực giữa các sự kiện mà chỉ là
những tương quan có tính ước lệ. Trong thơ thì thời gian không thể cảm giác
được. Các tiểu tiết của chủ đề và những đơn vị lớn của chủ đề đều được cân
bằng bởi cấu trúc của thơ [Dẫn theo 14]. Trong một bài thơ, đơn vị để biểu
diễn nhịp [ngắt nhịp] cơ bản nhất là câu thơ [dòng thơ]. Vì trong câu thơ tập
trung mật độ dày đặc về cú pháp, về sự hòa âm Trong mỗi dòng thơ lại có
cách ngắt nhịp phụ thuộc vào thể thơ. Từ nhịp chung của thể thơ ấy, người sáng

19
tác sẽ có những cách sử dụng linh hoạt, nhất là trong thơ tự do, rõ nhất là loại
thơ không vần.
Như vậy, cách tạo nhịp ngắt nhịp hết sức đa dạng, có nhiều kiểu, tùy câu,
tùy đoạn, tùy bài thơ, thể thơ. Nhịp trong thơ mang bản sắc của từng nhà thơ
trong việc chọn nhịp.
Người Việt ưa sự cân đối hài hòa, do vậy trong các thể thơ truyền thống,
cách luật, nhịp chẵn thường chiếm ưu thế [ví dụ như thơ lục bát], sự xuất hiện
nhịp lẻ cũng là nhịp lẻ cân đối [trong câu có tiểu đối], sau đó mới đến nhịp lẻ
độc lập. Còn trong thơ tự do, khi những câu thơ gần với văn xuôi, không có vần
thì lúc ấy nhịp nổi lên, vai trò của nhịp đã tạo được sức ngân vang rất lớn cho
thơ. Bản thân nhịp nhiều lúc cũng chứa nội dung trong đó: Nhịp chẵn gợi lên
sự hài hòa, bình yên, tĩnh lặng, nhịp lẻ thường báo hiệu những tai ương, mắc
mớ uẩn khúc [18, tr. 10]. Đến đây ta có thể thấy rõ nhịp chính là năng lượng
cơ bản, là xương sống của bài thơ.
Vần và nhịp là những đơn vị ngữ âm quan trọng của ngôn ngữ thơ. Vần và
nhịp nếu đặt đúng chỗ thì mang nghĩa. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tương
hỗ lẫn nhau, bổ sung cho nhau: sự ngắt nhịp là tiền đề cho hiện tượng gieo vần,
nhịp nâng cao hiệu quả hòa âm của vần, một chiều khác chính vần cũng có tác
động trở lại nhịp.Sự tác động này được biểu hiện khi có sự hỗ trợ của vần thì
chỗ ngừng, chỗ ngắt trở nên rõ ràng hơn, lâu và đậm hơn, vần có khả năng nhấn
mạnh sự ngừng nhịp [10, tr. 36], đặc biệt trong thơ tự do thì vần trở thành một
tiêu chí rất quan trọng giúp người ta ngừng nhịp đúng chỗ [10, tr. 42].
Tóm lại, đặc trưng nổi bật của ngôn ngữ thơ ca là sự tổ chức âm thanh một
cách hài hòa, có qui luật của chúng. Vần và nhịp là hai yếu tố làm nên đặc
trưng đó đồng thời nó có vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính nhạc cho
thơ, để thơ ca có khả năng biểu đạt tinh tế những rung cảm, cảm xúc của tâm
hồn mà bản thân nghĩa của từ ngữ không thể diễn đạt hết được. Hơn nữa nhạc
tính của một thi phẩm càng giàu, tức những tham số thanh học của ngôn ngữ
càng có độ tin cậy cao, thì hiệu quả lưu giữ truyền đạt của thi phẩm càng lớn,

20
sức sinh tồn của nó càng mạnh [5, tr. 152]. Ki No Curajuki cũng đã nói: Nếu
nhịp điệu vĩnh viễn trường tồn, thì làm sao thơ ca bị tiêu diệt được ?
1.1.3.2. Về ngữ nghĩa
Ngôn ngữ thơ ca trước hết là một thứ ngôn ngữ được trau chuốt, tinh luyện
từ ngôn ngữ nguyên liệu - lời nói hàng ngày. Do vậy, ngữ nghĩa trong thơ ca
không hoàn toàn đồng nhất với ngữ nghĩa của ngôn ngữ trong giao tiếp thông
thường và nó còn khác với cả ngữ nghĩa trong văn xuôi. Mỗi từ khi được đưa
vào thơ đều trải qua sự lựa chọn của tác giả. Những từ ngữ ấy hoạt động rất đa
dạng, linh hoạt biến hóa để đạt được tham vọng với diện tích ngôn ngữ nhỏ
nhất có thể chiếm lĩnh cả thế giới. Trong văn xuôi không hạn chế về số lượng
ngôn từ, câu chữ còn trong thơ, tùy thuộc theo từng thể loại mà có những cấu
trúc nhất định. Dưới áp lực của cấu trúc, ngữ nghĩa của ngôn từ trong thơ nhiều
khi không dừng lại ở nghĩa đen, nghĩa gốc mà còn mang những ý nghĩa mới,
tinh tế đa dạng hơn nhiều. Nó vừa phải đảm bảo tính chính xác, tính hình tượng
vừa có tính truyền cảm để phát huy được hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Như tác
giả Mã Giang Lân đã nhận xét:Một trong những nét độc đáo của hoạt động
sáng tạo thơ ca là việc bố trí chữ, tạo nghĩa mới cho chữ. Cùng một chữ ấy nằm
trên một trục hình tuyến ngôn ngữ nhưng lại biểu hiện nhiều chiều của nghĩa. Ở
đây không chứa đựng với tư cách là từ đồng nghĩa mà là từ đa nghĩa. Chính từ
đa nghĩa tạo nên độ sâu cảm xúc của thơ, tạo nên các tầng nghĩa và sự biến hóa
linh hoạt của câu thơ, hình ảnh thơ, hình tượng thơ [26, tr. 21]. Do vậy, ngữ
nghĩa trong thơ phong phú hơn nhiều so với ngữ nghĩa trong giao tiếp đời
thường và trong văn xuôi.
Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ giàu sức khơi gợi, từ ngữ trong thơ không chỉ
gọi tên sự vật, hiện tượng mà còn gợi ra nhiều liên tưởng, tưởng tượng trong tư
duy người tiếp nhận. Họ không chỉ tìm thấy ở từ ngữ và cấu trúc ngôn ngữ thơ
những thông tin bề mặt mà còn tìm thấy cả những trầm tích ngữ nghĩa của
câu chữ. Lúc này, ngôn ngữ thơ đã đạt đến độ hàm súc ý tại ngôn ngoại. Và
người đọc có thể đồng sáng tạo cùng với người nghệ sỹ để tìm hiểu đến tận

Tải về bản full

Video liên quan

Chủ Đề