Phong thấp là bệnh gì cách và mẹo trị năm 2024

Phong tê thấp là bệnh xương khớp còn được gọi với tên phổ biến hơn là phong thấp. Đây là một dạng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp có liên quan trực tiếp đến yếu tố tự miễn. Bệnh lý này đặc trưng bởi các tình trạng như đau nhức, sưng đỏ ở các khớp và cả bắp thịt. Điều này khiến cho quá trình vận động thường ngày của người bệnh bị cản trở rất nhiều. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì bệnh lý này rất dễ phát sinh biến chứng. Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, phổi, hệ thần kinh, viêm mạch máu. Cùng với đó là gây biến dạng cột sống, mất hẳn khả năng vận động. Trường hợp phụ nữ mang thai mắc bệnh phong tê thấp còn rất dễ sinh non.

Bệnh phong tê thấp thường phát sinh do sự tác động của một số yếu tố điển hình dưới đây:

- Thay đổi nội tiết tố: Trường hợp này thường phổ biến hơn ở chị em phụ nữ. Mất cân bằng giữa progesterone và estrogen được cho là có liên quan trực tiếp đến sự xuất hiện bệnh phong tê thấp.

- Yếu tố di truyền: Nguyên nhân này chiếm tới khoảng 50 - 60% khả năng gây bệnh. HLA-DR, PADI4, PTPN22 là một số gien được các nhà nghiên cứu cho rằng có sự liên quan mật thiết.

- Yếu tố truyền nhiễm: Sự tấn công của các nhân tố truyền nhiễm như virus cúm, virus Epstein-Barr có thể tác động và khiến bệnh khởi phát.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như chấn thương, thói quen sử dụng chất kích thích hay tác động từ các bệnh xương khớp khác… cũng có thể là nguyên nhân kích hoạt bệnh phong tê thấp.

Các triệu chứng nhận biết

- Đau nhức xương khớp, bắp thịt: Thường là đau âm ỉ, tê bại cả khớp xương và bắp thịt cả khi vận động hay di chuyển. Cơn đau xuất hiện nhiều ở tay chân và cột sống nhưng dễ lan tỏa sang nhiều khớp khác.

- Sưng khớp: Khớp bị đau có thể kèm theo sưng viêm khi mao mạch mở rộng. Bề mặt da phía ngoài không chỉ sưng tấy mà còn hơi đỏ, sờ vào sẽ có cảm giác ấm nóng.

- Cứng khớp: Triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng hay khi trời chuyển lạnh. Tay, cột sống, vùng chậu và đầu gối là những vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Các bài thuốc sử dụng vị Ý dĩ có tác dụng trừ thấp, giảm đau

Trong đông y có nhiều vị thuốc dùng để chủ trị phong tê thấp, ở đây, xin giới thiệu đến bạn đọc các bài thuốc có sử dụng vị Ý dĩ.

Bài 1: Thuốc bột ý dĩ lá tre: nhân ý dĩ 20g, hoạt thạch 16g, thông thảo 8g, lá tre 12g, phục linh 12g, liên kiều 12g, bạch đậu khấu 16g. Trị thấp uất kinh mạch, thân thể nóng, đau nhức, ra nhiều mồ hôi, tiểu tiện không lợi.

Bài 2: Ma hoàng hạnh nhân ý dĩ cam thảo thang: ma hoàng 12g, hạnh nhân 12g, ý dĩ nhân 20g, cam thảo 8g. Sắc uống. Trị phong thấp, đau khắp thân thể, buổi chiều càng đau dữ dội.

Bài 3: Độc hoạt 12g, ý dĩ 30g, đậu đen 50g. Sắc uống, chia 2 lần trong ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp di chuyển nhiều khớp [hành tý].

Bài 4: Ý dĩ nhân 40g, phổ thục linh 20g, nước 600ml sắc còn 200ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống liền 10 ngày nếu thấy tiểu tiện nhiều là bệnh giảm.

Bệnh phong thấp là loại bệnh lý có xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây. Không những vậy cũng rất nguy hiểm đến xương khớp mà còn gây suy giảm khả năng miễn dịch, chức năng của nhiều cơ quan. Vậy nên để tránh nhầm lẫn bệnh phong thấp với bệnh khác. Hãy cùng Bà Tư Châu tìm hiểu về bệnh phong thấp, mức độ nguy hiểm và cách chữa trị hiểu quả thông qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính

1] Bệnh phong thấp là gì?

Bệnh phong thấp được gọi là viêm khớp dạng thấp. Một căn bệnh viêm xương khớp mạn tính tự miễn với biểu hiện như:

  • Tổn thương viêm không đặc hiệu ở màng hoạt dịch khớp.
  • Gây sưng viêm và đau nhức xương khớp.
  • Phá hủy các tổ chức sụn khớp và xương dưới sụn dẫn đến dính khớp, biến dạng khớp.
  • Đồng thời gây nhiễm trùng đường hô hấp, làm tổn thương đến các cơ quan thần kinh, tim mạch, phổi, thận, các tổ chức dưới da,…
    Trong Y học cổ truyền, phong thấp được quy vào chứng Tý.

Nguyên nhân gây bệnh phong thấp vẫn chưa được khẳng định chính xác. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các yếu tố tham gia vào quá trình hình thành bệnh phong thấp bao gồm:

  • Yếu tố về cơ địa
  • Yếu tố di truyền
  • Yác dị ứng nguyên
  • Virus, vi khuẩn
  • Cơ thể suy nhược hoặc suy yếu
  • Tâm lý bất ổn, thời tiết thay đổi….

Các nguyên nhân đó tác động vào cơ thể làm hệ miễn dịch sản sinh ra các kháng thể chống lại và gây ra bệnh phong thấp. Trong Y học cổ truyền, phong thấp được quy vào chứng Tý. Xảy ra do các nhân tố như Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt xâm nhập vào cơ thể và gây đau nhức dai dẳng, tê buồn chân tay. Bệnh phong thấp thường xuất hiện ở những người tuổi trung niên và người cao tuổi là phổ biến.

\>> Xem thêm: Viêm đa khớp dạng thấp: Các triệu chứng & phương pháp chữa

Y học cổ truyền cho rằng, các yếu tố thay đổi thời tiết khí hậu, cơ thể suy yếu, lao động và sinh hoạt không điều độ, chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, môi trường sống ẩm thấp… tác động rất lớn đến sự hình thành và phát tác bệnh phong thấp

Phong thấp là một căn bệnh kinh niên khá nguy hiểm xảy ra ở nhiều khớp xương gây ra:

  • Đau nhức, sưng đỏ.
  • Tổn thương đến nhiều cơ quan khác như hệ thần kinh, tim mạch, các khớp xương, cột sống.
  • Bệnh thường trở nặng khi thời tiết thay đổi gây ra các cơn tê nhức dai dẳng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

2] Những dấu hiệu nhận biết triệu chứng bệnh phong thấp

Phong thấp là bệnh viêm khớp nên các triệu chứng bệnh phong thấp rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý viêm khớp. Tuy là một căn bệnh mạn tính nhưng phong thấp lại có những giai đoạn cấp tính và ổn định. Trong y học học hiện đại và y học cổ truyền, bệnh phong có thể được nhận biết qua các triệu chứng dưới đây:

2.1] Triệu chứng bệnh phong thấp theo y học hiện đại

Giai đoạn đầu, bị phong thấp có biểu hiện sưng đau nhức các khớp như khớp cổ tay, khớp bàn tay khớp bàn chân, khớp đầu gối. Sau đó, bệnh có thể lan sang khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp háng… Ngoài đau nhức, người bệnh còn bị cứng khớp sau khi thức dậy vào buổi sáng hay sau một thời gian không hoạt động khớp. Các khớp xương ở tay, chân, vai, cột sống, xương chậu, đầu gối đều không thể cử động.

\>> Xem thêm: Chú ý 6 dấu hiệu viêm khớp ở mức cảnh báo sau đây

Không chỉ xương khớp mà các bắp thịt ở các khớp đau cũng bị ảnh hưởng, bị đau và bị suy yếu kèm theo sự xuất hiện của các nốt mẩn đỏ dưới da.

Bệnh phong thấp còn có một số dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, uể oải, ăn uống kém, sốt nhẹ khi bệnh trở nặng

Lâu dần, vùng da chỗ các khớp bị tổn thương có nổi các cục u từ dưới da gọi là cục phong thấp. Vị trí khớp dễ xuất hiện các khối u nhất là khớp khuỷu tay, khớp bàn tay, khớp bàn chân hay ở dây gân gót chân. Ban đầu chúng khá nhỏ nhưng sẽ dần to lên ở các khớp xương, thậm chí còn xuất hiện cả trong phổi.

Lâu ngày, bệnh càng tiến triển sẽ gây phá hủy mô sụn và mô xương dưới sụn, dẫn đến tình trạng dính khớp, khớp bị biến dạng, các khớp bàn tay, bàn chân bị cong vẹo, ghồ ghề, lệch trục khớp gối…

\>>> Xem thêm: Tác dụng thần kỳ của rượu khi ngâm với thảo dược

2.2] Triệu chứng bệnh phong thấp theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền chia bệnh phong thấp thành 3 thể bệnh khác nhau là thể phong thấp, thể hàn thấp và thể tê thấp. Mỗi thể bệnh có các triệu chứng , dấu hiệu phong ê thấp như sau:

Thể phong thấp: Bệnh nhân bị đau nhức các khớp xương và toàn bộ cơ thể. Cơn đau có thể lan từ khớp này sang khớp kia, cử động khớp khó khăn, sốt, người mệt mỏi, dễ buồn bực, chỉ thích nằm nghỉ ngơi. Bắt mạch sẽ thấy mạch phù.

Thể hàn thấp: Khác với thể phong thấp, ở thể hàn thấp, các cơn đau nhức chỉ cố định tại 1 khớp hoặc nhiều khớp chứ không đau lan hay chạy từ khớp này sang khớp khác. Chân tay lạnh, càng lạnh càng thấy đau, đau nhiều vào ban đêm, nhất là vào mùa đông khiến người bệnh co cứng tay chân, khó co duỗi khớp. Rêu lưỡi trắng, đại tiện lỏng, bắt thấy mạch khẩn.

Thể tê thấp: Ở thể này, người bệnh bị đau nhức khủng khiếp, da thịt tê bì khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Cơn đau thường dai dẳng và âm ỉ, bệnh nhân khó có thể nhận biết cảm giác của mình dễ dàng. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây tê liệt một phần thân thể gây ảnh hưởng đến chức năng vận động, sinh hoạt. Bắt mạch sẽ thấy mạch nhu hoãn.

\>>> Xem thêm: Điều trị hiệu quả phong thấp bằng rượu thảo dược

Điều trị bệnh phong thấp hiệu quả

2 cách trị phong thấp tại nhà đơn giản cho người bệnh phong thấp. Những cách trị phong thấp tay chân tại nhà sau đây đều rất dễ thực hiện và được tổng hợp từ nhiều tài liệu y tế uy tín trên thế giới.

Bài tập tại nhà trị phong thấp

Công dụng chính của các cách trị bệnh phong thấp này ngoài việc giúp giảm đau, làm săn chắc cơ bắp và cải thiện vận động. Việc tập luyện còn giảm thiểu nguy cơ mắc chứng loãng xương, và đẩy lùi bệnh trầm cảm cho người phong thấp. Bạn có thể tham khảo 3 phương pháp luyện tập bổ ích sau:

  • Các bài tập tập trung cần được thực hiện tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
  • Các bài tập rèn luyện sự săc chắc cơ bắp nên được thực hiện 2 đến 3 lần một tuần.
  • Các bài tập sức bền như aerobic nên duy trì tập luyện từ 3 – 4 lần một tuần và mỗi lần 30 phút.

Liệu pháp nóng và lạnh

Đây là một trong những cách trị bệnh phong tê thấp tại nhà khá đơn giản. Bạn cũng có thể thực hiện liệu pháp này khi đang tắm để tiết kiệm thời gian. Việc chườm nóng sẽ làm dịu bớt các cơn đau cơ và khớp trong khi chườm lạnh giúp giảm viêm và sưng khớp. Các bước thực hiện như sau:

  • Gói túi nước nóng trong một chiếc khăn để chườm nóng.
  • Gói đá cục trong một chiếc khăn mỏng khác để chườm lạnh.
  • Đặt túi chườm nóng vào vị trí bị đau trong vòng 3 phút.
  • Sau khi hết thời gian thay thế bằng túi chườm lạnh vào vị trí đó khoảng 1 phút.
  • Lặp lại động tác từ 15 đến 20 lần.

Trên đây là một số thông tin liên quan nguyên nhân cũng như cách trị bệnh phong thấp. Hy vọng bài viết hữu ích với mọi người!

Chủ Đề