Phong trào thi đua cho Giỏi nữ CNVCLĐ là gì

Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong nữ công nhân, viên chức, lao động 


Nữ cán bộ, CNVCLĐ tiêu biểu được khen thưởng

Hiện nay, nữ CNVCLĐ thuộc Liên đoàn Lao động [LĐLĐ] tỉnh quản lý 29.355 người, trong đó đoàn viên nữ 27.823 chiếm 55,43%/tổng số đoàn viên công đoàn. Nữ CNVCLĐ có mặt trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực công tác, tập trung đông nhất ở khu vực hành chính sự nghiệp. Nhiều chị đảm nhận các chức vụ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể, chính trị xã hội, các chị đã và đang phát huy năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tham gia BCH cấp ủy Đảng các cấp: cấp tỉnh có 04 chị [trong đó có 01 đồng chí là Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ], cấp huyện 56 chị, cấp xã và cơ sở 425 chị; đại biểu Quốc hội 01 chị; tham gia Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 07 chị, cấp huyện 67 chị, cấp xã 947 chị; lãnh đạo trưởng, phó phòng cấp tỉnh trở lên 267 chị, cấp huyện 164 chị. Nữ tham gia BCH Công đoàn cơ sở và Công đoàn cấp trên cơ sở đạt tỷ lệ trên 30%; Ban chấp hành LĐLĐ tỉnh có 08/34 đồng chí, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh có 02/11 đồng chí; Ban nữ công quần chúng công đoàn cơ sở có 2.852 chị. Những chị là CNLĐ trực tiếp sản xuất đã thường xuyên chủ động tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ để có thêm kiến thức, tay nghề nhằm làm chủ và sáng tạo trong công việc; dù đảm nhận công việc gì, các chị cũng luôn tận tâm, tận lực, đồng sức, đồng lòng cùng tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong nhiệm kỳ, có 45.108 lượt nữ CNLĐ được học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp; 127 lượt nữ cán bộ nữ công công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 6.790 lượt cán bộ chủ chốt công đoàn các cấp được bồi dưỡng, tập huấn nội dung về bình đẳng giới, lồng ghép giới.

Xác định, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ là phong trào thi đua mang tính đặc thù về giới, được tổ chức, phát động xuyên suốt trong quá trình hoạt động nữ công của các cấp công đoàn gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Trong nhiệm kỳ qua, nữ CNVCLĐ tỉnh Quảng Bình luôn tích cực, hưởng ứng tham gia và đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của người phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống gia đình, công tác xã hội.

Hàng năm, LĐLĐ tỉnh đã bám sát sự chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, hướng dẫn các cấp công đoàn xây dựng kế hoạch hoạt động nữ công, phát động phong trào gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động như: phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Phụ nữ Quảng Bình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thực hiện có hiệu quả Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước giai đoạn 2010-2015”, Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt giai đoạn 2010-2015”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”.... Bên cạnh việc phát động phong trào thi đua, các cấp công đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, Hội thi, Hội diễn, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng gia đình hạnh phúc, phương pháp nuôi dạy con, ...tất cả các hoạt động đều được chị em hưởng ứng, tham gia tích cực và đạt hiệu quả.

Trong công tác chỉ đạo, các cấp công đoàn đã gắn với việc tổ chức quán triệt các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị khoá X về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”; Nghị quyết 6b/NQ- TLĐ ngày 29/01/2011 của BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam về “Công tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ CNH, HĐH đất nước”; Chỉ thị 03/CT- TLĐ ngày 18/8/2010 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; Giáo dục truyền thống phụ nữ Việt Nam, nâng cao kiến thức pháp luật; tuyên truyền Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống Bạo lực gia đình, các kiến thức nuôi dạy con, nữ công gia chánh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động đối với phong trào nữ CNVCLĐ và hoạt động công đoàn trong tình hình mới. 

Các phong trào thi đua trong nữ CNVCLĐ đã trở thành động lực thúc đẩy chị em phát huy tài năng, trí tuệ, tích cực thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; thường xuyên tự học, tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, … góp phần vào việc hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch của đơn vị, ổn định việc làm, đảm bảo thu nhập gia đình. Qua các phong trào thi đua, có 7.090 lượt nữ CC,VC,LĐ đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở, 58 chị đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, ngành, TW, Tổng LĐLĐ Việt Nam, 02 chị được LĐLĐ tỉnh chọn, giới thiệu sản phẩm tham gia dự thi “Ngày phụ nữ sáng tạo” đạt giải; 06 đồng chí được tặng Kỷ niệm chương “Vì sự tiến bộ của Phụ nữ”; sơ kết phong trào thi đua Giỏi việc nước, đảm việc  nhàgiai đoạn 2010 - 2015 có 17 tập thể, 44 cá nhân được LĐLĐ tỉnh tặng bằng khen, tỷ lệ đạt danh hiệu thi đua Giỏi việc nước, đảm việc nhàhàng năm trên 95%.

Trong gia đình, nữ CNVCLĐ thực hiện tốt thiên chức và trách nhiệm của mình là người vợ, người mẹ, người con biết tổ chức tốt cuộc sống gia đình, xây dựng gia đình theo tiêu chí thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; nuôi dạy con khỏe, ngoan, học giỏi, thành đạt. Hàng năm, có trên 95% gia đình nữ CNVCLĐ đạt gia đình văn hóa; bên cạnh đó, nữ CNVCLĐ còn quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng, tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội.

Các hoạt động nhân đạo từ thiện do cấp, ngành phát động được nữ CNVCLĐ tích cực tham gia đóng góp, ngoài ra, chị em còn tổ chức các hoạt động góp vốn, tạo nguồn quỹ nữ công luận phiên nhau mượn hoặc vay với lãi xuất thấp; bên cạnh đó, các cấp công đoàn trong tỉnh đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động chăm lo lợi ích thiết thân cho lao động nữ như: thông qua các nguồn vốn vay để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập nâng cao đời sống cho lao động nữ. Trong nhiệm kỳ, LĐLĐ tỉnh đã hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà “Mái ấm Công đoàn” cho 206 nữ CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn từ nguồn quỹ xã hội công đoàn Quảng Bình với số tiền 4.639.000.000 đồng. Các cấp công đoàn trong tỉnh đã phối hợp với chuyên môn, người sử dụng lao động thăm hỏi ốm đau, hỗ trợ khó khăn cho hàng ngàn trường hợp tổng số tiền gần 10 tỷ đồng. Nhân tháng hành động Vì trẻ em, ngày gia đình Việt Nam, Tết Nguyên đán hàng năm, các cấp công đoàn đã tổ chức các hoạt động như: gặp mặt, tặng quà cho học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó, tổ chức hỗ trợ thăm 110 cháu có thành tích trong học tập, 80 lượt trẻ em bị nhiễm chất độc da cam, tàn tật và 495 nữ CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn; thăm hỏi tặng quà gia đình nữ CNCVLĐ có chồng, con đang công tác ở biên giới, hải đảo; vận động nữ CNVCLĐ đóng góp xây dựng quỹ Vì Trường Sa thân yêu” do TW Hội phát động với số tiền 109.165.000 đồng. Đặc biệt, năm 2016 với chương trình “Công đoàn Quảng Bình đồng hành cùng học sinh vùng biển”, đã trao tặng quà cho 1.186 lượt học sinh với số tiền 839.300.000 đồng.

Phát huy những kết quả đã đạt được của nhiệm kỳ 2013-2018, trong nhiệm kỳ tới, các cấp Công đoàn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào trong nữ CNVCLĐ, động viên chị em tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo; thi đua học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp để thích ứng với cơ chế mới, điều kiện mới; thực hiện tốt thiên chức làm vợ, làm mẹ, làm dâu trong gia đình, nuôi dạy con ngoan, học giỏi, xây dựng gia đình đạt chuẩn mực “gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, “gia đình văn hóa”…góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện…

Phong trào thi đua“Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng, xây dựng gia đình hạnh phúc” đã góp phần tạo được những bước chuyển biến quan trọng để chị em phát huy phẩm chất, năng lực của mình, trở thành động lực để nữ CNVCLĐ phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác; giúp chị em thi đua tổ chức, sắp xếp cuộc sống gia đình một cách khoa học theo tiêu chí “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

Nữ công nhân viên chức lao động [CNVCLĐ] là một bộ phận quan trọng của giai cấp công nhân, là lực lượng nòng cốt trong phong trào phụ nữ, đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong nững năm qua, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, đội ngũ CNVCLĐ tỉnh nói chung, nữ CNVCLĐ nói riêng đã có nhiều chuyển biến cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, toàn tỉnh có 30.244 nữ đoàn viên, chiếm tỷ lệ 52,51% tổng số đoàn viên công đoàn. Xác định công tác vận động nữ CNVCLĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn nhằm phát huy vai trò, tiềm năng, trí tuệ của nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các cấp công đoàn trong tỉnh xem đây là trách nhiệm trực tiếp, thường xuyên và được quán triệt thực hiện trong các mặt hoạt động của công đoàn.

         Để triển khai và thực hiện nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”và chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới”; Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh và Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã xây dựng Chương trình phối hợp tổ chức các hoạt động trong nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động và hội viên phụ nữ giai đoạn 2018 - 2023.

          Để thuận lợi trong công tác phối hợp, 2 đoàn thể cấp tỉnh đã thống nhất chỉ đạo trong hệ thống, phân công lãnh đạo đơn vị mình tham gia vào BCH đồng cấp của đơn vị phối hợp, để kịp thời nắm bắt thông tin, định hướng hoạt động, tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện. Các cấp công đoàn cụ thể hoá nhiệm vụ công tác Hội nhất là những vấn đề liên quan đến nữ CNVCLĐ vào chương trình công tác công đoàn, công tác nữ công Công đoàn các cấp; xây dựng kế hoạch phối hợp trong từng hoạt động, trong đó xác định rõ nội dung của đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, kinh phí thực hiện.

Đồng chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh trao Bằng khen cho các nữ đoàn viên đạt thành tích

          LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp Công đoàn phối hợp với Hội phụ nữ đồng cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến trong nữ đoàn viên, CNVCLĐ kết quả Đại hội và Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI; Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Điều lệ Hội LHPN Việt Nam; các chính sách mới có liên quan đến lao động nữ …cho trên 38.600 lượt nữ đoàn viên, công chức, viên chức, công nhân lao động. 

         Phối hợp triển khai Đề án “Tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ VN thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”; “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” trong nữ CNVCLĐ cho cán bộ phụ trách công tác nữ công ở các cấp Công đoàn trong tỉnh; đặc biệt khi tổ chức triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, các cấp Công đoàn đã gắn kết với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Hàng năm, có trên 98% nữ khu vực hành chính sự nghiệp, 75% nữ khu vực ngoài nhà nước đăng ký thực hiện phong trào. Quá trình thực hiện các phong trào thi đua, một số ngành, đơn vị đã nghiên cứu vận dụng, cụ thể hóa các nội dung cho phù hợp với đặc điểm ngành nghề, địa phương. Tiêu biểu là phong trào thi đua “Hai tốt”, phong trào “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo” trong nữ ngành giáo dục; Phong trào thi đua thực hiện 12 điều y đức theo chuẩn mực “thầy thuốc như mẹ hiền” của nữ ngành Y tế; Phong trào thi đua thực hiện cuộc vận động xây dựng người cán bộ công chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu” trong nữ cán bộ công chức; Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp… đã xuất hiện nhiều cách làm hay, nhiều điển hình trong “Giỏi việc nước” được các cấp lãnh đạo địa phương ghi nhận, khen thưởng; thể hiện trên các lĩnh vực:

        - Trong lao động, sản xuất nữ CNLĐ thể hiện tác phong công nghiệp, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật; tích cực học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghề để thích ứng với công nghệ sản xuất mới; nhằm phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh đối với mặt hàng xuất khẩu; hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, doanh nghiệp, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. 

           - Trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ: Nữ cán bộ khoa học kỹ thuật trong tỉnh đã đóng góp nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tế đem lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị công trình lâu dài, tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước; đã có nhiều sáng kiến được công nhận và trao giải tại các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh, tiêu biểu như: chị Nguyễn Thị Mỹ Hà, Bệnh viện Chuyên khoa Sản nhi Sóc Trăng  đạt giải nhì, với giải pháp “Thiết lập hệ thống giám sát nhiệt độ và độ ẩm phòng phẩu thuật của khoa gây mê hồi sức”; chị Nguyễn Bích Như, Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng đạt giải ba, với giải pháp “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm tra, đánh giá trong giáo dục”; chị Trương Thị Minh Nguyệt, Bệnh viện Chuyên khoa Sản nhi Sóc Trăng đạt giải ba với giải pháp “Cải tiến hệ thống thoát nước thải, giảm mùi hôi cho máy hấp chất thải y tế”; chị Hoàng Thị Hằng, Hội Người mù tỉnh với giải pháp “Trà Thanh đường Bảo An”...

           - Đối với CB, CCVC các cơ quan hành chánh sự nghiệp: Các chị cũng có rất nhiều đề tài mang lại lợi ích thiết thực trong cải cách, quản lý hành chính, trong quản lý, điều hành...  Nhiều chị em qua học tập, rèn luyện và có năng lực tốt đã được đề bạt giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan điạ phương, đơn vị cấp huyện, tỉnh; qua báo cáo thống kê có 42,8% nữ tham gia Đại biểu Quốc hội khóa XIV; 25% nữ tham gia HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021, cấp huyện 22,8%, cấp xã 25,1%; 25% nữ lãnh đạo chủ chốt tại UBND cấp tỉnh, cấp huyện 8,6%, cấp xã 11,2%; 12,9% đại biểu nữ tham gia lãnh đạo cấp sở, ban ngành, cơ quan cấp tỉnh. 32% đại biểu nữ tham gia lãnh đạo cấp phòng [thuộc các sở, ban ban, ngành tỉnh và tương đương]. 31% đại biểu nữ tham gia lãnh đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện.

           Từ kết quả trên, hàng năm LĐLĐ tỉnh tặng Bằng khen Chuyên đề “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cho 04 tập thể, cá nhân và đề nghị Tổng Liên đoàn tặng Bằng khen cho 02 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện phong trào. 

         Đối với địa phương nơi cư trú các chị em luôn gương mẫu tuyên truyền người thân trong gia đình chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tham gia các cuộc vận động ở khu dân cư, luôn giữ mối đoàn kết tốt với bà con nơi cư trú. Hầu hết gia đình các chị em đều được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”. 

          Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ đoàn viên, CNLĐ là động lực giúp chị em phấn đấu vươn lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ, có thể khẳng định dù trong cương vị công tác nào, nữ đoàn viên, CNLĐ đều thể hiện bản lĩnh vững vàng, phát huy bản chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam cần cù chịu khó, dám nghĩ, dám làm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt thiên chức làm vợ, làm mẹ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tạo nên hình ảnh người phụ nữ hiện đại, tự tin, năng động. 

Phạm Thanh Loan - Phó Trưởng ban Tuyên giáo - Nữ công 


Video liên quan

Chủ Đề