Phong tục làng xóm việt nam nhất thanh-vũ văn khiếu

Tags:

  • nhất thanh
  • nxb phương đông 2005
  • phong tục làng xóm việt nam ebook pdf
  • vũ văn khiếu
  1. >
    Người ta thường nói nước Việt Nam có hàng ngàn năm lịch sử không bị lôi cuốn, đồng hóa với Trung Hoa sau mười một thế kỷ bị đô hộ, với Pháp sau ngót một thế kỷ bị đô hộ, vì vẫn giữ được đặc tính dân tộc, có phong tục ngôn ngữ riêng. Cuốn sách này trình bày về những tập tục đời sống của người Việt tử khi sinh ra, những đặc trưng về tính cách, nghệ thuật ẩm thực, đồ uống, thuốc thang, trang phục, nhà ở, gia tộc, hiếu hỷ, và đời sống trong làng xóm Việt Nam.

    Chương I: Sinh con. Chương II: Hình dáng. Chương III: Tính tình. Chương IV: Thức ăn. Chương V: Đồ uống. Chương VI: Trầu, thuốc lào, thuốc lá, thuốc phiện. Chương VII: Thuống thang. Chương VIII: Áo quần y phục dân nghèo. Chương IX: Nhà ở. Chương X: Gia tộc. Chương XI: Lấy vợ lấy chồng. Chương XII: Ma chay. Chương XIII: Làng xóm.

    Phong Tục Làng Xóm Việt Nam NXB Phương Đông 2005 Nhất Thanh, Vũ Văn Khiếu 505 Trang File PDF-SCAN

    Link download //drive.google.com/file/d/1VRnWJwNtg68aOpqBMOnbvBIgvGBE_i40 //drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Văn Khấn Cổ Truyền Của Người Việt [NXB Thời Đại 2010] - Minh Đường, 168 Trang24/12/2017 Nguồn Gốc Chữ Quốc Ngữ - Huỳnh Ái Tông, 26 Trang25/01/2014 Mật Mã Văn Hóa [NXB Lao Động 2017] - Clotaire Rapaille, 332 Trang11/02/2017 Lễ Nghi Giao Tiếp [NXB Thanh Niên 2014] - Dương Thu Ái, 314 Trang25/08/2017 Làng Nghề Truyền Thống Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa - Trần Minh Yến, 269 Trang24/12/2017 Phong Tục Làng Xóm Việt Nam [NXB Phương Đông 2005] - Nhất Thanh, 505 Trang23/04/2017 Người Nông Dân Châu Thổ Bắc Kỳ [NXB Trẻ 2003] - Pierre Gourou, 596 Trang16/01/2022 Ngàn Năm Áo Mũ [NXB Thế Giới 2013] - Trần Quang Đức, 400 Trang13/04/2015 Dân Ca Mèo [NXB Văn Học 1967] - Doãn Thanh, 378 Trang12/05/2013 Dân Tộc Tính [NXB Văn Tươi 1955] - Nguyễn Đăng Thục, 23 Trang30/05/2013 Văn Hóa Chăm H'Roi [NXB Nông Nghiệp 2016] - Trượng Tính, 186 Trang23/04/2017 Hoa Ban Trong Đời Sống Văn Hóa Của Người Thái Ở Điện Biên [NXB Văn Hóa Dân Tộc 2007] - Đặng Thị Oanh12/12/2015 Nét Đẹp Phong Tục Các Dân Tộc Thiểu Số [NXB Văn Hóa Dân Tộc 2008] - Vi Hoàng, 67 Trang21/03/2014 Tìm Hiểu Văn Hóa Phùng Nguyên [NXB Phú Thọ 2001] - Trần Phù Tiêu, 287 Trang22/05/2017 Sưu Tầm, Phiên Dịch, Nghiên Cứu Di Sản Hán Nôm Trong Các Di Tích Lịch Sử-Văn Hóa Tỉnh Bình Thuận22/03/2014 Last edited by a moderator: Dec 9, 2023

Share This Page

  • Forums

    Forums

  • Members

    Members

  • Menu

"Người Việt Nam là giống thông minh khôn ngoan, nhưng phải nói ngay rằng kẻ dại cũng lắm người ngu cũng nhiều...Người mình không thiếu kẻ thường ranh vặt, đến quỷ quyệt, hay sợ sệt ngờ vực, bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi báng nhạo. Tâm địa nông nổi, hay khoe khoang, khoác lác, hiếu danh, thích vui chơi, ham cờ bạc."

Cụ Nhất Thanh viết cuốn này từ năm 1968, mãi đến bây giờ ngót ngát gần 50 năm mà cái lề thói ấy vẫn còn y nguyên, mới thấy nó kinh tới mức nào. Chuyện tốt xấu ngàn đời tích lũy, không tự nhiên mà có.

Hai tiếng Lề Thói mộc mạc giản dị, và mình thấy đúng hơn cái chữ Phong Tục vốn có chút văn vẻ.

Đây, một tập khảo cứu về nếp sống ngàn đời của người Việt, từ chuyện ăn ở, sinh đẻ, thuốc thang đến chuyện gia tộc, làng xóm, tính tình. Không có tinh thần 'tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại', ở đây tốt xấu đều có và chân thật, và bạn nào ở làng như mình thì thấy còn nhiều điều đến bây giờ vẫn tồn tại dù tốt dù xấu.

Đơn cử cái chuyện lễ lược về tuổi tác. Xưa, lúc đẻ ra thì được mấy ngày kỉ niệm như đầy tháng, 100 ngày, thôi nôi, rồi thôi. Sống đến 60 thì được coi là thọ, đến 70 thì có lễ trung thọ, rồi 80 thì thượng thọ. Cái ngày sinh nhật là học theo Tây trong lúc Pháp đô hộ, rồi mãi đến bây giờ. Nhìn lại, ngày xưa thích tạ ơn tổ tiên, thấy ông bà sống lâu thì mừng nên làm lễ, ấy là chữ hiếu. Ngày nay sống cho mình, nhố nhăng [theo ý tác giả] chứ không mấy khi còn thấy lễ mừng thọ.

Đọc để thấy cái gì cũng có nguồn gốc của nó. Mình thấy bây giờ các bạn trẻ [trâu], nhất là các bạn có tí học hành, có tí thăm thú hải ngoại, hở chút là so sánh nước mình thế này thế kia không bằng nước ngoài. Theo kiểu chồ ôi người ta văn minh dữ lắm chứ phải như ở Việt Nam thì đã ...bla bla. Dĩ nhiên có đúng có sai nhưng phần lớn là vì không hiểu tường tận nên thường hay phán ra thế. Cũng dĩ nhiên, bây giờ có lẽ là thời kỳ xứ An Nam xuống dốc trầm trọng. Vì sao? Mình tin mỗi người đều tự có nhận định, nhưng đừng đánh đồng cả cái xứ này, cả lịch sử văn hóa này nó như thế.

Nói như cụ Nguyễn Trãi, 'tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có'. Nhắc để nhớ, lịch sử nước mình không thiếu anh hùng minh quân. Cái danh 'tiểu bá vương' không tự nhiên mà có. Việt Nam giáp với 4 nước, ngoài anh thiên triều không nói, còn 1 anh đã tan biến đi vào dĩ vãng [Champa], 2 anh còn lại thì bầm dập mãi đến giờ còn hận mình [Laos và Cambodge].

Lý Thường Kiệt cũng kéo quân đánh tận Ung Châu của Tống mới chịu về, quân Đông A cản được cả đế chế mà đến Sa Hoàng cũng chịu hàng, Nguyễn Huệ đập gọn hai chục vạn Thanh mà thuỷ quân của ông được coi là đủ sức cân cả Đông Nam Á. Đời Hồng Đức, Minh Mệnh thì nước Nam đã tiến tới mức gần như một đế quốc.

Cái dân tộc nó thế mới tồn tại mà không bị đồng hóa trong gần 11 thế kỷ bị đô hộ.

Lịch sử là một giòng oanh liệt. Huyền thoại sông Hàn hay Thần kỳ Nhật Bản cũng từ tự tôn dân tộc lịch sử mà nên. Cái thế giới quan nó chật hẹp, thì đâm ra hay phán xét, thế lại buồn, thế là lời cụ Nhất Thanh cứ còn đúng mãi...

[Cơn cảm khái bất thình lình xuất hiện ^]

history-culture

992 reviews99 followers

July 18, 2022

Có thể đọc cuốn này hoặc cuốn Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính là đủ, đọc cả 2 thấy khá trùng, cũng không bổ sung được bao nhiêu.

Tương tự như VN phong tục, ở Đất lề quê thói cũng nêu bật những phong tục ở làng quê miền Bắc, tiến trình từ sinh tới tử [cuốn của cụ Bính hình như ngược lại], với những phong tục mà giờ nghe tên còn không nghe chứ nói gì tới có ai còn làm. Mà đọc mới thấy hồi xưa ông bà mình chú trọng vệ sinh, dạy dỗ cách nuôi con, cách làm ăn bằng mấy trò “hù nhau”, mê tín hoá doạ bọn nhỏ sợ để chúng làm theo mà tránh được mất mùa, bệnh tật, hay ho phết.

Như kiểu nói đẻ con xong đừng đưa nó qua khung cửa sổ sau này nó thành ăn trộm, thì lý do là hồi xưa cửa sổ kiểu cửa chống bằng gậy tre, sợ đưa qua kiểu đó nó chệch gậy chống nó đập cho thì vỡ đầu.

Rồi kiểu mưa đầu mùa sợ trẻ tắm mưa xong bệnh hoặc sấm sét đánh phải, ông bà lại dạy mưa đầu mùa là bị cùi đừng tắm.

Rồi vụ chôn cái nhau rốn của trẻ sơ sinh phải chôn tránh giọt tranh nhỏ từ mái nhà xuống, nếu không sau này trẻ bị lở loét thì là do vệ sinh thôi, không chôn sâu và chôn xa thì nước nhỏ xuống xói đất đi thúi rùm lên ai mà chịu được. Vân vân và vân vân

Như kiểu miền nam có tục hù ma da, chỗ nào nhiều tảo lại bảo nhau có ma da kéo chân, tắm là chết. Thật ra nhiều tảo mà trẻ bơi chưa rành dễ bị mắc chân chết đuối, nên mới truyền lại là vậy.

Đọc rất hay, nhưng như mình nói, đã đọc VN phong tục rồi thì khỏi đọc cuốn này, và ngược lại.

history non-fiction vietnam-before-75

February 18, 2021

Tổng hợp những phong tục vùng Bắc Bộ thời xưa, từ cái ăn, cái mặc, nết đi đứng, lễ lạt, hiếu, hỉ, sinh con đẻ cái, cho tới chuyện gia tộc, làng xã v.v... Phần nhiều là các phong tục đã mai một ngày nay, trong đó lạc hậu, thiếu kiến thức không ít, nhưng những điều logic, có nguồn gốc nhân văn lại không hề thiếu. Đọc dằn túi để lấy vốn hầu chuyện ông bà, chú bác lúc ra mắt nhà crush cũng ko phải ý tồi =]]

187 reviews10 followers

October 15, 2020

Cuốn sách về văn hoá phong tục Việt Nam có sử dụng nhiều tư liệu tham khảo của các học giả, nhà nghiên cứu từ những thời kỳ trước [chủ yếu là các cuốn Sử từ thời Lê, Nguyễn, các nhà nghiên cứu thời kỳ thực dân]. Nhiều phong tục đến thời của tác giả [những năm 60 của thế kỷ XX] đã không còn tồn tại nên đến thời điểm hiện tại lại càng lùi sâu vào dĩ vãng. Tuy nhiên đó là tư liệu quý cho các thế hệ sau, đặc biệt là qua cách diễn giải bằng ca dao, tục ngữ vốn có vần điệu và dễ nhớ. Điểm đáng tiếc là tác giả viết và sống tại Sài Gòn trong thời kỳ đất nước chưa thống nhất nên ông đã không có cơ hội quan sát và nghiên cứu từ thực tế để có cái nhìn tổng quát hơn về tiền trình văn hoá sau cách mạng 1945.

non-fiction

29 reviews1 follower

January 18, 2022

Sách hay về nguồn gốc và lề thói [phong tục] của người Việt ta từ xưa đến thời kỳ của tác giả. Tuy thời đại ngày nay đã khác nhiều, nhưng xem sách như là một nguồn tham khảo để tùy theo từng người, từng gia đình mà thực hiện hay giải thích cho con cháu nghe cũng rất hay.

1 review

Read

October 1, 2022

i want to read, because i have to prepare for my homework

This entire review has been hidden because of spoilers.

32 reviews25 followers

July 13, 2016

Một cuốn sách ghi lại phong tục, tập quán của xã hội Việt Nam từ thời trước [vì tới nay nhiều lề thói đã thay đổi hoặc không còn được giữ]. Đọc xong cuốn sách này mới thấy yêu hơn văn hoá của đất nước mình, giản dị, gần gũi, mộc mạc nhưng vẫn đầy đủ lễ nghĩa, phép tắc. Trong sách có trích dẫn nhiều ca dao, tục ngữ kèm theo lý giải, nguyên căn, rất thú vị. Cá nhân mình ấn tượng nhất với hai phần Ma chay và Gia tộc.

18 reviews2 followers

March 28, 2016

Một cuốn sách đầy đủ và cần thiết để tìm hiểu về phong tục tập quán của VN. Những chủ đề trong sách đầy đủ và bao quát từ ăn mặc, nhà ở, gia đình, họ hàng, đám tiệc,... cho người đọc một cái nhìn cụ thể về đời sống người Việt cách đây hơn 100 năm.

Chủ Đề