Phụ nữ sau sinh có ăn được dọc mùng không

sữa sữa cho cho con có thể sữa cho con

[Yeusuckhoe.net] - Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Nhưng không phải mẹ nào cũng có nhiều sữa cho con bú. Vậy cần phải ăn gì để có nhiều sữa sau sinh?

Khi em bé chào đời các mẹ luôn mong muốn con mình được bú những dòng sữa ngọt ngào, giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ sữa cho con bú. Dưới đây xin giới thiệu với các mẹ những món ăn đơn giản dễ tìm giúp cải thiện nguồn sữa cho em bé.

Ăn gì để sau sinh có nhiều sữa cho con bú

- Từ thực vật: vitamin A có nhiều trong cần ta, hành lá, rau mồng tơi, rau bí, rau đay, rau lang, rau muống, rau ngót, rau xà lách, rau dền, rau càng cua, đậu xanh, cải bắp, cải trắng, rau trái có màu đỏ hay vàng như bắp, bí đỏ, cà chua, cà rốt, gấc, ớt đỏ, dưa hấu, đu đủ chín, mơ, mít, xoài…

- Từ động vật: vitamin A có nhiều trong gan súc vật, gan gà, vịt, gan cá, cua đồng, tôm đồng, trứng…

- Các thực phẩm chứa vitamin A cao là gấc, cà rốt, gan heo, trứng vịt lộn.
Vitamin B1 giúp hạch sữa tiết nhiều

Giò hầm đậu Hà Lan: Đậu Hà Lan 250g + một đôi chân giò heo, thêm gia vị. Ngoài ra, có thể hầm giò heo với đu đủ non.

Mướp non được xem là thực phẩm có công dụng làm thông sữa, giúp sản phụ có thêm sữa. Tuy nhiên, mướp có tính thanh nhiệt nên sản phụ khi dùng mướp nên dùng thêm gừng để trung hòa tính thanh nhiệt, thông khí huyết và trị tắt tia sữa.

Rau đay: Góp phần làm lợi sữa. Theo GS-TS Đỗ Tất Lợi, tuần đầu tiên sau khi sinh, ăn hàng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với liều từ 200-250g thì lượng sữa tăng, trong sữa lượng chất béo cũng tăng lên. Mè đen cũng có tác dụng lợi sữa.

Người mẹ hàng ngày cũng nên uống nhiều nước, nhất là nước rau quả tươi như cam, chanh để vừa cung cấp nước, vừa cung cấp nguồn vitamin C.

Ăn gì để sau sinh có nhiều sữa cho con bú

Những món ăn để có nhiều sữa cho con bú

1. Chuối sứ giúp các mẹ tăng lượng sữa

Đây là loại chuối quả to, da hơi nhám. Thịt chuối nhiều hơn so với các loại chuối khác. Trong chuối có chứa nhiều sinh tố như A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và khoáng tố như magnê, vôi, kali, sắt, phosphor, fluor và iốt. Đặc biệt, lớp men của loại quả này rất tốt, sản phụ nếu ăn chuối thường xuyên sẽ giúp tăng lượng sữa mà không sợ tăng cân.

2.  Có nhiều sữa cho con bú bằng cách ăn Búp dứa non

Nếu sinh con gái, rút chín búp dứa, sinh con trai, rút bảy búp, rửa sạch, cắt bỏ phần lá xanh, chỉ lấy phần búp trắng bên dưới. Chỗ búp trắng này thái nhỏ [theo kiểu hạt lựu cũng được], đem nấu với thịt nạc, hoặc canh xương. Chỗ búp dứa nấu vừa một bát nhỏ, cho sản phụ ăn hết cả nước và cái sẽ có tác dụng gọi sữa nhanh về.

3. Cá diếc tươi cũng giúp tăng lượng sữa

Cá diếc còn có tên khác là Tức ngư, phụ ngư. Là loại cá trắng nước ngọt, thân dẹt hai bên, dài khoảng 15 – 30cm. Trong thịt cá chứa 17,7% protid; 1,8% lipid; 70 mg% calci; 152 mg% phospho; 0,8mg% sắt; vitamin B1, B6¬.

Sản phụ uống canh cá diếc sẽ có tác dụng lợi sữa, giúp các mẹ có dòng sữa dạt dào cho bé yêu “măm măm”.

Trước tiên, lấy một con cá diếc tươi 500g, đánh sạch vảy, bỏ đi nội tạng. Cho cá vào nồi và bỏ thêm 6g thông thảo để nấu thành canh. Mỗi ngày ăn cá và uống canh 2 lần, liên tục uống trong 3 – 5 ngày.

4. Măng tây giúp các mẹ lợi sữa

Những phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai được khuyên dùng măng tây thường xuyên, điều này rất tốt cho sự phát triển của bé. Măng tây còn là loại thực phẩm giúp các bà mẹ lợi sữa. Có thể dùng măng tây nấu canh, súp tùy thích.

Cần lưu ý để món ăn chế biến từ măng tây được ngon nên chọn mua măng tây thật tươi [cọng nhỏ, ngắn…]. Khi chế biến nên rửa thật sạch, kỹ lưỡng. Cần chú ý, trừ sắt ra, trong lá măng chứa các thành phần dinh dưỡng thường cao hơn trong thân, do đó, khi ăn măng không được bỏ đi lá măng.

5. Bà mẹ thiếu sữa nên ăn Rau đay

Theo Đông y, rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng,…

Phụ nữ sau khi sinh ít sữa có thể sử dụng bài thuốc sau: Tuần đầu tiên sau sinh mỗi ngày ăn từ 150 – 200g rau đay nấu canh vào các bữa ăn chính. Các tuần sau mỗi tuần ăn 2 lần, mỗi lần ăn từ 200 – 250g rau đay sữa ra đều và rất tốt.

6. Rau khoai lang

Luộc hoặc xào lá rau khoai lang ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa.
7. Hạt mùi

Hạt mùi 12g, gạo nếp lức 30g, nấu cháo ăn, hoặc hạt mùi 6 g cho vào ấm cùng 100 ml nước, đun sôi khoảng 15 phút, lấy nước thuốc chia làm 2 phần uống hết trong ngày sẽ giúp lợi sữa.

8. Sung

Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát, tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu thủng, tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết. Quả sung và lá non giúp lợi sữa cho sản phụ. Liều dùng 10 – 20g quả và lá sắc uống hàng ngày.

9. Hạt bí

Làm tăng sữa cho sản phụ sau sinh: mỗi lần uống 15 – 20g hạt bí ngô sống, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối.

Cách làm: bỏ vỏ lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng. Cần uống liền 3 – 5 ngày sẽ hiệu quả.

10. Lạc

Nấu cháo gạo tẻ với lạc nhân; khi cháo chín cho thêm đường phèn vừa ăn. Hoặc các mẹ nấu cháo lạc sữa cũng giúp lợi sữa hiệu quả.

Cho 150g gạo vào nồi ninh thật nhừ, khi nhừ cho thêm 50g lạc nhân chín và 250ml sữa tươi ít chất béo vào, trộn thêm đường trắng vào là được.

Mỗi ngày chia làm 2 lần vào buổi sáng và trưa hoặc buổi sáng và tối, ăn hết sau mỗi lần.

11. Đậu Hà Lan

Hay còn gọi là đậu nhỏ xanh, vị tính ngọt đắng, chứa hàm lượng photpho dồi dào, có công hiệu lợi tiểu, tiết nước bọt, giải độc, chống ỉa chảy, thông sữa. Đậu Hà Lan nấu chín hoặc mầm đậu Hà Lan giã nát vắt lấy nước sử dụng, tất cả đều có thể giúp tăng sữa.

12. Rau kim châm

Trong rau kim châm có chứa nhiều protein và một lượng lớn vitamin B1, B2… có công hiệu thanh nhiệt, lợi tiểu, chống chảy máu, xuống sữa. Có thể sử dụng để chữa trị sữa không xuống sau khi sinh nở. Hầm thịt lợn nạc với rau kim châm sử dụng, rất có công hiệu.

13. Củ niễng non

Đông y cho rằng củ niễng non có tính ngọt lạnh, có công hiệu giải độc nhiệt, chống khát, chống táo bón và thúc tiết sữa. Hiện nay củ niễng non được sử dụng nhiều để nấu với chân giò, thông thảo [hoặc ốc biển], có tác dụng thúc tiết sữa rất tốt.

14. Đậu phụ

Đậu phụ là một loại thực phẩm lợi khí, tiết nước bọt chống khô, thanh nhiệt giải độc và cũng là một loại thực phẩm tiết ra sữa. Nấu chung đậu phụ với đường đỏ, rượu nếp và nước để uống có thể tạo thêm sữa.

15. Đu đủ xanh

Đu đủ chứa nhiều protein, chất béo và các vitamin. Đu đủ xanh nấu cháo cùng móng giò từ lâu đã được biết đến như một món ăn giúp lợi sữa, thông sữa hiệu quả và được sử dụng rộng rãi. Mặt khác món này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng.
Các mẹ có thể thay móng giò bằng cá chép hoặc cá quả cũng sẽ đem lại hiệu quả tương tự ngoài ra còn giúp giảm mỡ bụng.

16. Chè vằng

Chè vằng là loại cây thân leo, mọc sâu ở trong rừng, đặc biệt là vùng núi Quảng Bình. Có 2 loại chè vằng: loại lá to thì gọi là chè vằng trâu và loại lá nhỏ gọi là vằng sẻ. Loại lá nhỏ thì uống thơm và ngon hơn. Sau khi lấy về rửa sạch, băm nhỏ, phơi khô để dành nấu nước uống dần có tác dụng nhiều sữa, uống chè càng đặc thì sữa càng nhiều.

17. Vừng đen

Sau đây là 2 bài thuốc từ vừng đen, vừa đơn giản, dễ làm lại hiệu quả.

Bài 1: Lấy 30g vừng đen giã nhỏ; cùng với gạo tẻ [chừng 50-60g] cho vào nước nấu nhừ thành cháo mà ăn. Món cháo này vừa có tác dụng lợi sữa, vừa nhuận tràng, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón, và không đủ sữa cho con bú.

Bài 2: Vừng 30g giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn [có thể theo tỷ lệ này làm nhiều, bảo quản tốt để dùng dần]. Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ [vị vừa ăn], đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp mẹ tạo sữa cho con bú nhưng hiệu quả hơn cả là việc cho bé bú mẹ thường xuyên. Đó chính là yếu tố kích thích sự tạo sữa và duy trì nguồn sữa mẹ lâu dài.

Trong 100g dọc mùng có chứa 95g nước, 0,25g protein, 3,8g carbohydrat [bột đường]. Ngoài ra, dọc mùng còn chứa 25mg phốt pho, 300mg kali, 48mg canxi, 16mg magiê, 0,03mg đồng, 0,4mg sắt, 0,012mg B1, 0,013mg B2, 0,013mg PP, 3mg sinh tố C và cho 14Kcalo. Đặc biệt, trong dọc mùng chứa nhiều chất xơ giúp thấm hút chất béo, cholesterol ở trong ruột, đồng thời cản trở sự hấp thụ cholesterol.

Những người không nên ăn dọc mùng

Người đã bị bệnh gút hoặc đang đứng ở ranh giới báo động có nguy cơ bị bệnh gút không nên ăn dọc mùng

Nhiều nghiên cứu cho rằng dọc mùng có quan hệ mật thiết với bệnh gút. Nhiều trường hợp bệnh gút bộc phát sau khi ăn rất nhiều dọc mùng đã chứng tỏ mối liên hệ này. Dọc mùng làm tăng lượng acid uric trong máu khiến cho bệnh bộc phát hoặc tăng nặng. Những người khỏe mạnh cũng không nên quá lạm dụng món ăn vừa miệng này.

Những tác dụng của dọc mùng với sức khỏe

Theo y học cổ truyền, dọc dùng có vị cay đắng, tình bình, hơi có độc.

Thân, lá của cây dọc mùng có tác dụng làm tiêu đờm, tiêu ứ, giảm ho đờm khó thở, tiêu ứ, trừ giun...

Củ rễ của cây bạc hà đem phơi khô tán thành bột có thể dùng để trị ghẻ lở, dị ứng ngoài da...

Tác dụng chủ yếu của dọc mùng trong bữa ăn là làm rau ăn kèm giảm bớt cảm giác ngán của những loại thực phẩm giàu chất đạm, hơn nữa, nó rất giàu sinh tố vi lượng tốt cho những người thừa cân muốn giảm cân.

Cách chế biến dọc mùng không bị ngứa

Rửa sạch cây dọc mùng cho khỏi bùn đất. Tước bỏ phần xơ phía bên ngoài như tước vỏ chuối. Sau đó dùng dao cắt hết phần bụng của dọc mùng [phần cong bên trong]. Lưu ý, các bạn nên đeo găng tay nilon để không bị ngứa tay.

Sau khi loại bỏ lớp vỏ xanh dai bên ngoài, cắt dọc mùng theo miếng vừa ăn, rắc một thìa muối hạt và trộn đều, để khoảng 15 phút. Nên thái vát dọc mùng vì cây dọc mùng rất xốp và nhiều nước, thái vát giúp dọc mùng dễ vắt và dễ ngấm gia vị. Việc ngâm muối cũng giúp chúng bớt ngứa.

Cho nước lạnh vào chậu dọc mùng ngâm muối, rửa sạch, dùng tay vò, vắt nhẹ cho ráo nước. Lúc này dọc mùng óp lại chỉ còn khoảng 1/4 so với ban đầu. Đun nước sôi để chần dọc mùng, rồi vớt ra để chế biến các món ăn.

Phương Vũ

Video liên quan

Chủ Đề