Phương pháp ghi sổ kế toán bao gồm

   Sổ kế toán là một trong những tài liệu quan trọng nhất của doanh nghiệp. Việc có một vài sai sót trong quá trình tổng hợp thông tin, lưu trữ dữ liệu và xử lý kế toán là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, để sửa nó làm sao cho đúng và hợp pháp không phải là một chuyện đơn giản.

Sau đây, ACMan sẽ chia sẻ cùng các bạn về các hình thức ghi sổ và sửa chữa sổ kế toán.

1. Các hình thức sổ kế toán

Doanh nghiệp được áp dụng một trong năm hình thức kế toán sau:

  • Hình thức kế toán Nhật ký chung;
  • Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái;
  • Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
  • Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ;
  • Hình thức kế toán trên máy vi tính.

Trong mỗi hình thức của sổ kế toán sẽ có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán. Trong thực tế hiện nay đa số các doanh nghiệp lựa chọn hình thức Nhật ký chung.

Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó. Các tiêu chí bao gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán, quan hệ đối chiếu kiểm tra.

2. Các phương pháp sửa chữa

   Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì không được tẩy xoá làm mất dấu vết của số liệu, các thông tin ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong các phương pháp sau:

a. Phương pháp cải chính:

Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:

  • Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;
  • Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.

b. Phương pháp ghi số âm [còn gọi Phương pháp ghi đỏ]:

   Phương pháp này được dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách là: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng cách sử dụng mực thường để thay thế.

Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:

  • Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;
  • Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29, đó là “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”;
  • Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng.

Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng [hoặc phụ trách kế toán] ký xác nhận.

c. Phương pháp ghi bổ sung

   Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền đã được ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung” để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.

3. Sửa chữa trong trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính

  • [1]- Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên các phần mềm quản lý dữ liệu;
  • [2]- Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và ghi chú vào dòng cuối cùng của sổ kế toán năm có sai sót;
  • [3]- Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều được thực hiện theo “Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung”.

Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết thúc và đã có ý kiến kết luận chính thức, nếu có quyết định phải sửa chữa lại dữ liệu trên BCTC liên quan đến số liệu đã ghi của sổ kế toán thì đơn vị phải sửa lại số dư của những tài khoản kế toán có liên quan và sổ kế toán.

Việc sửa chữa phải được thực hiện trực tiếp trên sổ kế toán hành chính, sự nghiệp của năm đã phát hiện sai sót, đồng thời phải ghi chú vào dòng cuối cùng của sổ kế toán năm trước có sai sót [nếu phát hiện ra sai sót BCTC đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền] để tiện đối chiếu, kiểm tra.

4. Điều chỉnh sổ kế toán

   Trường hợp doanh nghiệp phải áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và phải điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót trọng yếu trong các năm trước theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” thì kế toán phải điều chỉnh số dư đầu năm trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan.

Trên đây, ACMan vừa chia sẻ cùng các bạn quy trình ghi sổ kế toán. Để có thể quản lý sổ kế toán một cách khoa học và hiệu quả nhất, quý khách hàng có thể sử dụng giải pháp phần mềm kế toán ACMan của chúng tôi.

Không chỉ tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả trong quản trị dữ liệu tài chính, phần mềm kế toán ACMan còn hỗ trợ xuất báo cáo nội bộ, báo cáo tài chính chỉ với vài thao tác đơn giản. Nếu quý khách cần tư vấn về các vấn đề liên quan tới thuế, kế toán, hóa đơn điện tử,… xin hãy liên hệ với chúng tôi:

Xem thêm: 

  • Phần mềm kế toán 
  • Hóa đơn điện tử
  • tư vấn hoán thuế giá trị gia tăng.

CÔNG TY CỔ PHẦN ACMAN

  • Điện thoại: 1900 63 66 85; hotline 0966 04 34 34
  • Email: – Website: acman.vn

** Sổ kế toán là gì?

- Sổ kế toán là 1 loại sổ sách được thiết kế khoa học và hợp lý, liên hệ qua lại với nhau, dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các phương pháp kế toán trên cơ sở số liệu các chứng từ kế toán.

- Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp.

- Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán.

- Doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Luật kế toán.

- Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu.

Trường hợp không tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán, doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo hướng dẫn tại phụ lục số 4 Thông tư này nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.

- Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp được tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình trên cơ sở đảm bảo thông tin về các giao dịch phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.

Trường hợp không tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức sổ kế toán được hướng dẫn trong phụ lục số 4 Thông tư này để lập Báo cáo tài chính nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.

- Quy trình ghi sổ kế toán phải theo đúng trình tự quy định chi tiết tại Thông tư 200/2014/TT-BTC.

** Quy trình ghi sổ kế toán theo TT 200:

1. Mở sổ

- Việc mở sổ sách kế toán được thực hiện vào đầu kỳ kế toán năm.

- Với doanh nghiệp mới đi vào hoạt động thì sổ được mở từ ngày thành lập.

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và kế toán trưởng là người có trách nhiệm ký duyệt vào sổ kế toán ghi bằng tay trước ghi sử dụng hoặc file in ra từ máy tính.

- Sổ kế toán có thể để rời hoặc đóng thành quyển. Với tờ rời, vào cuối kỳ phải đóng thành tập để lưu trữ.

- Các thủ tục cần thực hiện trước khi sử dụng sổ kế toán:

+ Với sổ là tờ rời: đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi đầy đủ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ sổ - tên sổ - tháng sử dụng – tên người giữ sổ và thực hiện việc ghi sổ. Các sổ tờ rời cần phải được phân loại, sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán để dàng tìm kiếm, tra cứu sau này. Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền phải ký, đóng dấu vào tờ rời và ghi vào sổ đăng ký sử dụng thì tờ rời đó mới có giá trị sử dụng.

+ Với sổ kế toán dạng quyển: tại trang đầu của sổ phải ghi rõ tên công ty, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán, kỳ ghi sổ, ngày kết thúc ghi sổ, ngày chuyển giao cho người khác, họ tên – chữ ký người giữ và ghi sổ + người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp + kế toán trưởng. Sổ kế toán dạng quyển phải được đánh số trang rõ ràng và giữa hai trang phải được đóng dấu giáp lai.

- Giữa hai trang quyển sổ kế toán phải được đóng dấu giáp lai

2. Ghi sổ

- Mọi số liệu đưa vào sổ kế toán phải dựa vào các chứng từ kế toán đã đảm bảo tính pháp lý.

- Mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn một hình thức ghi sổ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh; điều kiện trang thiết bị và kế toán viên dựa vào đó để áp dụng:

+ Hình thức kế toán trên máy vi tính

+ Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

+ Hình thức kế toán nhật ký – chứng từ

+ Hình thức kế toán nhật ký chung

+ Hình thức kế toán nhật ký - sổ cái

3. Khóa sổ

Việc tiến hành khóa sổ kế toán được thực hiện trước khi lập báo cáo tài chính. Ngoài ra, trong trường hợp cần kiểm kê hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước thì sổ kế toán cũng sẽ được khóa lại.

4. Sửa chữa thông tin trong sổ kế toán

- Với trường hợp ghi chép bằng tay, kế toán viên có thể áp dụng các phương pháp sau:

+ Phương pháp ghi số âm [ghi đỏ]

+ Phương pháp ghi cải chính

+ Phương pháp ghi bổ sung

- Nếu là trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy tính thì áp dụng phương pháp ghi số âm hoặc ghi bổ sung:

+ Trước khi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước mà phát hiện có sai sót trong sổ kế toán thì tiến hành sửa chữa trực tiếp sổ kế toán của năm đó trên máy tính.

+ Nếu đã nộp BCTC rồi mới phát hiện sai sót thì bên cạnh việc sửa trực tiếp trong sổ kế toán phải ghi chú thêm nội dung sửa vào dòng cuối của sổ kế toán năm đó.

- Khi báo cáo quyết toán năm của doanh nghiệp đã được duyệt hoặc công tác thanh – kiểm tra đã kết thúc, nếu có quyết định phải sửa chữa lại số liệu trên báo cáo tài chính – liên quan với số liệu đã ghi trong sổ kế toán thì nhân viên kế toán phải tiến hành sửa lại thông tin trong sổ kế toán + số dư của những tài khoản kế toán có liên quan theo phương pháp được doanh nghiệp áp dụng.

Bài viết: Sổ kế toán là gì? 4 bước trong quy trình ghi sổ kế toán

Để đảm bảo quá trình ghi sổ sách kế toán được chính xác, kế toán viên phải thực sự tỉ mỉ - cẩn thận trong việc kiểm tra, đối chứng thông tin, số liệu. Với những thông tin đã chia sẻ trong bài viết này,  chúng tôi hy vọng đã giúp bạn nắm được 4 bước trong quy trình ghi sổ sách kế toán mà kế toán viên cần biết.

Mời bạn xem thêm khóa kế toán thực hành trên hóa đơn, chứng từ thực tế, excel, misa 2018 theo TT200 [ click vào ]

Video liên quan

Chủ Đề