Phương pháp hạch toán phân bổ năm năm là gì

Phương pháp kế toán phân bổ lợi thế thương mại là hướng dẫn cách hạch toán lợi thế thương mại trên sổ sách kế toán trước khi thực hiện hợp nhất báo cáo tài chinh. Bạn nào chưa hiểu về lợi thế thương mại thì tìm hiểu lợi thế thương mại:

Phải hiểu bản chất của lợi thế thương mại, nguồn gốc vì sao nó lại nằm trên báo cáo tài chính thì các bạn mới có thể dễ dàng hiểu bài học này.

Sau đây kế toán Ytho sẽ giới thiệu đến các bạn bài học: Phương pháp kế toán phân bổ lợi thế thương mại

  1. Lợi thế thương mại phát sinh tại ngày mua: được phân bổ dần đều vào kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất theo phương pháp đường thẳng trong thời gian không quá 10 năm. Trường hợp số lợi thế thương mại bị tổn thất trong năm cao hơn số phân bổ hàng năm theo phương pháp đường thẳng thì thực hiện phân bổ theo số bị tổn thất.
  2. Trường hợp phân bổ lợi thế thương mại trong kỳ đầu tiên, kế toán xác định lợi thế thương mại phải phân bổ trong kỳ, ghi:

Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp [Lợi thế thương mại phân bổ trong kỳ]

Có Lợi thế thương mại [Lợi thế thương mại phát sinh trong kỳ]

  1. Trường hợp phân bổ lợi thế thương mại từ kỳ thứ hai trở đi, kế toán phải phản ánh số phân bổ trong kỳ này và số luỹ kế đã phân bổ từ ngày mua đến ngày đầu kỳ báo cáo và ghi nhận như sau:

Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước[số LTTM đã phân bổ luỹ kế đến cuối kỳ trước]

Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp [Số LTTM phân bổ trong kỳ báo cáo]

Có Lợi thế thương mại [LTTM đã phân bổ luỹ kế đến cuối kỳ báo cáo]

  1. Sau khi đã phân bổ hết lợi thế thương mại, bút toán điều chỉnh như sau:

Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước

Có Lợi thế thương mại.

Trên đây là những bút toán liên quan đến lợi thế thương mại. Các bút toán được thực hiện bằng tên gọi chứ không theo số hiệu tài khoản, đây là cách hạch toán mà chuẩn mực kế toán thế giới cũng như GAAP đang áp dụng. Các bạn có thắc mắc về bài học: Phương pháp kế toán phân bổ lợi thế thương mại thì hãy để lại bình luận để mọi người cùng vào tham khảo nhé.

Giải đáp công cụ dụng cụ là gì? Làm thế nào phân bổ công cụ dụng cụ, cách hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ trong kế toán [ minh họa cụ thể].

Tìm hiểu về công cụ dụng cụ, hướng dẫn cách để hạch toán phân bổ công cụ trong kế toán

TÌM HIỂU VỀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ

Công cụ dụng cụ là gì ?

Khái niệm công cụ dụng cụ [CCDC] được hiểu là tư liệu lao động của công ty, doanh nghiệp tham gia vào một hay nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà những tư liệu này có giá trị dưới 30.000.000đ hoặc có thời gian sử dụng ngắn [thường không cần hạch toán vào TK 153, mà hạch toán vào TK 242

Ngày 05/06/2023 khi mua về hạch toán

  • Nợ TK 242: 20.000.000 đồng
  • Nợ TK 1331. 2.000.000 đồng

Có TK 112: 22.000.000 đồng

  • Nợ TK 242: 100.000 đồng

Có TK 111: 100.000 đồng

  • Bước 2: Xác định thời gian phân bổ CCDC và mức phân bổ hàng tháng:

Công ty xác định là sử dụng trong 2 năm → thời gian phân bổ là 12 tháng.

Xác định mức phân bổ hàng tháng:

  • Giá trị CCDC là: 20.000.000 + 100.000 = 20.100.000 đồng.
  • Mức phân bổ tháng = 25.100.000/ 12 = 1.675.000 đồng.

Xác định mức phân bổ trong tháng 06 – tháng đầu tiên: [vì mua về sử dụng ngay].

  • Vì ngày sử dụng là ngày 05/06 ta làm tròn tháng [tức là mức phân bổ tháng 06 sẽ là mức phân bổ hàng tháng mà vừa tính được bên trên].

-> Mức phân bổ trong tháng 06 – tháng đầu tiên = 1.675.000 đồng.

  • Bước 3: Hạch toán phân bổ công cụ dụng [ hạch toán phân bổ CCDC] cuối mỗi tháng:

Cuối mỗi tháng dựa vào Bảng tính phân bổ CCDC để bạn có thể hạch toán phân bổ CCDC vào bộ phận sử dụng, cụ thể như sau:

  • Nợ TK 642:1.675.000 đồng [Vì dùng cho bộ phận quản lý]

Có TK 242: 1.675.000 đồng.

  • Từ tháng 07 trở đi thì cuối tháng bạn cũng hạch toán như trên tháng 6 và Hạch toán phân bổ trong vòng 12 tháng.

Trên đây là tổng quan chi tiết về hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ cho doanh nghiệp của bạn. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với thuế Hữu Trí để được giải đáp chi tiết nhất!

Chủ Đề