Phương pháp học tập được khoa học chứng minh

Một vài mẹo khoa học để HỌC TẬP NHANH, HIỆU QUẢ tối đa

168. Là số giờ chúng ta nên dành ra để cho việc học tập. Nếu là một học sinh, chắc hẳn bạn cảm thấy từng ấy là chưa đủ. Vậy sao bạn không chọn cách học tập thông minh hơn để đạt điểm cao và cân bằng cuộc sống dựa trên những lời khuyên sau đây.

Trước đây tôi cũng từng trải qua thời học sinh. Bạn sẽ cảm thấy thời gian bỏ ra như vậy là chưa đủ. Tôi hiểu Bạn có quá nhiều bài tập phải làm, quá nhiêu môn phải học, quá nhiều bài kiểm tra phải ôn tập. Ngoài ra, bạn còn phải tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc là học thêm.

Đối với học sinh thì áp lực học hành là không hề nhỏ. Chắc hẳn bạn cũng muốn cân bằng cuộc sống.

Vậy sao bạn không chọn cách học tập thông minh hơn, đạt điểm cao, và cân bằng cuộc sống có thời gian giải trí, thư giãn riêng tư cho bản thân mình. Tại sao lại không thể????

Mục đích của giáo dục không phải là điểm số. Nhưng biết phương pháp học khoa học cũng là một kĩ năng sống thiết yếu.

Sau đây là tổng hợp 20 lời khuyên tôi tổng hợp từ các tài liệu khoa học, các bài nghiên cứu để chia sẻ với các bạn. Lets go! Chúng ta cùng tìm hiểu nào.

1. Học cùng một kiến thức theo nhiều cách khác nhau

Nghiên cứu của Willis năm 2008 đã chỉ ra rằng, mỗi phương tiện khác nhau sẽ kích thích các phần khác nhau của não bộ.

Càng nhiều khu vực của não được kích hoạt, bạn sẽ càng hiểu hơn và nhớ thông tin tốt hơn.

Vì vậy, để học một bài cụ thể, bạn có thể:

- Xem lại vở ghi chép những kiến thức đã học

- Xem sách giáo khoa

- Xem video giảng bài [ bạn có thể xem tại Starchool.vn hoặc nhiều trang tài liệu học tập khác ]

- Tìm kiếm các nguồn tài liệu khác trên mạng từ Starschool hoặc những trang giáo dục chính thông đáng tin cậy khác.

- Lập sơ đồ tư duy học tập theo cách của chính bạn

- Giảng lại hoặc chia sẻ cho bạn bè những gì bạn học được

- Thực hành, thực hành và thực hành.

Tất nhiên, bạn không thể làm hết những điều này một lúc ngay được. Nhưng mỗi lần rèn luyện, ôn tập, bạn có thể sử dùng các phương pháp khác nhau bằng cách đó, bạn sẽ học tập nhanh hơn.

2. Đa dạng môn học mỗi ngày thay vì tập trung vào một hai môn nhạt nhẽo

Theo Rohrer [2012], học nhiều môn khác nhau mỗi ngày sẽ hiệu quả hơn học sâu vào chỉ một hoặc hai môn.

Lấy một ví dụ nhé, nếu bạn đang ôn cho kiểm tra Toán, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học thì mỗi ngày bạn nên học mỗi môn một chút. Như vậy bạn sẽ học nhanh hơn là kiểu: thứ 2 chỉ học Toán và Tiếng Anh, thứ 3 chỉ học Vật lý, thứ 4 chỉ học Hóa học chẳng hạn.

Bạn không thấy như vậy nó tẻ nhạt sao? Tôi thì có đấy nhất là với môn Văn

Tại sao?

Vì nếu bạn học quá nhiều thông tin cùng một môn trong một ngày, bạn sẽ dễ nhầm lẫn giữa các kiến thức tương đồng hơn. Cách học thông minh là phân bố thời gian học cho các môn. Bộ não sẽ có thêm thời gian để củng cố kiến thức cũ của một môn trước khi học kiến thức mới.

3. Chia khoảng thời gian thời gian học phù hợp không nên đợi nước chân mới nhảy. Nhồi nhét kiến thức luôn luôn không tốt. Đó người ta gọi là gì nhỉ? À là HỌC VẸT

Hãy thử lịch trình ôn tập như sau để bạn không bị dồn quá nhiều kiến thức khi thi cuối đợt hay cuối kỳ:

- 1 ngày sau khi học bài mới

- 3 ngày sau lần ôn tập đầu tiên

- 7 ngày sau lần ôn tập thứ hai

- 21 ngày sau lần ôn tập thứ ba

- 30 ngày sau lần ôn tập thứ tư

- 45 ngày sau lần ôn tập thứ năm

- 60 ngày sau lần ôn tập thứ sáu

Hãy làm đi, Bạn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn mỗi kì thi đến đó.

4. Đừng SỢ việc ngồi ở những vị trí ở trên nhé

Đừng sợ ngồi hàng trên Bất kể là chỗ ngồi tự chọn hay thầy cô chỉ định, nghiên cứu của Giles [1982] cho thấy thành tích học tập của học sinh bị ảnh hưởng bởi chỗ ngồi:

· Hàng trước: 80%

· Hàng giữa: 71,6%

· Hàng dưới: 68,1%

Ngồi ở hàng trên, bạn sẽ nhìn bảng rõ hơn, nghe giảng rõ hơn và tập trung hơn. Điều này là quá rõ ràng và ngồi dưới thì lại có những việc mờ ám che mắt thấy cô hơn là tập trung học.

5. Không làm nhiều việc cùng lúc

Làm nhiều việc cùng lúc [multitask] sẽ làm giảm hiệu suất làm việc. Khi học bài, hãy cố gắng tắt thông báo điện thoại, thoát các tài khoản nhắn tin, tắt kết nối Internet nếu không cần thiết, tắt các trình duyệt hay chương trình không cần thiết nếu bắt buộc phải dùng máy tính, dọn dẹp bàn làm việc, bỏ bớt những đồ linh tinh.

6. Đơn giản hóa, tóm tắt, rút gọn thông tin

Áp dụng một số mẹo ghi nhớ như dùng các chữ cái đầu một từ và lập thành một cụm từ hay câu dễ nhớ.

Mẹo nhớ các chữ số La Mã [theo Wikihow]

Mẹo này khá thú vị và cực kĩ dễ nhớ và nhớ lâu nữa.

7. Ghi chép bằng tay thay vì laptop

Ngày trước ai đó hỏi tôi về thời học sinh có lười ghi bài không thì câu trả lời là CÓ . Nhưng như vậy là sai hoàn toàn bạn ạ. Bởi vì ghi chép lại sẽ giúp bạn tiếp thu tốt, nhớ nhiều và lâu hơn là việc nghe xong bạn tiếp thu nhanh nhưng không ghi chép. Kiến thức đến nhanh cũng sẽ đi nhanh nếu bạn không có Bộ nhớ lưu trữ dữ liệu đó chính là cuốn vở bạn ghi chép bài học hàng ngày. Dù môn học đó bạn có thích hay không thích thì việc ghi lại nó cũng tồn đọng trong đầu bạn không nhiều thì ít đến lúc cần ôn lại bạn sẽ học nhanh hơn để vượt qua thử thách là những bài kiểm tra hay bài thi.

8. Ghi lại những điều bạn lo lắng, quan tâm

. Mình sẽ làm bài tốt chứ?

.Phải làm gì nếu mình quên định nghĩa, quên công thức?

. Phải làm gì nếu bài kiểm tra khó hơn mình tưởng?

. Kì thi Toán tới mình nên ôn tập như nào?

Có thể trước khi kiểm tra, bạn sẽ có những suy nghĩ này trong đầu.

Nếu không thể kiểm soát những lo lắng đó, cảm giác lo âu sẽ càng ảnh hưởng kết quả của bạn.

Giải pháp theo nghiên cứu của Đại học Chicago là, hãy viết hết những gì bạn lo lắng trong vòng 10 phút trước khi thi, bạn sẽ bớt căng thẳng và biểu hiện tốt hơn. Hơn nữa, bạn cũng dành thời gian tập trung nhiều hơn để giải quyết những sự lo lắng đó.

9. Thường xuyên tự kiểm tra

Khi ôn tập cho kỳ thi, hãy tự hỏi bản thân những khái niệm và công thức quan trọng và tự trả lời càng nhiều càng tốt. Tôi cá là bạn sẽ có điểm số tích cực đó.

10. Liên tưởng điều đang học với điều đã biết

Ví dụ, nếu bạn đang học về dòng điện, hãy liên tưởng đến dòng nước.

Hiệu điện thế tương đồng với áp lực của nước, còn dòng điện tương đồng với dòng nước, bin tương đồng với máy bơm, vân vân.

Ví dụ khác: Liên tưởng bạch cầu với những người lính chiến đấu bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật tương tự kẻ thù.

11. Đọc thành tiếng những thông tin quan trọng

Đọc thành tiếng giúp bạn nhớ nhanh hơn đọc thầm [MacLeod CM, 2010 & Ozubko JD, 2010].

Lý do là khi đọc thành tiếng, bạn vừa nhìn, vừa nghe. Còn khi đọc thầm, bạn chỉ nhìn. [ Việc này ngày trước tôi từng coi là việc ngớ ngẩn nhưng không phải như vậy mà là ngược lại ]

12. Nghỉ giải lao thường xuyên

Sau khi học khoảng 40 phút, hãy nghỉ ngơi 5 đến 10 phút. Dùng đồng hồ bấm giờ để nhắc nhở bản thân khi nào nên nghỉ, và khi nào nên học tiếp.

Học tập cũng như làm việc thỉnh thoảng tạo cho mình khoảng 10 phút thư giãn xong quay lại tiếp tục hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.

13. Tự thưởng bản thân sau khi học xong hoặc vượt qua kì thi

Trước khi học, hãy đặt mục tiêu tự thưởng cho bản thân khi học xong, bạn sẽ học tốt hơn [Adcock RA, 2006].

Phần thưởng có thể rất đơn giản như:

. Được nhận phần thưởng nào đó từ ba mẹ [Cá cược với bố mẹ kì thi tới mình đạt được kết quả tốt sẽ được quà sẽ là động lực lớn để bạn cố gắng], hoặc tự mình tưởng thưởng cho mình

· Đi dạo một vòng

· Ăn nhẹ · Nghe nhạc

· Thả lỏng

· Tập thể thao

· Chơi nhạc cụ

· Tắm táp

14. Tập trung vào quá trình chứ không phải kết quả

Nhà tâm lý học Stanford Carol Dweck khuyên học sinh nên

· Tập trung vào nỗ lực thay vì kết quả cuối cùng

· Tập trung vào tiến bộ thay vì thành tích

· Tin rằng chỉ cần chăm chỉ thì mình có thể tiến bộ

· Chấp nhận thử thách

· Thành công là khi bạn học được điều mới, chứ không phải là đạt điểm cao.

15. Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày tốt cho não bộ và toàn bộ cơ thể

Bộ não và cơ thể rất cần nước

Nghiên cứu cho tháy 75% mọi người đang thiết nước.

Thiếu nước sẽ không tốt cho bộ não.

Thậm chí nghiên cứu khoa học còn chỉ ra, thiếu nước sẽ làm chất xám teo lại.

Biện pháp đơn giản là hãy uống 8 ly nước mỗi ngày. Bất kể bạn đi đâu, nhớ mang theo một chai nước, và uống nước trước khi thấy khát.

Khi đi thi, nhớ mang theo nước và cách 40 phút uống một lần.

16. Tập luyện ba lần một tuần

Việc tập luyện giúp cải thiện trí nhớ và giảm căng thẳng. Hãy tập luyện ít nhất 3 lần một tuần, mỗi lầ 30 đến 45 phút. Điều này cải thiện đáng kể sức khỏe và tinh thần của bạn

17. Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm, đừng xuyên đêm

Đừng vì cố học, cố ôn cho kịp kì thi mà lơ là việc ngủ. Bạn sẽ chẳng làm được việc gì hiệu quả tối đa nếu thiếu ngủ liên tục.

18. Ăn quả Việt Quất

Việt quất giúp cải thiện cả trí nhớ ngắn hạn và dài hạn.

19. Ăn thịt gà và trứng gà

Nhóm nghiên cứu trường Đại học Boston đã tiến hành nghiên cứu trên 1400 người lớn hơn 10 năm và phát hiện người ăn nhiều choline ghi nhớ tốt hơn.

Choline có nhiều trong thịt gà và trứng gà.

Lòng đỏ trứng gà chiếm tới 90% lượng choline trong trứng gà. Nhưng cũng nên hạn chế 4 5 quả 1 tuần thôi nhé. Cái gì nhiều quá cũng không tốt lòng đỏ trứng gà cũng vậy. Lòng đỏ trứng gà chứa nhiều choline Với người ăn chay bạn có thể ăn: đậu lăng, hạt hướng dương, hạt bí, quả hạnh, cải bắp, súp lơ trắng, súp lơ xanh.

20. Ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3

Axit béo omega-3 rất quan trọng cho chức năng não bộ và còn có tác dụng giảm căng thẳng, lo lắng. Các thực phẩm giàu axit béo omega-3 như: cá hồi, cá mòi, cá thu, hạt lanh, hạt bí ngô, quả óc chó.

- Trên đây là những mẹo giúp bạn cải thiện việc học hành rất tốt mà không mất quá nhiều thời gian và áp lực. Có việc dễ thực hiện có việc thì lại khó. Lời khuyên đưa ra cho các bạn là ĐỪNG BAO GIỜ BỎ CUỘC !

Video liên quan

Chủ Đề