Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân là gì

2. Phương pháp nghiên cứu tâm lý

Khoa học tâm lý sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu để nghiên cứu các hiện tượng tâm lý như quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, thực nghiệm, nghiên cứu các sản phẩm hoạt động, trắc nghiệm...

2.1. Phương pháp quan sát

Quan sát là một loại tri giác có chủ định dùng các phân tích quan mà chủ yếu là phân tích qua thị giác để thu thập các thông tin cần thiết nhằm xác định hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu.

Ví dụ: Nghiên cứu hứng thú học tập của học sinh thông qua quan sát các biểu hiện bên ngoài: sự đúng giờ khi đi học, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tính tích cực khi tham gia xây dựng bài, tiếp thu tri thức mới.... tiếp, quan sát gián tiếp, quan sát có tham dự và quan sát không tham dự...

Phương pháp quan sát cho phép nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trung thực, khách quan và nghiên cứu tâm lý trong trạng thái tồn tại tự nhiên của nó, đơn giản về thiết bị và ít tốn kém về kinh phí. Hạn chế của quan sát là ở chỗ: mang tính bị động cao, tốn nhiều thời gian, tốn nhiều công sức.

Một số yêu cầu để quan sát có hiệu quả:

- Xác định rõ mục đích quan sát, đối tượng quan sát và đối tượng nghiên cứu.

- Lập kế hoạch quan sát một cách cụ thể và chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện cho việc quan sát.

- Lựa chọn hình thức quan sát cho phù hợp với hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu và hoàn cảnh nghiên cứu.

- Xác định hình thức ghi biên bản quan sát hợp lí và ghi chép tài liệu quan sát một cách khách quan, trung thực...

Điều tra bằng phiếu hỏi là phương pháp nghiên cứu sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến với một hệ thống câu hỏi đã được soạn sẵn nhằm thu thập những thông tin cần thiết về hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu.

Nội dung chính của phiếu hỏi là các câu hỏi. Câu hỏi trong phiếu bao gồm có thể là câu hỏi đóng, loại câu hỏi có nhiều đáp án để lựa chọn và có thể là câu hỏi mở, không có đáp án lựa chọn mà cá nhân tự trả lời.

Điều tra bằng phiếu hỏi có ưu điểm là trong một thời gian ngắn cho phép thu thập thông tin nhanh của nhiều cá nhân trên một địa bàn rộng, mang tính chủ động cao. Hạn chế của phương pháp này là nhiều khi kết quả trả lời không đảm bảo tính khách quan, vì đánh giá hiện tượng tâm lý theo câu trả lời chủ quan của cá nhân người dễ xảy ra hiện tượng "Nghĩ một đằng, nói một nẻo"...

2.3. Phương pháp thực nghiệm

Thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu chủ động gây ra các hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu sau khi đã tạo ra các điều kiện cần thiết và loại trừ các yếu tố ngẫu nhiên.

Thực nghiệm gồm có nhiều loại bao gồm thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm tự nhiên.

Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: là loại thực nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở điều kiện khống chế một cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên ngoài tác động đến hiện tượng tâm lý được nghiên cứu. Loại thực nghiệm này thường được sử dụng nhiều để nghiên cứu các quá trình tâm lý, ít dùng nghiên cứu các thuộc tính tâm lý người và đặc biệt mang tính chủ động cao hơn thực nghiệm tự nhiên.

Thực nghiệm tự nhiên: là loại thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thường của cuộc sống và hoạt động. Trong thực nghiệm tự nhiên có bao hàm cả quan sát. Nếu trong quan sát nhà nghiên cứu chỉ thay đổi các yếu tố riêng rẽ của hoàn cảnh thì trong thực nghiệm tự nhiên nhà nghiên cứu có thể chủ động gây ra hành vi biểu hiện và diễn biến của hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu bằng cách khống chế các nhân tố không cần thiết cho việc nghiên cứu, làm nổi bật các yếu tố cần thiết trong hoàn cảnh giúp cho việc khai thác, tìm hiểu hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Thực nghiệm nghiên cứu tâm lý có thể bao gồm: thực nghiệm điều tra và thực nghiệm hình thành.

Thực nghiệm điều tra: nhằm dựng nên một bức tranh về thực trạng hiện tượng tâm lý được nghiên cứu ở một thời điểm cụ thể

Thực nghiệm hình thành: còn gọi là thực nghiệm giáo dục với mục đích khẳng định ảnh hưởng của tác động giáo dục đến sự hình thành, phát triển hiện tượng tâm lý nào đó ở con người.

Thực nghiệm hình thành thông thường gồm ba giai đoạn: đo thực trạng hiện tượng tâm lý trước thực nghiệm, thiết kế biện pháp tác động giáo dục mới và áp dụng vào trong thực tiễn. Sau một thời gian tác động đo lại sự biến đổi của hiện tượng tâm lý; Từ đó khẳng định vai trò, ảnh hưởng, mối quan hệ của biện pháp tác động giáo dục đó đến sự hình thành và phát triển hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu.

Thực nghiệm nghiên cứu tâm lý dù là loại hình thực nghiệm nào cũng khó có thể khống chế hoàn toàn ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan của người bị thực nghiệm đặc biệt dễ bị căng thẳng tâm lý, thần kinh khi làm thực nghiệm. Vì vậy khi sử dụng thực nghiệm nghiên cứu tâm lý cần chú ý tạo ra trạng thái tự nhiên và có sự phối hợp giữa thực nghiệm với các phương pháp nghiên cứu khác

2.4. Phương pháp trắc nghiệm [Test]

Trắc nghiệm tâm lý là một công cụ đã được tiêu chuẩn hoá dùng để đo lường một cách khách quan một hay một số mặt tâm lý nhân cách thông quạ những mẫu câu trả lời bằng ngôn ngữ, phi ngôn ngữ hoặc bằng các hành vi khác.

Các tiêu chuẩn của một trắc nghiệm tâm lý khác với các phương pháp nghiên cứu tâm lý khác là: Có độ tin cậy cao, nghĩa là kết quả đo bằng trắc nghiệm cùng một nghiệm thể, đối tượng ở nhiều lần đo khác nhau đều cho kết quả giống nhau. Có tính hiệu lực [ứng nghiệm] là trắc nghiệm phải đo được chính hiện tượng tâm lý cần đo, đúng với mục đích của trắc nghiệm. Tính tiêu chuẩn hoá - cách thức tiến hành, xử lí kết quả phải theo một tiêu chuẩn xác định và có quy chuẩn theo một nhóm chuẩn. Trắc nghiệm trọn bộ thường bao gồm bốn phần: văn bản trắc nghiệm, hướng dẫn quá trình tiến hành, hướng dẫn đánh giá, bản chuẩn hoá.

Trắc nghiệm tâm lý có nhiều loại như: trắc nghiệm trí tuệ Binê - Xmông, trắc nghiệm trí tuệ Raven... trắc nghiệm chuẩn đoán nhân cách Ayzen, Rôsát, Murây...

Ưu điểm cơ bản của trắc nghiệm:

- Tính chất ngắn gọn,

- Tính tiêu chuẩn hoá,

- Đơn giản về thiết bị và kĩ thuật,

- Định lượng được kết quả nghiên cứu.

Mặt hạn chế của trắc nghiệm là:

- Trắc nghiệm chỉ quan tâm đến kết quả thống kê cuối cùng, không chú ý đến quá trình dẫn đến kết quả.

- Khó soạn thảo một bộ trắc nghiệm đảm bảo tính tiêu chuẩn hoá.

- Không tính đến các nhân tố đa dạng có thể ảnh hưởng đến kết quả trắc nghiệm....

Trắc nghiệm tâm lý cần được sử dụng kết hợp với các Phương pháp nghiên cứu tâm lý khác để chuẩn đoán tâm lý nhân cách con người và chỉ được coi là công cụ chuẩn đoán tâm lý ở một thời điểm phát triển nhất định của con người.

2.5. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động

Đó là phương pháp dựa vào sản phẩm [vật chất, tinh thần] của hoạt động do con người tạo ra để nghiên cứu đánh giá tâm lý con người như trí tuệ, tình cảm, tính cách... con người, bởi vì khi tạo ra các sản phẩm chủ thể [con người] đã gửi "mình" [tâm lý, nhân cách] vào sản phẩm. Khi tiến hành phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động cần chú ý xem xét trong mối liên hệ với thời gian, không gian của hoạt động và điều kiện tiến hành hoạt động.

2.6. Phương pháp đàm thoại [phỏng vấn]

Đàm thoại [phỏng vấn] là cách thức thu nhập thông tin về hiện tượng tâm lý được nghiên cứu dựa vào các nguồn thông tin thu thập được trong quá trình trò chuyện. Nguồn thông tin có thể bao gồm các câu trả lời và các yếu tố hành vi như cử chỉ, ngôn ngữ của người trả lời.

Phỏng vấn có thể bao gồm nhiều hình thức: trực tiếp hoặc gián tiếp, phỏng vấn cá nhân hoặc nhóm.

Muốn phỏng vấn thu được nhiều tài liệu tốt cần phải:

- Xác định rõ mục đích, yêu cầu vấn đề cần tìm hiểu,

- Tìm hiểu trước thông tin về đối tượng trò chuyện,

- Rất linh hoạt trong quá trình trò chuyện để thay đổi cách trò chuyện, dẫn dắt câu hỏi cho phù hợp với văn cảnh, hoàn cảnh nhằm đạt được mục đích của nhà nghiên cứu.

Ngoài các phương pháp nghiên cứu kể trên, trong khoa học tâm lý còn sử đụng nhiều các phương pháp nghiên cứu khác để nghiên cứu tâm lý người như phương pháp đo đạc xã hội học, phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân... Để đảm bảo độ tin cậy khoa học của kết quả nghiên cứu tâm lý cần: - Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với hiện tượng tâm lý của con người cần nghiên cứu.

- Sử dụng phối hợp, đồng bộ các phương pháp khi nghiên cứu tâm lý con người.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Giáo trình Tâm lý học đại cương
  • Tác giả: Nguyễn Xuân Thức [Chủ biên] - Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Văn Thạc - Trần Quốc Thành - Hoàng Anh - Lê Thị Bừng - Vũ Kim Thanh - Nguyễn Kim Quý - Nguyễn Thị Huệ - Nguyễn Đức Sơn
  • Nguồn: Nhà Xuất bản Đại học Sư Phạm, 2007

Nghiên cứu tâm lý nói chung là nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý khác nhau trong đời sống con người, các quy luật các cơ chế của hoạt động tâm lý của con người.

Nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp là quá trình nghiên cứu bản thân các hiện tượng, đặc điểm các quy luật tâm lý của các chủ thể là những người tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng và nghiên cứu đặc điểm tâm lý của các hoạt động tư pháp điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án để từ đó thu thập được những thông tin về tâm lý của đối tượng cần quan tâm.

Khái niệm phương pháp nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp

Phương pháp nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp là các cách thức và biện pháp được sử dụng để nghiên cứu các hiện tượng, đặc điểm các quy luật tâm lý của các chủ thể là những người tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng và nghiên cứu đặc điểm tâm lý của các hoạt động tư pháp điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án để từ đó thu thập được những thông tin về tâm lý của đối tượng cần quan tâm.

Khi nghiên cứu cần tuân thủ các nguyên tắc khách quan; nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng; nguyên tắc tâm lý – ý thức và hoạt động; nguyên tắc vận động phát triển, nguyên tắc tiếp cận nhân cách.

Bản chất của phương pháp nghiên cứu tâm lý

Qua các khái niệm và phương pháp nghiên cứu trên ta có thể rút ra được kết luận về bản chất của phương pháp nghiên cứu tâm lý là những cách thức và biện pháp nhất định nhằm thu thập, tìm hiểu thông tin về hiện tượng tâm lý bên trong của đối tượng cần nghiên cứu. Đó là các trạng thái, xúc cảm, nhận thức, thái độ.. của họ trong những điều kiện cụ thể và biết được các thuộc tính tâm lý của đối tượng cần nghiên cứu.

Tâm lý con người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não, mang bản chất xã hội và bản chất lịch sử, bất kỳ hoạt động nào của con người cũng mang tâm lý. Tâm lý con người được biểu hiện rất đa dạng và không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhận biết chính xác tâm lý của con người được. Tâm lý mỗi người một khác và nó luôn luôn vận động và phát triển vì thế muốn hiểu được tâm lý con người và cải tạo, giáo dục tâm lý con người thì phải nghiên cứu đặc điểm tâm lý con người, môi trường xã hội các quan hệ xã hội mà người đó sống và hoạt động. Tâm lý học ra đời để nghiên cứu các yếu tố khách quan và chủ quan hình thành các hiện tượng tâm lý, nhận diện các hiện tượng tâm lý khác nhau, quy luật hình thành và phát triển tâm lý và đưa ra các phương pháp để nghiên cứu tâm lý con người để sử dụng trong hoạt động thực tiễn.

Chính vì tính đa dạng của hiện tượng tâm lý cho nên khi nghiên cứu tâm lý cần sử dụng các phương pháp tác động tâm lý khác nhau để có thể tìm hiểu được trạng thái tâm lý bên trong của đối tượng cũng như thuộc tính tâm lý của nó. Nói đến thuộc tính tâm lý là nói đến hiện tượng tâm lý tương đối ổn định có tính quy luật chứ không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, trong cấu trúc của nhân cách con người có bốn thuộc tính cơ bản đó là xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất. Bất cứ một hoạt động nào của con người đểu có tâm lý và nó chính sự phản ánh hiện thực khách quan của não, mang tính chủ thể và có bản chất xã hội lịch sử.

Khi nghiên cứu tâm lý để thu thập được những thông tin về tâm lý đối tượng cần phải tiếp cận với đối tượng nghiên cứu để thấy được sự tác động qua lại giữa các yếu tố cầu thành nhân cách, cần tuân thủ những nguyên tắc trong qua trình nghiên cứu để đạt đươc những mục đích như mong muốn.

Các cách thức và biện pháp của phương pháp nghiên cứu tâm lý rất đa dạng mà người nghiên cứu có thể trực tiếp tiếp xúc với đối tượng cần nghiên cứu hoặc có thể gián tiếp thông qua việc nghiên cứu tài liệu, hồ sơ, tiểu sử ..của đối tượng cần nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu chính là quá trình mà người nghiên cứu cần phải có kế hoạch nghiên cứu rõ ràng và chu đáo từ việc xác định mục đích nghiên cứu, các phương tiện, lượng, phương pháp nào, quy trình ra sao, hoàn cảnh tiến hành cần phải như thế nào để đối tượng nghiên cưu tâm lý có thể nói được hết nỗi lòng của mình.., ngoài ra người nghiên cứu cũng cần có trình độ về chuyên môn và có kinh nghiệm trong xử trí các tình huống…

Hầu như tất cả các lĩnh vực của xã hội cũng cần nghiên cứu tâm lý. Hoạt động tư pháp cũng là một trong số đó. Đối tượng của nghiên cứu tâm lý trong tư pháp có liên quan đến hoạt động tố tụng và phương pháp nghiên cứu tâm lý tư pháp cũng dựa trên những phương pháp nghiên cứu tâm lý chung. Hoạt động tư pháp là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử va thi hành án có liên quan đến việc xác định sự thật của người có hành vi phạm tội. Đối tượng nghiên cứu ở đây là những người tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng; họ có địa vị pháp lý khác nhau.

Phương pháp nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp giúp người tiến hành tố tụng có thái độ đúng đắn tích cực, chủ động với công việc của mình, chuẩn bị và tiến hành hoạt động một cách chu đáo; nghiên cứu tâm lý của người tham gia tố tụng giúp các cán bộ tư pháp biết được thái độ, nhân cách, thuộc tính tâm lý của họ, phân tích làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án có liên quan đến lời khai và hoạt động của họ, có những biên pháp tác động tâm lý phù hợp với tâm lý của họ nhằm xác định sự thật. Như trên đã trình bày thì tâm lý con người chỉ có thể được nhận biết thông qua các hành vi, hoạt động của người đó và được biểu hiện rất phong phú và đa dạng ra bên ngoài cho nên để hiểu được tâm lý con người không còn cách nào khác chúng ta cần phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau.

Khi đã có các phương pháp nghiên cứu và hiểu được bản chất của chúng thì việc tiếp theo chúng ta cần biết rõ chính là sử dụng chúng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất của việc nghiên cứu? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mình sẽ đi vào phân tích cách sử dụng từng phương pháp nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp và rút ra kết luận chung.

Cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu tâm tâm lý trong hoạt động tư pháp

Hoạt động tư pháp là một hoạt động nghiệp vụ của các cán bộ tư pháp rất da dạng, phức tạp và có những nét đặc thù riêng. Nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp không những giúp cho các cán bộ tư pháp nhận thức rõ hơn hoạt động bảo vệ pháp luật của mình mà còn giúp cho công tác, giáo dục đào tạo trong hoạt động bảo vệ pháp luật có cơ sở, có định hướng. Để sử dụng được các phương pháp nghiên cứu tâm lý trong thực tiến thì các cán bộ tư pháp phải tuân thủ những nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học:

– Nguyên tắc khách quan tức không được thêm bớt một cái gì vào hiện tượng cần nghiên cứu mà phải nghiên cứu nó như vốn có trong thực tế.

– Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng. Nguyên tắc này khẳng định mọi hiện tượng tâm lý của con người đều có nguồn gốc là các tác động từ bên ngoài, các điều kiện xã hội lịch sử vào bộ não con người thông qua lăng kính chủ quan của con người. Các tác động bên ngoài vào con người đóng vai trò quyết định thông qua các điều kiện bên trong.

– Nguyên tắc vận động phát triển. Nội dụng của nó là phải nghiên cứu, đánh giá các hiện tượng tâm lý con người trong sự vận động phát triển, sự tác động của các hiện tượng tâm lý với nhau.

– Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hành động .Tức là phải nghiên cứu tâm lý thông qua các biểu hiện trong hành vi và hoạt động cụ thể của họ.

– Nguyên tắc tiếp cận nhân cách. Tức là khi nghiên cứu nhân cách cần tiếp cận với từng con người cụ thể với toàn bộ các phẩm chất tâm lý của người đó chứ không phải chung chung.

Ngoài ra trong những giai đoạn khác nhau của hoạt động tư pháp việc sử dụng phương pháp này còn tuỳ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của bản thân mỗi cán bộ tư pháp để việc nghiên cứu tâm lý đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là cách sử dụng từng phương pháp nghiên cứu tâm lý học tư pháp trong hoạt động tư pháp. Do sự hạn chế về thời lượng cho nên mỗi phương pháp chúng em chỉ nêu ra một hoặc hai ví dụ minh hoạ chứng minh.

1. Phương pháp quan sát

Quan sát là quá trình tri giác những hiện tượng tâm lý một cách cớ tổ chức, có chủ định, có mục đích nhất định. Chúng ta chỉ có thể tri giác được những biểu hiện tâm lý bên ngoài của đối tượng đó là các hành động, cử chỉ, ngôn ngữ…diễn ra trong điều kiện sinh hoạt bình thường của con người tù đó có thể tìm hiểu được thông tin của đối tượng cần nghiên cứu về trạng thái cảm xúc hay là thuộc tính tâm lý của họ. Phương pháp này rất phổ biến là cơ sở cho hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp và được sử dụng trong các giai đoạn tố tụng của hoạt động tư pháp.

* Về cách sử dụng:

Để sử dụng hiệu quả phương pháp nghiên cứu này thứ nhất cần xác định trước các hiện tượng cần quan sát, lập chương trình quan sát và cách ghi chép kết quả quan sát, cũng như vị trí vai trò giữa người quan sát và đối tượng nghiên cứu. Chúng ta có thể quan sát có trọng điểm hoặc toàn diện. Quan sát toàn diện là quan sát tiến hành theo chương trình kế hoạch và có hệ thống trong một thời gian xác định thường dùng để kết luận về một thuộc tính tâm lý nhất định.

Quan sát có trọng điểm chỉ tập trung vào một số sự việc và hịên tượng có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu mà loại bỏ những mặt khác. Thứ hai có thể dùng các phương tiện kỹ thuật để quan sát đối tượng nghiên cứu những lưu ý không để đối tượng quan sát biết như có thể sử dụng camera, máy ghi âm trong quá trình điều tra…

Ngoài ra có thể sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác để có thể đánh giá bản chất đối tượng một cách đầy đủ như phương pháp đàm thoại, phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. Với việc sử dụng phương pháp này có thể đạt được hai mục đích của phương pháp nghiên cứu tâm lý đó là các trạng thái, xúc cảm, thái độ .. của con người trong điều kiện nhất định cũng như các thuộc tính của đối tượng.

Trong giai đoạn điều tra khi hỏi cung bị can hoặc người tham gia tố tụng khác điều tra viên cần quan sát cách biểu hiện cảm xúc, hành động, lời nói của họ và có thể biết được tâm lý của họ để có hướng đặt câu hỏi cho chính xác và có thể biết được họ có nói dối hay không. Vụ cướp tài sản tại gia đình anh Nguyễn Văn Phởn, ở xã Yên Thắng- Ninh Bình. Bọn cướp đã trắng trợn xông vào nhà dùng dao nhọn khống chế hai cháu Nguyễn Thị Mai, 12 tuổi, con anh Phởn và Tạ Thị Thắng, bạn cháu Mai. Cơ quan điều tra quan sát thấy một tình tiết rất đáng lưu ý là ngay sau khi được giải cứu, hai cháu rất bình tĩnh, không có dấu hiệu của hoảng sợ.

Riêng cháu Thắng đã chạy ngay về nhà nói với bố mẹ là nhà bác Phởn bị mất tiền, nhà ta có bị mất xe đạp không, điều đó giống như một kịch bản tuy rất tinh vi nhưng hơi lộ. Sau đó thực hiện phương pháp đàm thoại phỏng vấn để tiếp tục gợi hỏi các cháu thì tình tiết đưa ra lộn xộn, mâu thuẫn, không có sự thống nhất. Cuối cùng cháu Mai và cháu Thắng đã phải khai nhận chính mình là thủ phạm “dựng” nên vụ cướp giả, hiện trường giả để đánh lừa gia đình.

Trong vụ án này nhờ sử dụng phương pháp quan sát mà điều tra viên bằng kinh nghiệm của mình nhận thấy thái độ bình tĩnh của hai cháu bé, điều này không giống như tâm lý thường thấy của nạn nhân nếu như bị uy hiếp như vậy. Từ đó đã đặt ra giả thiết mới cho vụ án và nhờ kết hợp với phương pháp đàm thoại phỏng vấn mà điều tra viên đã làm rõ được vụ án. Vụ án trên là một ví dụ về việc sử dụng kết hợp cả hai phương pháp quan sát và đàm thoại phỏng vấn trong nghiên cứu tâm lý học tư pháp

2. Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn

Đàm thoại và phỏng vấn là hai phương pháp khác nhau nhưng cùng nhằm đạt được mục đích của phương pháp nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp. Nếu phương pháp đàm thoại là thông qua câu hỏi cho đối tượng và dựa váo cách trả lời của họ để trao đổi hỏi thêm nhằm thu thập những thông tin về vấn đề cần nghiên cứu thì Phương pháp phỏng vấn là có sự hỏi và trả lời giữa đối tượng cần nghiên cứu tâm lý và các cán bộ tư pháp. Thông qua đàm thoại, phỏng vấn ta có thể đạt được hai mục đích của phương pháp nghiên cứu tâm lý đó là biết được thái độ cảm xúc..cũng như thuộc tính tâm lý của đối tượng nghiên cứu tâm lý.

Về cách sử dụng:

Cán bộ tư pháp trong các giai đoạn tố tụng khác nhau có thể sử dụng linh hoạt phương pháp này để đạt được hiệu quả cao thì: Đàm thoại, phỏng vấn phải được diến ra trong không khí thân mật chân thành, không gò bó, giả tạo, có thể để người ta “cởi mở cõi lòng”. Cũng như phương pháp quan sát để đạt được hiệu quả cần xác định mục đích, yêu cầu nghiên cứu tâm lý qua đàm thoại, phỏng vấn để đi đúng hướng nghiên cứu, tránh lan man. Phải chủ động dẫn dắt câu chuyện đến chõ cần tìm hiểu. Tránh lối đặt câu hỏi thương kiểu vấn đáp, câu hỏi có thể dẫn đến đối tượng có thể trả lời máy móc có hoặc không. Khi cần thiết cần thiết có thể làm cho câu chuyện mang mầu sắc tranh luận.

Phương pháp này được sử dụng trong các giai đoạn tố tụng . Trong giai đoạn điều tra cơ quan điều tra phỏng vấn, đàm thoại để hiểu được trạng thái cảm xúc của các đối tượng trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định xem nó có phù hợp với lời khai của họ không? Hay trong giai doạn xét hỏi tại phiên toà nến Toà án có thể biết được sự thành khẩn khai báo của bị cáo hay không? Cúng với các quá trình khai báo trong giai đoạn trước để có thể xem xét cho họ được hưởng khoan hồng của pháp luật, giảm hình phạt…..Phương pháp này đuợc sử dụng rộng rãi trong hoạt động tư pháp và thường kết hợp với phương pháp quan sát.

Ví dụ trong gia đoạn điều tra khi tiến hành lấy lời khai của bị can, điều tra viên khi đặt câu hỏi cho bị can cần tránh câu hỏi có hay không? Mà nên dặt câu hỏi như thế nào? kết hợp với quá trình đàm thoại, phỏng vấn có thể quan sát cử chỉ, hành vi, nét mặt .. của họ khi trả lời thông qua đó có thể hiẻu được phần náo thái độ, cảm xúc .. cũng như những thuộc tính tâm lý của đối tượng. Hỏi cung bị can là một quá trình đấu lý và đấu trí với bị can. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn và đòi hỏi cán bộ điều tra viên phải sử dụng hết khả năng, kinh nghiệm của mình, phải làm sao cho không khí hỏi cung diễn ra không quá căng thẳng để họ có thể nói hết những suy nghĩ, tâm sự của mình.

Khi thực hiện những cách thức trên sẽ có tác dụng rất lớn vào hiệu quả hỏi cung. Ngoài ra trong các giai đoạn tố tụng khác các cán bộ tư pháp cũng có thể sử dụng phương pháp này phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nhất định như giai đoạn cải tạo phạm nhân các cán bộ trại tạm giam có thể tiến hành đàm thoại, phỏng vấn các đối tượng trong quá trình cải tại để hiểu rõ hơm tâm lý của họ để có cac thức giáo dục đúng đắn vì trong giai đoạn này thì chức năng tâm lý giáo dục có vai trò chính và rất quan trọng nhằm thay đổi nhận thức, thái độ của phạm nhân để họ trở thành những người lương thiện.

3. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu độc lập

Trong hoạt động tư pháp phương pháp này cũng được sử dụng để nghiên cứu tâm lý của đối tượng quan tâm. Bởi đặc trưng tâm lý của con người thường được ghi lại dấu ấn thông qua các tài liệu độc lập, khác nhau như trong báo cáo tổng kết, trong nhật ký, trong các tác phẩm của người đó tạo ra…Khái quát các tài liệu độc lập này có thể giúp ta đưa ra các kết luận nhất định về đối tượng nghien cứu như nhũng thuộc tính tâm lý của họ.

Về cách sử dụng:

Với phương pháp này các cán bộ tư pháp không trực tiếp tiép xúc với đối tượng để có cơ hội để quan sát, phỏng vấn hay đặt câu hỏi trực tiếp đến đối tượng cho nên để có thể biết được tâm lý của đối tượng thì cán bộ tư pháp cần có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghiên cứu tài liệu, cần phải triệt để tuân thủ những nguyên tắc có tính chất phương pháp luận của tâm lý học, phải có kế hoạch nghiên cứu hồ sơ hợp lý, cần phân loại và có cách phân tích và đánh giá những sự kiện, con số nhận được một cách khách quan, trung thực, phải độc lập trong nghiên cứu để có thể đạt được những kết quả chân thực.

Việc nghiên cứu tài liệu này tạo điều kiện cho người nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu sự kiện, hiện tượng một cách khách quan, hiệu quả. Trong giai đoạn điều tra thì hoạt động nhận thức là chu yếu và quan trọng, điều tra viên nói riêng và các cơ quan, người tiến hành tố tụng nói chung có nghĩa vụ chứng minh hành vi phạm tộ của người phạm tội cho nên việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu độc lập là một việc làm cần thiết. Khi nghiên cứu cần tập chung và có kế hoạch nghiên cứu khoa học và sắp xếp các kết quả một cách logic.

Trong vụ nữ sinh Vũ Thị Kim Anh cứa cổ nhân tình trong xe Lexus năm vừa qua là một ví dụ điểm hình cho phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu độc lập. Trong vụ án này, các thông tin về kết quả học tập, thành tích hoạt động của nữ sinh Vũ Thị Kim Anh được đưa ra có nhiều thông tin khác nhau tìm hiểu đặc trưng tâm lý của đối tượng giúp cho cơ quan điều tra đưa ra những kết luận nhất định về thuộc tính tâm lý của đối tượng đó là một người có.

4. Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm là phương pháp trong đó mà trong đó các cán bộ tư pháp chủ động tạo ra các hiện tượng mà mình cần nghiên cứu sau khi đã tạo ra những điều kiện cần thiết loại trừ yếu tố ngẫu nhiên. Có ba phương pháp thực nghiệm là phương pháp thực nghiệm trong tự nhiên, thực nghiệm tâm lý giáo dục và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Về cách sử dụng: Để thực nghiệm đạt được hiệu quả cao thì phải có sự nghiên cứu hồ sơ và các tình tiết khác có liên quan để xác định mục đích của cuộc thực xác định được yêu cầu cần thực nghiệm là gì để từ đó lập kế hoạch thực nghiệm cho chu đáo nếu như thực nghiệm tự nhiên thì cần có sự hợp tác của nơi sẽ tiến hành thực nghiệm, cần chuẩn bị về ngươi, phương tiện, câu hỏi để khai thác thông tin, có những biện pháp đề phòng đột xuất xảy ra như sự xung đột trong giao tiếp, đối tượng bất hợp tác. hay thực nghiệm trong phòng thí nghiệm thì cần có những phương tiện máy móc tinh vi phức tạp; nếu thực nghiệm tâm lý thì cần có những điều kiện giáo dục thường áp dụng trong việc cải tạo…

Trong khi sử dụng phương pháp này thì các cán bộ tư pháp phải tuân thủ đúng pháp luật, không được xâm phạm đến nhân thân, danh dự, nhân phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người tham gia cuộc thực nghiệm, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục tố tụng..Cần phải tôn trọng sự thật khách quan. Kết quả thực nghiệm là cơ sỏ để đánh giá tính khách quan và mức độ tin cậy của lời khai những người tham gia tố tụng hoặc vật chứng hay giả thuyết điều tra, từ đó có thể biết đặc điểm tâm lý của đối tượng cần nghiên cứu.

Trong khi tiến hành thực nghiệm không được gò ép, dụ dỗ hoặc có biểu hiện sai trái. Các cán bộ tư pháp khi tiến hành phương pháp thực nghiệm phải có thái độ khách quan, nghiêm túc khi phân tích. Đánh giá kết quả thực nghiệm cũng như bản thân cuộc thực nghiệm. Với phương pháp thực nghiệm có thể đạt được hai mục đích của phương pháp nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp là thái độ, tình cảm.. hay thuộc tính tâm lý của đối tượng cần nghiên cứu. Ví dụ: Thực nghiệm trong tự nhiên dựa vào điều kiện hoạt động bình thường của đối tượng nghiên cứu để biết được thái độ, thuộc tính tâm lý của họ.

Nó thường đựơc sử dụng trong giai đoạn điều tra, xét xử. Các cán bộ tư pháp có thể tiến hành thực nghiệm tìm hiểu thái độ của những người tham gia tố tụng thông qua giao tiếp được tiến hành tại gia đình hoặc nơi học tập, làm việc của họ…Hay thực nghiệm trong phòng thí nghiệm nhằm nghiên cứu những đặc điểm tâm lý trong điều kiện do người nghiên cứu tạo ra. Ví dụ Hiện nay, máy phát hiện nói dối được một số quốc gia dùng vào việc thẩm vấn các nghi can hoặc hỏi cung các tội phạm. Trong nhiều trường hợp, người ta dùng máy này để kiểm tra sự trung thực của những người xin vào làm việc ở các vị trí nhạy cảm. Thực chất, đây chỉ là một dụng cụ đo một số phản ứng của cơ thể người, đặc biệt là huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, sự thay đổi thân nhiệt, bài tiết mồ hôi, sự co giãn của đồng tử… khi họ đang trả lời câu hỏi của điều tra viên. Khi kiểm tra, dây điện từ máy được nối áp vào hệ tim mạch [đầu, ngực, chân, tay] của người bị kiểm tra và dùng hệ thống câu hỏi.

5. Phương pháp trắc nghiệm

Phương pháp trắc nghiệm là một hệ thống biện pháp đã được chuẩn hoá về kỹ thuật, được quy định về nội dung và cách làm, nhằm đánh giá ứng xử và kết quả hoạt động của một hoặc nhiều người cung cấp về chỉ báo tâm lý như năng lực, xúc cảm, tính cách.

Về cách sử dụng: Cần chú ý do đối tượng có thể có nhièu kết quả khác nhau cho nên cần phải áp dụng nhiều trắc nghiệm khác nhau. Trước khi tiến hành cần đầu tư thời gian và suy nghĩ để tiến hành một hồ sơ tâm lý chung về đối tượng, bao gồm nhiều khía cạnh về nhiều tình tiết khác nhau, xác định đặc tính tâm lý nào mà ta cần chọn để đánh giá.

Trước khi tiến hành phải tạo cho đối tượng một sự yên tâm bằng những lời trao đổi tự nhiên, vui vẻ, thái độ cởi mở. Khi tiến hành các lời chỉ dẫn phải rõ ràng, chính xác theo yêu cầu của từng loại test, không được giải thích nghĩa hay hướng dẫn vì mục đích của test là để đánh giá hay đo lường một khả năng, một thái độ đã được chuẩn hoá, sự cắt nghĩa sẽ làm thay đổi giá trị của test.

Test được xem là một phương pháp đơn giản và tiện lợi trong việc mô tả đặc điểm tâm lý, nhưng Test không thể nào phát hiện được những dấu hiệu và triệu chứng mà trực quan của nhà nghiên cứu có thể phát hiện. Vì thế để bổ xung, các nhà tâm lý thường phối hợp hai phương pháp: Phương pháp thực nghiệm mà test là phương tiện, phương pháp nghiên cứu tiền sử về đối tượng .

6. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động

Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động là phương pháp dựa vào kết quả, sản phẩm của hoạt động do con người làm ra để nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của con người, bởi tâm lý – ý thức của con người được biểu hiện trong hành vi, hoạt động cụ thể của họ. Sử dụng phương pháp này có thể đạt được hai mục đích của phương pháp nghiên cứu tâm lý, biết được những hứng thú, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, trạng thái tâm lý.

* Về cách sử dụng: Trong hoạt động tư pháp khi sử dụng phương pháp này không biết được quá trình làm ra nó, không biết được hoàn cảnh trong đó nó được làm ra như thế nào cho nên để sử dụng phương pháp này có hiệu quả cần: Dựng lại đầy đủ đến mức tối đa có thể quá trình đưa đến sản phẩm mà ta nghiên cứu, tìm cách phục hồi lại hoàn cảnh mà trong đó sản phẩm đuợc làm ra. Có thể bằng đàm thoại, phỏng vấn phục hồi lại hoàn cảnh trong đó sản phẩm được làm ra. Ví dụ có điều trac viên hỏi bị can: Anh đã chế tạo ra chiếc khoá đa năng để an cắp xe anh B trong điều kiện và hoàn cảnh như thế nào? Hay anh đã tiến hành vẽ bức tranh giả thay vào bức tranh X thật trong hoàn cảnh và điều kiện như thế nào trong khi buổi triển lãm đang tiến hành?…Trong các giai đoạn thì phương pháp này được sử dụng trong các giai đoạn tố tụng và nó có thể đặt được hai mục đích của phương pháp nghiên cứu tâm lý đó là các thái độ, nhận thức, nguyên nhân, diẽn biến của hành vi phạm tội cũng như thuộc tính tâm lý của đối tượng. Vụ Jermaine McKinney cách đây gần 5 năm để che giấu vụ giết 2 mạng người trong bang Ohio của Mỹ. Sau khi giết một bà lão 70 tuổi và người con gái 45 tuổi trong nhà riêng của bà, Jermaine McKinney bắt đầu xóa tang chứng một cách rất chuyên nghiệp bằng cách kỳ cọ vết máu trên móng tay bằng hóa chất, nhặt từng mẩu thuốc lá rơi xuống nơi giết người, lau chùi cẩn thận để xóa tất cả các dấu tay và phủ chăn trên chiếc ô tô. Chúng đốt cả thân thể và trang phục của nạn nhân. Vì là người hâm mộ nhiều bộ phim hình sự hiện đại, nên Jermaine McKinney biết rõ các phương pháp của khoa học hình sự và tự suy ngược lại là phải làm gì để không bị bắt. Qua vụ việc của Jermaine McKinney cho thấy rằng căn cứ vào việc xóa đấu vết rất chuyên nghiệp có được nhờ hâm mộ những bộ phim hình sự hiện đại nên đã hình thành trong Hắn có thể gọi đó là những kỹ năng xóa dấu vết và một trạng thái tâm lý bình tĩnh, cẩn thận xóa dấu vết sau khi phạm tội và tin tưởng bằng cách đó sẽ không ai tìm được hắn là hung thủ.Các cơ quan tư pháp đã phát hiện ra thủ đoạn tinh vi này để bắt được hung thủ cũng như thấy được tâm lý của kẻ giết người.

7. Phương pháp điều tra

Phương pháp điều tra là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng cần nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề. Câu hỏi có thể là câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở. Dùng phương pháp này có thể trong một thời gian ngắn thu thập được một số ý kiến của nhiều người, nhưng lại là ý kiến chủ quan.

* Về cách sử dụng: Để phương pháp này đạt hiệu quả cao trong họat động tư pháp, các cán bộ tư pháp cần soạn thảo kỹ bản hướng dẫn điều tra, các câu hỏi đưa ra để thu thập kết quả điều tra của đối tượng như: Quyết định hỏi những gì, sử dụng các câu văn ngắn gọn và đơn giản, nên tránh sử dụng các câu hỏi phủ định, đảm bảo những người hỏi phải có đủ kiến thức cần thiết. . Giữ cho người được hỏi hứng thú với đề tài, trả lời thẳng thắn và trung thực thì thông tin khảo sát thu được mới có giá trị cho việc tổng hợp và phân tích về sau.. Ví dụ dựa vào các phiếu điều tra người ta nghiên cứu được phẩm chất của nhũng người tiến hành tố tụng như điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm… đặc điểm tâm lý của người tham gia tố tụng như: bị can, bị cáo…

8. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử

Phương pháp nghiên cứu tiểu sử là thông qua những tài liệu về đời sống và hoạt động của đối tượng nghiên cứu hoặc những tài liệu do người khác viết về người đó để hiểu được hiểu được những hiện tượng xảy ra trong quá khứ, nhũng tài liệu này giúp phát hiện được những biểu hiện của hoạt động tâm lý đã xảy ra trong quá khứ. Nó góp phần cung cấp một số tài liệu cho việc chuẩn đoán tâm lý.

* Về cách sử dụng phương pháp nghiên cứu tiểu sử trong hoạt động tư pháp.

Các cán bộ tư pháp cần phải xác định mục đích của việc nghiên cứu tài liệu về đối tượng này là gì? Nguồn cung cấp tài liệu là gì? cần được khai thác ở nhiều nguồn khác nhau phải đảm bảo độ tin cậy để thấy có thẻ biết được biểu hiện tâm lý một cách toàn diện nhất, chính xác nhất.

Các cán bộ nghiên cứu tiểu sử cần, phân tích và nghiên cứu nó một cách khách quan, toàn diện có chọn lọc. Trong khi nghiên cứu cần kết hợp với việc đối chiếu, so sánh với những tình tiết khác của sự việc phạm tội hoặc những biểu hiện tâm lý của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm hiện tại.

Trong giai đoạn điều tra trước khi hỏi cung bị can thì điều tra viên cần nghiên cứu tiểu sử của họ để có thể hiẻu được phần nào tâm lý của bị can là cơ sở để có chiến thuật hỏi cung bị can cho khôn khéo và hiệu quả, đánh đúng vào tâm lý của họ nhất là với những trường hợp ngoan cố khai báo.

Ví dụ để nghiên cứu tâm lý của A về hành vi giết bố mẹ đẻ một cách man rợ thì điều tra viên cần nghiên cứu mục đích, động cơ phạm tội là gì? Xem mối quan hệ của A với bố mẹ như thế nào? Anh ta có phải là người có bản chất xấu và có thù hằn gì vói gia đình không, tâm lý của anh ta bình thường như thế nào? Điều tra viên có thể thu thập những nguồn thông tin từ những thành viên tron gia đình, hành xóm và bạn bè anh ta có mối quan hệ, hay những tài liệu cá nhân của A như nhật ký, lưu bút.

Tất nhiên những nghiên cứu tâm lý này chỉ là cơ sở cho hạot động nhận thức để điều tra viên có cái nhìn ban đầu về đối tượng để có những kế hoạch khai thác lời khai và so sánh với tình tiết vụ án để phần nào biết đươc trạng thái tâm lý và nhân cách anh ta. Nó cũng có thể là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi Toà tuyên án…Trong giai đoạn cải tạo phạm nhân thì mục đích là giáo dục cải tạo những người phạm tội thành người có ích cho xã hội cho nên để có thể đưa ra những biện pháp giáo dục cải tạo họ thì những người nghiên cứu cần phải nắm bắt được tiểu sử của họ để có nhũng biện pháp giáo dục, cải tạo phù hợp Vụ án Đặng Tuấn Dũng giết hại bác ruột ngày 8/5 ngay trước cửa nhà ở số 10, hẻm 90, ngách 35, ngõ 310 đường, Nguyễn Văn Cừ- Long Biên- Hà Nội. Khám xét nhà Dũng, công an thu giữ một quyển sổ dạng nhật ký, trong có nêu chi tiết kế hoạch giết từng người trong đại gia đình.: “Khi tiếp cận được cuốn nhật ký này CA Quận Long Biên cũng giật mình, bởi đây là một đối tượng không hề có tiền án, tiền sự, không nghiện ngập. Nhưng theo như hồ sơ ban đầu thì đối tượng Dũng có dấu hiệu bệnh chậm phát triển. Vì vậy, không thể xác định được động cơ để đối tượng giết bà Chung và lên danh sách giết nhiều người khác. Có thông tin cho rằng do ngăn cản hắn không được quan hệ với cô bạn gái [có tên Lê Thị Ngọc H., SN 1992, không nghề nghiệp và được Dũng quen qua mạng], nhưng điều tra ban đầu cho thấy, còn nhiều điều trắc ẩn trong gia đình khiến cho hắn ức chế. Có lúc cuốn nhật ký còn được cả hai đứa viết về những chuyện như tết không có tiền ăn, phải đi lượm lặt hoa quả thối ở chợ Long Biên ăn qua bữa”. Trong vụ án này thông qua phương pháp nghiên cứu tiểu sử, cụ thể ở đây là nghiên cứu cuốn nhật ký của Đặng Tuấn Dũng đã giúp cho cơ quan điều tra phát hiện những biểu hiện tâm lý trước khi vụ việc xảy ra. Từ góp phần cung cấp tài liệu cho việc chuẩn đoán tâm lý đó là đối tượng có dấu hiệu bệnh chậm phát triển.

III. Một số nhận xét chung.

Như vậy bản chất của phương pháp nghiên cứu nhân cách con người chính là phương pháp nghiên cứu tâm lý để qua đó biết được trạng thái, xúc cảm thái độ…của đối tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể cũng như các thuộc tính tâm lý của con người.

Trong hoạt động tư pháp thì bản chất của phương pháp này nhằm nghiên cứu tâm lý của những chủ thể là những người tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng nhằm nghiên cứu những quy luật tâm lý, phẩm chất tâm lý để đề ra yêu cầu tâm lý với những người tham gia tố tụng nhằm giúp họ thực hiện tốt các chức năng được giao, giúp cho các cán bộ tư pháp có những hiểu biết cần thiết về các quy luật tâm lý để nghiên cứu, phân tích đánh giá là sáng tỏ tình tiết vụ án.

Nghiên cứu tâm lý của những người tham gia tố tụng để có thể mở lòng để khai báo về vụ việc phạm tội đã qua một cách nhanh chóng và đúng và đủ, để cải tạo họ trở thành những người dân có ích cho xã hôi. Với mõi giai đoạn tố tụng khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh vụ phạm tội và đối tượng phạm tội mà các cán bộ tư pháp sử dụng những phương pháp khác nhau có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau.

Video liên quan

Chủ Đề