Tác hại của hiện tượng thủy triều đỏ là gì

Như đã hứa, tiếp tục chủ đề khám phá của chuyên mục tin tức Thời tiết – Hiện tượng thiên nhiên lần này, ta sẽ cùng đi tìm hiểu nốt hiện tượng thủy triều đỏ là gì? Hiện tượng này có gây ra tác hại không? Điểm khác nhau giữa thủy triều đỏ và thủy triều đen? Hãy cùng chúng tôi làm rõ hơn về hiện tượng này nhé.

Thủy triều đỏ là hiện tượng như thế nào?

Thủy triều đỏ là gì?

Thủy triều đỏ [Hay còn gọi là tảo nở hoa] là hiện tượng quá nhiều tảo sinh sản với một số lượng nhanh trong nước. Tảo tồn tại ở cửa sông, biển, hoặc nước ngọt. Tích tụ lâu ngày sẽ khiến mặt nước đục hoặc chuyển màu, có thể tím, hồng, xanh hoặc đỏ.

Tùy mỗi loại tảo, thủy triều đỏ có thể sản sinh ra các độc tố tự nhiên. Làm suy giảm khí oxy và gây ra các tác hại khác nhau. Các nhà khoa học thường gọi đây là “hiện tượng tảo nở hoa độc hại” [HAB]. Tác hại dễ thấy nhất của HAB là các động vật biển hay các loài cá, giáp xác, thân mềm và các sinh vật khác bị chết hàng loạt.

Thủy triều đỏ được bắt nguồn từ nguyên nhân nào?

Có rất nhiều nguyên nhân tạo nên hiện tượng thủy triều đỏ. Nhưng về cơ bản thì có những lý do chính gây nên như sau: 

  • Do hàm lượng khí oxy trong nước bị giảm nhanh chóng. Nếu xảy ra tình trạng nhiệt độ tăng cao đột ngột, sự trao đổi của nước sẽ kém. Điều kiện dinh dưỡng trong môi trường cũng sẽ tăng đột biến.
  • Lượng bụi giàu sắt đến từ những vùng sa mạc rộng lớn [như Sa mạc Sahara] cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng thủy triều đỏ xảy ra nhiều. 
  • Do những loài tảo có các độc tố và cả những loài không có độc tố nở hoa.  

Nước thải từ hoạt động nông nghiệp là một trong những nguyên nhân gây ra thủy triều đỏ

Theo như sách của ông Kin-Chung Ho, Đại học Mở tại Hong Kong, thủy triều đỏ xuất hiện tại một số địa điểm là hoàn toàn tự nhiên. Do sự chuyển động của những dòng hải lưu nhất định. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể phú dưỡng hóa nguồn nước. Như thải quá nhiều vào nước chất dinh dưỡng như nitrat, phốt phát từ hoạt động nông nghiệp. Hoặc hiện tượng nước trồi - dòng nước lạnh đặc và nhiều dinh dưỡng di chuyển ở phía sâu lên bề mặt của đại dương, thay thế dòng nước nóng hơn.

Thủy triều đỏ gây ra tác hại gì?

Thủy triều đỏ ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác xuất hiện sẽ gây ra nhiều nguy hiểm. Chính vì thế, những tác hại mà hiện tượng này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người, động thực vật trên toàn cầu. 

Đối với con người

Nhiều người chưa biết rằng, hiện tượng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Do đó, nếu chúng ta ăn phải sinh vật nhiễm độc tố [Ví dụ như Karenia brevis – một loại tảo hay gặp ở vịnh Mexico] sẽ gây ra việc bị dị ứng mắt. Ảnh hưởng đến đường hô hấp khiến bạn bị ho, hắt hơi, chảy nước mắt. Đối với người bị bệnh hô hấp [bệnh phổi, hen suyễn] nặng kéo dài sẽ bị ảnh hưởng và nguy hiểm đến tính mạng. 

Nguy hiểm hơn là, các thành phần độc tố có trong thủy triều đỏ nếu kết hợp cùng nhau sẽ tạo thành một hợp chất cao phân tử. Nếu vào trong cơ thể người sẽ gây tê liệt thần kinh rất mạnh. 

Đối với các loại sinh vật biển

Đối với những loại sinh vật biển, chúng bị ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng từ thủy triều đỏ gây ra. Cụ thể như sau:

  • Tại những khu nuôi trồng thủy hải sản sẽ khiến tôm, cá... bị chết hàng loạt. Thậm chí phá vỡ cả hệ sinh thái, không khí xung quanh khó thở nhiều hơn. 
  • Đối với việc tảo không độc nở hoa và chết đi, quá trình tảo phân hủy sẽ hút cạn oxy có trong nước biển. Đây cũng là lý do khiến những động vật trong biển bị chết hàng loạt. 
  • Sự tích tụ của lượng tảo biển quá lớn trong nước sẽ tạo nên những màng nhầy ở trên mang của cá. Đây cũng là một ảnh hưởng lớn tới quá trình hấp thụ khí oxy trong nước của cá. 

Thủy triều đỏ khiến những động vật trong biển bị chết hàng loạt

Bên cạnh các nguy hiểm khôn lường, chúng ta cũng không thể phủ định rằng tảo biển là mắt xích rất quan trọng trong chuỗi thức ăn dưới đại dương. Bởi vì tảo biển có lợi ích cung cấp một lượng lớn thức ăn cho những loài động vật khác. Nhưng, khi sự cân bằng của tự nhiên bị phá vỡ sẽ khiến cho lượng tảo biển sinh sôi mạnh mẽ. Gây nên các tác động tiêu cực tới hệ sinh thái biển.

Tác động đến kinh tế – xã hội

Theo thống kê cho thấy, thủy triều đỏ xuất hiện càng ngày càng nhiều. Dẫn đến mức độ thiệt hại chúng gây ra với nền kinh tế - xã hội con người.

Vì vậy, những biện pháp tiến hành nghiên cứu, kiểm soát tảo độc hại trong những khu vực nuôi trồng thủy sản là rất cần thiết, để đảm bảo an toàn môi trường nuôi, hệ sinh thái biển và đảm bảo sản lượng thủy sản sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự nở hoa của tảo độc. Nếu không, sản lượng sẽ bị suy giảm, những sinh vật biển bị chết hàng loạt sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu nhập nói riêng và kinh tế nói chung.

Thủy triều đỏ và thủy triều đen giống và khác nhau như thế nào?

Sự khác nhau giữa thủy triền đen và thủy triều đỏ

Những hiện tượng thay đổi của môi trường quanh ta xảy ra rất nhiều. Ngoài hiện tượng thủy triều đỏ còn có thủy triều đen. Tuy nhiên, giữa hai hiện tượng này thì nguyên nhân lại khác nhau hoàn toàn.

  • Xem thêm: Thủy triều đen là gì? Thủy triều đen có gây hại không?

Hai khái niệm về các hiện tượng này hoàn toàn khác nhau. Vì nguyên nhân gây nên thủy triều đỏ là do thiên nhiên mang đến. Còn thủy triều đen thì do sự tác động trực tiếp của con người. Hay nói khác đi, thủy triều đen xảy ra hoàn toàn do chính con người tạo ra.

Qua những phân tích cụ thể của 2 hiện tượng, chúng ta thấy được điểm chung nhất về hậu quả của cả hai hiện tượng này. Đó là sự ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và con người. Làm ô nhiễm nguồn nước, làm các sinh vật biển chết bị hàng loạt. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của loài người…

Cần có những biện pháp gì để cải thiện hiện tượng thủy triều đỏ?

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủy triều đỏ là vì nguồn nước bị ô nhiễm do lượng nước thải. Lượng nước thải được thải ra sông, biển với hàm lượng lớn. Việc này sẽ làm cho tảo hấp thụ thêm nhiều chất dinh dưỡng. Làm tiền đề cho chúng sinh sôi và phát triển mạnh mẽ, không theo lập trình tế bào. Vì vậy, để hạn chế hiện tượng tảo nở hoa thì chúng ta nên thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Tiến hành lập ra các bản đồ để liệt kê những chi tiết có khả năng xảy ra thủy triều đỏ.
  • Đưa ra các tác hại do tảo nở hoa gây ra. Từ đó sẽ lập nên những phương án, kế hoạch để khắc phục hậu quả sớm nhất.
  • Thắt chặt, kiểm soát các nguồn chất thải, nhất là ở các vùng nuôi trồng thủy hải sản.

Kiểm soát các nguồn chất thải, nhất là ở các vùng nuôi trồng thủy hải sản.

  • Hạn chế tối đa việc tảo nở hoa bằng cách lắng tảo hoặc dùng hóa chất sinh học.
  • Thực hiện việc quản lý môi trường ven biển một cách nghiêm ngặc.

Thủy triều đỏ ở Việt Nam ta nói riêng, cũng như trên trên toàn cầu nói chung là một hiện tượng tự nhiên vô cùng nguy hiểm. Ảnh hưởng rất xấu đến với sức khỏe của con người. Cũng như các loài sinh vật, môi trường sống xung quanh. Vì vậy, mỗi người hãy biết chủ động để nâng cao ý thức từ những việc nhỏ nhất. Góp phần chung tay ngăn chặn hiện tượng này xảy ra. Tạo nên một một trường biển Xanh – Sạch – Đẹp.

Hãy cùng chung tay tạo nên một môi trường biển xanh sạch đẹp

Hy vọng qua những kiến thức trên đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về các hiện tượng thiên nhiên. Cũng như biết rõ hơn về các hiện tượng thủy triều và nguyên nhân tạo ra chúng.

  • Xem thêm: Thủy triều là gì? Tại sao lại có thủy triều?

Thủy triều đỏ là hiện tượng nước biển không còn màu xanh như thông thường mà đã chuyển sang màu đỏ hoặc có khi sẽ là màu cam, màu xanh,… Hiện tượng này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Vậy nguyên nhân xuất hiện thủy triều đỏ là gì? Những tác hại của thủy triều đỏ và những biện pháp ngăn ngừa là gì?  Cùng Phế liệu Tuấn Lộc theo dõi bài viết sau.

1. Thủy triều đỏ là gì? 

Thủy triều đỏ, tên tiếng Anh là HABs [Harmful Algal Blooms] còn được biết với cái tên là tảo nở hoa. Hiện tượng này xảy ra khi số lượng tảo sinh ra quá nhiều và nhanh trong nước. Khi tảo ở nước ngọt, cửa sông, cửa biển tích tụ lại thường khiến mặt nước đục đi hoặc chuyển màu, có thể chuyển sang màu tím, hồng, xanh hoặc đỏ,…

Thuỷ triều đỏ có thể xảy ra khi nước ấm hơn, độ mặn và chất dinh dưỡng đạt đến mức nhất định, sau đó kích thích sự phát triển của chúng. Hầu hết tảo thủy triều đỏ là tảo hai lá. Chúng có thể nhìn thấy trong nước với nồng độ 1.000 tế bào tảo trên mỗi mililit [ml], trong khi ở những đám hoa dày đặc, chúng có thể đo được hơn 200.000 tế bào/ml nước biển.

Thế nào là thủy triều đỏ?

Tùy vào từng loại tảo mà thủy triều đỏ có thể sinh ra các độc tố tự nhiên nhiều hay ít khác nhau, chúng có thể làm suy giảm oxi, gây ra hàng loạt các tác hại và khiến nhiều loài sinh vật biển như tôm, cá,… chết hàng loạt.

Đọc thêm: Ô nhiễm nguồn nước: Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục

2. Nguyên nhân hiện tượng thủy triều đỏ gây nên

Có 4 nguyên nhân chính gây nên thuỷ triều đỏ là:

  • Chất thải hóa học: phốt pho và nitrat – từ phân bón hoặc chất thải của con người.
  • Biến đổi khí hậu với hậu quả là sự nóng lên toàn cầu.
  • Ô nhiễm nhiệt từ các nhà máy và nhà máy điện
  • Mực nước thấp trong các tuyến đường thủy nội địa và các hồ, làm lưu lượng nước giảm và nhiệt độ nước tăng lên.

Hiện tượng tảo nở hoa là vấn đề được biết đến khi hàm lượng oxi trong nước giảm nhanh chóng. Hiện tượng này có thể xảy ra nếu chúng gặp phải một vấn đề thuận lợi như nhiệt độ tăng cao đột ngột hay điều kiện dinh dưỡng, sự trao đổi nước kém trong môi trường tăng đột biến. Ngoài ra, các yếu tố như lượng bụi đến từ các vùng sa mạc rộng lớn được coi là một trong những nguyên nhân gây ra thủy triều đỏ.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng tảo nở hoa

Thuật ngữ “thủy triều đỏ” đang dần bị loại bỏ trong giới nghiên cứu vì nó hoàn toàn không đúng với tên gọi mà hiện tượng tự nhiên này còn có thể hình thành nhiều màu sắc khác nhau. Đặc biệt, chúng không hề liên quan đến chuyển động của thủy triều.

Tham khảo: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp khắc phục

3. Hiện tượng thủy triều đỏ kéo dài trong bao lâu?

Thủy triều đỏ có thể kéo dài từ vài tuần hoặc thậm chí lâu hơn. Hiện tượng này có thể giảm dần khi tái xuất hiện. Vì thủy triều đỏ diễn ra do quá trình táo nở hoa mà hiện tượng này còn phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện vật chất sinh học như ánh sáng mặt trời, tốc độ hướng gió dòng chảy, cũng như các chất dinh dưỡng và độ mặn.

Thủy triều đỏ có thể xuất hiện gần bờ, tuy nhiên chúng cũng thường xảy ra cách bờ từ 10-30 dặm.

4. Tác hại của thủy triều đỏ đến đời sống con người

Hiện tượng tảo nở hoa xuất hiện tại Việt Nam cũng như trên nhiều quốc gia khác là dấu hiệu của sự bất thường và gây ra nhiều nguy hiểm. Chính vì thế, mà hiện tượng này đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người cũng như động thực vật trên toàn cầu.

4.1. Ảnh hưởng đến con người

Thủy triều đỏ cũng có khả năng gây nguy hại rất lớn cho sức khỏe con người nếu chẳng may ăn trúng sinh vật bị nhiễm độc tố. Ví dụ như Karenia brevis là một loại tảo thường gặp ở Mexico. Loại tảo này khi nở hoa có thể gây ảnh hưởng đến đường hô hấp như hắt hơi, chảy nước mắt, ho và gây dị ứng mắt cho con người. Những người bị bệnh hô hấp hay kéo dài, bệnh hen suyễn hay bệnh phổi mãn tính, có thể ảnh hưởng nặng thêm.

Thủy triều đỏ gây nhiều bệnh lý cho con người

Bên cạnh đó, nhiều thành phần độc tố có trong thủy triều đỏ kết hợp với nhau đều có khả năng gây tê liệt thần kinh rất mạnh.

4.2. Sinh vật biển

Ảnh hưởng của thủy triều đỏ đến sinh vật biển cũng rất nghiêm trọng, cụ thể như:

Tại các khu vực nuôi trồng thủy sản, tôm, cá,… chết hàng loạt hoặc thậm chí có thể phá vỡ hệ sinh thái khiến không khí xung quanh cũng có thở hơn nhiều.

Ảnh hưởng của thủy triều đỏ đến sinh vật biển

Đối với trường hợp các loại không độc nở hoa và chết đi thì quá trình phân hủy sẽ hút cạn khí oxi có trong nước. Đây cũng một số các nguyên nhân khiến xác động vật biển trôi nổi trên mặt nước.

Bên cạnh đó, sự tích tụ của lượng tảo biển trong nước quá lớn sẽ tạo thành các màng nhầy ở mang cá. Hiện tượng này cũng gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ oxi của cá  trong nước.

Bên cạnh những hậu quả khôn lường đó, chúng ta cũng không thể phủ nhận tảo biển cũng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của đại dương, bởi tảo biển có lợi ích rất lớn trong việc cung cấp lượng thức ăn cho các loại động vật khác. Khi sự cân bằng tự nhiên bị phá vỡ sẽ khiến số lượng tảo biển sinh sôi mạnh mẽ, gây nhiều tác động đến hệ sinh thái.

4.3. Kinh tế – xã hội

Nhiều thống kê cho thấy, hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện càng nhiều cũng khiến nền kinh tế – xã hội bị thiệt hại. Vì thế, các biện pháp như kiểm soát hay tiến hành nghiên cứu trong các khu vực nuôi trồng thủy sản là điều kiện cần thiết để đảm bảo sản lượng thủy sản, hệ sinh thái biển không bị ảnh hưởng khi hiện tượng tảo nở hoa xuất hiện.

Tham khảo: Những hậu quả của ô nhiễm không khí đối với đời sống

5. Những biện pháp ngăn ngừa thuỷ triều đỏ

Ô nhiễm nguồn nước do lượng chất thải từ các khu dân cư hay các trang nông nghiệp là nguyên nhân chính khiến hiện tượng táo nở hoa hay thủy triều đỏ xuất hiện. Hàng năm, số lượng nước thải ra sông, biển càng lớn sẽ giúp cho tảo hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn. Khiến chúng sinh sôi, phát triển mạnh mẽ không theo lập trình. Để hạn chế hiện tượng tảo nở hoa, chúng ta nên thực hiện một số biện pháp như:

  • Xây dựng các đập ngăn, giảm sự lây lan của thuỷ triều đỏ
  • Dùng các cảm biến giám sát và bản đồ để liệt kê chi tiết khả năng xảy ra hiện tượng thủy triều đỏ.
  • Đưa ra nhiều tác hại mà tảo nở hoa gây ra. Từ đó lập ra những kế hoạch, phương án để khắc phục hậu quả.
  • Kiểm soát chặt chẽ tình trạng xả nước thải, nhất là tại các vùng nuôi trồng thủy hải sản.
  • Hạn chế dùng hóa chất sinh học.

Thủy triều đỏ gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng đến môi trường và đời sống con người. Vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức và trách nhiệm cùng nhau chung tay góp phần ngăn chặn hiện tượng này xảy ra.

Video liên quan

Chủ Đề