Qua cách miêu tả của nhà văn về tâm trạng của lão Hạc em thấy con người này là người như thế nào

Phân tích diễn biến tâm trạng của lão xung quanh việc bán chó và sắp xếp cho cuộc đời mình. Qua cách miêu tả của nhà văn về tâm trạng của lão Hạc, em thấy con người này là người như thế nào?

Phân tích diễn biến tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng

  • Dàn ý phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng
    • Dàn ý 1
    • Dàn ý 2
  • Phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng - Mẫu 1
  • Phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng - Mẫu 2
  • Phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng - Mẫu 3
  • Phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng - Mẫu 4
  • Phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng - Mẫu 5
  • Phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng - Mẫu 6
  • Phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng - Mẫu 7
  • Phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng - Mẫu 8
  • Phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng - Mẫu 9

Dàn ý phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng

Dàn ý 1

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả tác phẩm:

2. Thân bài

3. Kết bài

Dàn ý 2

I. Mở bài

II. Thân bài

1. Kể tóm tắt câu chuyện trước khi bán chó.

2. Phân tích tâm trạng

III. Kết bài:

Số phận và tính cách của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc

Dàn ý số phận và tính cách nhân vật Lão Hạc

I. Mở bài:

II. Thân bài:

1. Cuộc đời – cảnh ngộ của Lão Hạc: Người nông dân nghèo khó, gặp nhiều bất hạnh:

2. Phẩm chất, nhân cách của Lão Hạc:

a. Giàu lòng nhân ái, có tấm lòng vị tha, nhân hậu

b. Là người cha vô cùng thương con, lo lắng cho con

c. Giàu lòng tự trọng.

3. Cái chết của Lão Hạc: Là một biến cố điển hình để nhân vật bộc lộ tính cách điển hình:

4. Suy nghĩ, đánh giá về nhân vật:

III. Kết bài:

Bài mẫu số 1: Em hãy nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc qua đoạn trích

Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. vắng con, "cậu Vàng" đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của "cậu Vàng" cũng là vui buồn của lão. Lão yêu con. Vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con [khi chết lão vẫn còn tiền]. Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muốn phiền lụy đến ai

Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong của lão Hạc, chỉ ra đựơc những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối hận... của một nông dân chất phác, nhân hậu.

Bút pháp linh hoạt, xen kẽ được cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của "tôi" - ông giáo.

Đối với "cậu Vàng": Lão Hạc chăm sóc chó hết sức chu đáo [cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu]. Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán "cậu", mắt lăo đã "ầng ậng nước". Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán "cậu Vàng".

Cái chết của lão Hạc có hai lí do:

Vì lão không còn kiếm được tiền [sau trận ốm, lại bão lụt].

Điều cơ bản nhất là lão sợ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ không thể để con trắng tay.

Việc lão Hạc tìm đến cái chết cho thấy lão là người giàu tính thương yêu, giàu đức hi sinh [kể cả tính mạng mình]. Lão là người "đói cho sạch, rách cho thơm].

Khi hiểu rõ ngọn ngành cái chết của lão Hạc, ông giáo khẳng định: "Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn", vì trước mắt "tôi" là một con người cao quý đã chết vì một mục đích cao quý.

Nhưng cuộc đời vẫn buồn theo nghĩa khác. Bởi lẽ tại sao những con người tốt như lão Hạc lại phải chết? mà chết một cách quá thê thảm. Cuộc đời có là mảnh đất sống cho người tốt nữa hay không? Ý nghĩa này của ông giáo là một tiếng kêu cảnh lính về một xã hội không quan tâm đến con người, chà đạp lên số phận của con người.

Sau khi đã Em hãy nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc qua đoạn trích các em có thể đi vào Em có suy nghĩ gì về cái chết của lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên hoặc tham khảo Cảm nhận về nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc nhằm củng cố kiến thức của mình.

I. Dàn ý Vẻ đẹp con người của lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao [Chuẩn]

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về tác phẩm "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao.
- Khái quát về vẻ đẹp con người của lão Hạc.

2. Thân bài

a. Lão Hạc là một người cha rất mực thương con và có trách nhiệm.
- Lão luôn day dứt, đau đớn vì không thể lo cho đứa con trai duy nhất của mình cưới vợ.
- Lão yêu thương, chăm sóc con chó mà anh con trai để lại như chăm sóc chính đứa con ruột của mình.
- Dù túng quẫn nhưng người cố nông nghèo vẫn kiên quyết chịu kham khổ để thu vén, dành dụm cho con...[Còn tiếp]

>> Xem chi tiết Dàn ýVẻ đẹp con người của lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao tại đây.

Soạn bài Lão Hạc

1.Phân tích tâm trạng diễn biến của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào ?

2.Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc ? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy "ông giáo" rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩgì về tình cảnh và tính cách của lão ?

3.Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật "tôi" đối với lão Hạc như thế nào ?

4.Khi nghe Bình Tư cho biết lão Hạc xin bả chó để bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật "tôi" cảm thấy "cuộc đời quả thật ... đáng buồn", nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, "tôi" lại nghĩ : "Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Em hiểu ý nghĩ đó của nhân vật "tôi" như thế nào ?

5.Theo em, cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm nào ? Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng như thế nào ? Cách xây dựng nhân vật có gì đặc sắc ? Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật "tôi" [ngôi thứ nhất] có hiệu quả nghệ thuật gì ?

6.Em hiểu thế nào về ý nghĩ của nhân vật "tôi" [có thể coi là tác giả] qua đoạn văn sau :

"Chao ôi ! Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương [...]. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất".

7.Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu gì về cuộc sống và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ ?

Lời giải:

A. Bố cục

Bài này chia làm 3 phần :

- Phần 1 :Từ đầu…nó thế này ông giáo ạ: Sự day dứt, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán con Vàng.

- Phần 2 :Tiếp…một thêm đáng buồn :Lão Hạc gửi gắm tiền bạc, trông nom nhà cửa.

- Phần 3 : Còn lại :Cái chết của lão Hạc.

B. Tóm tắt

Lão Hạc là người hàng xóm của ông giáo. Lão có người con trai đi phu đồn điền cao su. Lão sống với một con chó vàng là kỉ vật của con trai. Hoàn cảnh khó khăn, lão từ chối mọi sự giúp đỡ gần như là hách dịch. Quyết không xâm phạm vào mảnh vườn dành cho con, lão bán con chó, tự lo liệu đám ma của mình và tự tử bằng bả chó.

Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1 trang 48 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 :Phân tích tâm trạng diễn biến của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào ?

Tâm trạng của lão Hạc khi bán "cậu Vàng" :

- Qua nhiều lần lão Hạc nói đi nói lại ý định bán "cậu Vàng" với ông giáo, có thể thấy lão đã suy tính, đắn đo nhiều lắm. Lão coi việc này rất hệ trọng bởi "cậu Vàng" là người bạn thân thiết, là kỉ vật của anh con trai mà lão rất thương yêu.

- Sau khi bán "cậu Vàng", lão Hạc cứ day dứt, ăn năn vì "già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó". Cả đời, ông già nhân hậu này nào đã nỡ lừa ai! Chú ý phân tích các chi tiết miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc lúc kể lại với ông giáo chuyện bán "cậu Vàng". Các chi tiết về ngoại hình này thể hiện một cõi lòng đang vô cùng đau đớn, đang xót xa ân hận.

Chung quanh việc lão Hạc bán "cậu Vàng", chúng ta nhận ra đây là một con người sống rất tình nghĩa, thủy chung, rất trung thực. Đặc biệt, từ đây, ta càng thấm thía lòng thương con sâu sắc của người bố nghèo khổ. Từ ngày anh con trai phẫn chí bỏ đi phu đồn điền vì không có tiền cưới vợ, có lẽ lão Hạc vừa mong mỏi chờ đợi vừa luôn mang tâm trạng ăn năn, cảm giác "mắc tội" bởi không lo liệu nổi cho con. Người bố tội nghiệp này còn mang cảm giác day dứt vì đã không cho con bán vườn lấy vợ. Lão cố tích góp, dành dụm để khỏa lấp đi cái cảm giác ấy. Vì thế, dù rất thương cậu Vàng, đến tình cảnh này lão cũng quyết định bán nó bởi nếu không sẽ phải tiêu phạm vào đồng tiền, mảnh vườn đang cố giữ trọn vẹn cho anh con trai. Việc đành phải bán cậu Vàng càng chứng tỏ tình thương con sâu sắc của lão Hạc.

Câu 2trang 48 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 :Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc ? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy "ông giáo" rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩgì về tình cảnh và tính cách của lão ?

Suy nghĩ về tình cảnh và bản chất, tính cách của lão Hạc qua những điều lão thu xếp, nhờ cậy ông giáo.

- Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực đáng thương của những người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám.

- Nhưng xét ra, nếu lão Hạc là người thham sống, lão còn có thể sống được, thậm chí còn có thể sống lâu hơn nữa là đằng khác, Lão còn ba mươi đồng bạc [thời bấy giờ cũng đáng kể], còn ba sào vườn có thể bán dần. Nhưng nếu làm như thế nghĩa là ăn vào đồng tiền, vào cái vốn liếng cuối cùng để cho đứa con. Lão Hạc đã tự chọn lấy cái chết để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn ấy. Lão lại còn lo cái chết của mình gây phiền hà cho hàng xóm. Như thế, cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính.

- Qua những điều lão Hạc thu xếp, nhờ cậy ông giáo, chúng ta thấy lão là người hay suy nghĩ và tỉnh táo nhận ra tình cảm của mình lúc này. Lão lo không giữ trọn được mảnh vườn cho anh con trai đang xa làng biền biệt. Lão đành nhịn ăn chứ không muốn gây phiền hà cho hàng xóm, láng giềng. Đọc tiếp phần sau truyện, chúng ta hiểu thực ra lão Hạc đã âm thầm chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình từ khi nỡ lừa bán "cậu Vàng".

Câu 3trang 48 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 :Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật "tôi" đối với lão Hạc như thế nào ?

Thái độ, tình cảm của nhân vật "tôi" đối với lão Hạc có sự thay đổi : lúc đầu thờ ơ và dửng dưng nghe chuyện bán chó. Sau đó hiểu và cảm thông với lão Hạc, muốn tìm cách giúp đỡ, an ủi. Khi nghe Binh Tư kể thì có thoáng buồn và nghi ngờ. Khi chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc thì càng thấy kính trọng nhân cách và tấm lòng của một con người bình dị, nhìn bề ngoài thì tưởng là lẩn thẩn, dở hơi. Ông giáo là người hiểu sâu sắc và đồng cảm, kính trọng lão Hạc.

Câu 4trang 48 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 :Khi nghe Bình Tư cho biết lão Hạc xin bả chó để bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật "tôi" cảm thấy "cuộc đời quả thật ... đáng buồn", nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, "tôi" lại nghĩ : "Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Em hiểu ý nghĩ đó của nhân vật "tôi" như thế nào ?

- Trong truyện ngắn này, chi tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Nó chứng tỏ ông lão giàu tình thương, giàu lòng tự trọng ấy đã đi đến quyết định cuối cùng. Nó có ý nghĩa "đánh lừa" - chuyển ý nghĩa tốt đẹp của ông giáo và người đọc về lão Hạc sang một hướng trái ngược. "Cuộc đời quả thật cứ ngày một thêm đáng buồn" nghĩa là nó đã đẩy những con người đáng kính như lão Hạc đến con đường cùng, nghĩa là con người lâu nay nhân hậu, giàu lòng tự trọng đến thế, mà cũng bị tha hóa. Đến đây, với câu nói đầy vẻ nghi ngờ mỉa mai của Binh Tư, tình huống truyện được đẩy lên đỉnh điểm.

- Cái chết đau đớn của lão Hạc lại khiến ông giáo giật mình mà ngẫm nghĩ về cuộc đời. Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn bởi may mà ý nghĩ trước đó của mình đã không đúng, bởi còn có những con người cao quý như lão Hạc. Nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo nghĩa: con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà không được sống, sao ông lão đáng thương, đáng kính như vậy mà phải chịu cái chết vật vã, dữ dội đến thế này.

Câu 5trang 48 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 :Theo em, cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm nào ? Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng như thế nào ? Cách xây dựng nhân vật có gì đặc sắc ? Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật "tôi" [ngôi thứ nhất] có hiệu quả nghệ thuật gì ?

Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện. Diễn biến tâm lí của lão Hạc xung quanh việc bán con chó, sự thay đổi thái độ, tình cảm của ông giáo từ dửng dưng đến cảm thông, thương mến, kính trọng, ... lão Hạc được miêu tả rất hợp lí, tự nhiên. Hai nhân vật lão hạc và ông giáo mỗi người đều có nỗi khổ riêng, nhưng ông giáo, nhờ có việc cố tìm mà hiểu nên đã phát hiện ra vẻ đẹp của lão Hạc đằng sau vẻ bề ngoài dường như rất lẩn thẩn, dở hơi. Cách kể chuyện của nhân vật xưng "tôi" làm cho câu chuyện gần gũi, chân thực, câu chuyện được dẫn dắt linh hoạt. Mặt khác, "tôi" kể, nhưng "tôi" lại nhập vào nhân vật lão Hạc và các nhân vật khác mà kể, cho nên tác phẩm có nhiều giọng điệu chứ không đơn điệu.

Câu 6trang 48 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 :

- Đây là lời triết lí lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao.

- Với triết lí - trữ tình này, Nam Cao khẳng định một tháiđộ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo: cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ về những con người hàng ngày sống quanh mình, cần phải nhìn nhận họ bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương. Vấn đề "đôi mắt" này đã trở thành một chủ đề sâu sắc, nhất quán ở sáng tác của Nam Cao. Ông cho rằng con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết đồng cảm với mọi người xung quanh, khi biết nhìn ra và trân trọng nâng niu những điều đáng thương, đáng quý của họ.

- Nam Cao đã nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: ta cần phải biết tự đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng.

Câu 7trang 48 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 :Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu gì về cuộc sống và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ ?

Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, có thể hiểu nhiều nét về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực trong làng quê. Họ bị áp bức, bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ dám chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch, họ dám chống lại những kẻ ác để tự vệ. Trong người nông dân tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

Giải các bài tập Bài 4 SGK Ngữ văn 8 Lão Hạc Từ tượng hình, từ tượng thanh Liên kết các đoạn văn trong văn bản
Bài trước Bài sau

Video liên quan

Chủ Đề