Qua nhân vật viên quản ngục tác giả muốn gửi gắm điều gì

Chữ người tử tù là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân được nhiều người biết đến. Trong các nhân vật, hình tượng viên quản ngục để lại khá nhiều ấn tượng. Hãy cùng phân tích nhân vật viên quản ngục chi tiết hơn để thấy được tâm tư tác giả muốn gửi gắm. 

Khái quát sơ lược về tác phẩm Chữ người tử tù 

Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nguyên Tuân. Truyện được in trong tập Vang bóng một thời được xuất bản vào năm 1940. Ban đầu, tác phẩm có tên là Dòng chữ cuối cùng được đăng trên tạp chí Tao đàn số 28. Sau này, truyện đã được đổi tên thành Chữ người tử tù. 

Nội dung chính của truyện xoay quanh nhân vật Huấn Cao. Là người tài hoa, khí phách sống hiên ngang mặc dù không có tên tuổi. Đi kèm với đó là ngợi ca hình tượng viên quản ngục coi sóc chốn tù lao. Mặc dù làm việc trong môi trường đây những tội lỗi nhưng nhân vật lại toát lên vẻ đẹp cao quý. 

Chữ người tử tù – Tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân

Phân tích nhân vật viên quản ngục cụ thể thông qua nội dung tác phẩm 

Xuất hiện song song với hình ảnh của Huấn Cao đó là viên quản ngục. Ban đầu khi đọc tác phẩm, chúng ta sẽ chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của Huấn Cao. Thế nhưng, đằng sau đó tác giả muốn dụng ý làm nổi bật hơn tính cách, sở thích của viên quản ngục. Hầu hết thời gian của mình, ông đều dành cho công việc ở chốn lao tù. Đây là môi trường đầy rẫy những tội phạm cứng đầu. Theo quy luật hiển nhiên, chúng ta sẽ nghĩ rằng, ông sẽ rất dễ bị vấy bẩy, tha hóa. Tuy nhiên, tất cả đã đi ngược lại với thực tế.

Viên quản ngục là người biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền. Ông còn có sở nguyện treo câu đối của chính Huấn Cao viết. Ông còn khen chữ của Huấn Cao “ đẹp lắm, vuông lắm “. Viên quản ngục còn xem chữ của ông Huấn Cao là vấn báu trên đời. Qua những chi tiết ấy, chúng ta có thể thấy rằng, viên quản ngục không chỉ có thú vui tao nhã mà còn là người có tấm lòng tôn trọng nhân tài. 

Khi nhận được thông báo sẽ có tử tù tên Huấn Cao – người nổi tiếng vì tài viết chữ đẹp khắp vùng, viên quản ngục đã ngay tức khắc ca ngợi Huấn Cao. Theo lẽ thường tình, dù có tài năng đến đâu khi bước vào chốn ngục tù đều sẽ bị khinh rẻ. Nhưng ở đây, viên quản ngục lại chằng suy nghĩ như vậy. Ông kính trọng và ngợi ca tài hoa của một người tử tù. Đây chính là cách nhìn đặc biệt mới mẻ mà Nguyễn Tuân mang đến cho độc giả. 

Chưa dừng lại ở đó, viên quản ngục còn thể hiện tình cảm thông qua hành động như sai người quét dọn sạch sẽ phòng giam; ngày ngày đưa rượu thịt đến cho ông Huấn. Đặc biệt, khi Huấn Cao trách móc, viên quản ngục còn nhận mình là kẻ tiểu lại. Tất cả những hành động của viên quản ngục cho thấy ông là người vô cùng dũng cảm. Chẳng mấy ai dám đánh đổi mạng sống để biệt đãi một tên tử tù. Xung quanh chốn lao ngục này chắc chắn sẽ có rất nhiều con mắt dòm ngó và lời ra tiếng vào. Mặc kệ cho con người sống tàn nhẫn, lừa lọc nhau thì ông vẫn một lòng yêu cái đẹp và kính trong liên tài. 

Thêm vào đó, viên quản ngục còn được tác giả làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên lương, trong sáng. Trong một đêm không ngủ, viên quản ngục chợt nhận ra mình đã chọn nhầm nghề. Sự trong sáng còn được thể hiện qua việc không để bụng tư thù mà vẫn ca ngợi người tài như Huấn Cao. Từ đầu đến cuối cùng, ông vẫn giữ thái độ chừng mực để đối xử với tử tù. Cho dù có được chữ của ông Huấn hay không thì vẫn luôn hết mực kính trọng. 

Hình ảnh viên quản ngục khúm núm trước người tài

Đằng sau khung cảnh nhà giam u tối là những vẻ đẹp đầy giá trị cần được coi trọng. Huấn Cao là người có tài mặc dù bị đưa vào chốn lao ngục nhưng vẫn có thể tỏa sáng. Song song với đó là hình tượng viên quản ngục được làm nổi bật theo cách riêng. Sự khúm núm, run run của ông không phải vì e sợ, hèn nhát mà vì ngưỡng môi trước cái tài, cái đẹp. Qua tất cả những hành động, cách cư xử đó của viên quản ngục, ta sẽ cảm thấy trân trọng hơn. Trong sâu thẳm mỗi con người đều ẩn chứa tâm hồn nghệ sĩ. Bất kỳ ai cũng luôn hướng tới cái đẹp. Điều này chính là minh chứng cho việc dù trong môi trường nào, cái đẹp cái thiện luôn hiện hữu. 

  • Thủ pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong tác phẩm

Để có thể khắc họa thành công nhân vật viên quản ngục trên hình tượng Huấn Cao, tác giả đã xây dựng tình huống độc đáo. Bên cạnh đó, Nguyễn Tuân còn dùng cả thủ pháp tương phản đối lập để làm rõ khung cảnh, cái đẹp cái xấu,… Đặc biệt, tác phẩm còn được đánh giá cao bởi nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật được lồng ghép một cách tinh tế. Đưa nhân vật vào tình huống kịch tính để thấy được giá trị thật sự và nét đẹp tài hoa một cách tự nhiên. 

Lời kết

Phân tích nhân vật viên quản ngục , chúng ta đã phần nào thấy được vẻ đẹp và nhân cách cao đẹp của con người. Đằng sau đó là sự ngợi ca và trân trọng người tài, cái đẹp của tác giả. Nhờ đó, mỗi người chúng ta sẽ thấm thía hơn giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm. 

Đừng quên đón đọc những bài phân tích hay tại Yeutre.vn cả nhà nhé!

Nhân vật viên quản ngục trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Chữ người tử tù là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Tuân, in trong tập Vang bóng một thời.  Chữ người tử tù là một trong những thiên truyện xuất sắc nhất của tập sách. Tình huống truyện độc đáo éo le: cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Huấn Cao và Viên Quản Ngục làm lộ rõ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật viên quản ngục, một con người thiện lương, có tâm hồn cao đẹp nhưng đã chọn nhầm nghề.

1. Nhân vật viên quản ngục là “một tấm lòng trong thiên hạ”, “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ…”

Ông xuất hiện đang ngồi suy nghĩ bên cạnh cái án thư màu vàng son đã nhạt với cây đèn leo lét rọi vào khuôn mặt nghĩ ngợi : “đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu, những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự bây giờ đã biến mất hẳn, chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ” 

Viên Quản ngục đảm nhận chức quản ngục, sống giữa gông xiềng, tội ác. Trong quan niệm của người đời, đó là một hung thần với bàn tay vấy máu, sống bằng nhẫn tâm, lừa lọc: “Người ta sống bằng nghề lừa lọc, bằng tàn nhẫn”.

Hàng ngày phải làm việc và chứng kiến bao điều xấu xa. Hoàn cảnh ấy dễ đẩy con người vào ác đạo, vào bùn nhơ, dễ làm chết nhân cách con người bằng bóng tối của nó. Bối cảnh sống, thế giới cai trị của quản ngục là chốn ngục tù, tăm tối. Đó là thế giới của bóng đêm, tội ác, nơi có thể làm người ta nhem nhuốc cả đời lương thiện.

Quản ngục của Nguyễn Tuân có một tính cách khác thường. Chức vụ quản ngục chỉ là “cái áo khoác ngoài của một tâm hồn đẹp”.

2. Viên quản ngục là người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, biết kính trọng người tài đức.

Biệt nhỡn liên tài” là cái nhìn trân trọng đặc biệt đối với cái tài, cái đẹp ở đời. “Biệt nhỡn liên tài” là cái nhìn quý trọng đặc biệt với tài hoa.

Ông là người say mê cái đẹp, quý trọng tài ho: mơ ước một ngày được treo chữ viết của Huấn Cao trong nhà : “… sở nguyện của viên coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cap viết”; “Quản ngục mong mỏi một ngày gần đây, ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết, thì y sẽ nhờ ông viết, viết cho … cho mấy chữ trên chục vuông lụa trắng đã can lại kia. Thế là y mãn nguyện”.

Sống trong cảnh ngục tù tăm tối, quản ngục vẫn biết trân trọng tài năng của Huấn Cao, vẫn hướng về cái đẹp ở ngoài đời để biết được Huấn Cao là người viết chữ đẹp nổi tiếng ở tỉnh Sơn.

Mặc dù chọn nhầm nghề, nhưng quản ngục có một sở nguyện cao quý. Ngay từ khi mới “biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền” ông ao ước một ngày nào đó được treo ở nhà riêng của mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết vì chữ Huấn Cao đẹp lắm vuông lắm là vật báu trên đời. Say mê nghệ thuật thư pháp tột cùng như vậy, chứng tỏ quản ngục là người có tâm hồn nghệ sĩ.

Ngục quan trân trọng Huấn Cao, trân trọng cái tài, cái đẹp, nhẫn nại để đạt được sở nguyện.

+ Trước khi nhận được chữ: viên quản ngục đăm chiêu nghĩ ngợi, thao thức giữa đêm khuya, kín đáo để nghĩ về tử tù khi nhận được tấm phiến trát.. Ông có ý muốn biệt đãi tử tù và thăm dò ý thầy thơ lại xem họ có hợp ý mình không “ta muốn biệt đại ông Huân Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại”.

+ Khi tiếp nhận tử tội thì vẻ mặt ông hiền lành khác ngày thường, quản ngục nhìn Huấn Cao với ánh mắt kiêng nể : “Khác với phong tục nhận tù mọi ngày, hôm nay viên quan coi ngục nhìn sáu tên tù mới vào với cặp mắt hiền lành. Lòng kiên nể, tuy cố giữ kín đáo mà cũng đã quá rõ rồi”, không dùng bất cứ hình phạt nào để trấn áp người tử tội.

+ Trong quá trình coi ngục, ông bỏ qua những lời khích bác của lũ lính áp giải, muốn hành hạ Huấn Cao để làm đòn phủ đầu, quản ngục nghiêm nét mặt nói rằng đã có phép nước. Quản ngục tỏ rõ thái độ biệt đại Huấn Cao – dâng rượu và đồ nhắm; đích thân đến gặp Huấn Cao và khép nép hỏi : “ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”.

Mặc dù bị Huấn Cao tiếp đón với thái độ khinh khi nhưng ông vẫn hết sức cung kính và lễ phép lui ra : nhún nhường “Xin lĩnh ý” khi Huấn Cao đuổi ra khỏi phòng giam, đồng thời lại đối xử tốt hơn : “từ hôm ấy, cơm rượu lại vẫn đưa đến đều đều và có phần hậu hơn trước”. Tôn trọng Huấn Cao nên ông “không để chân vào buồng giam ông Huấn nữa”, đặc biệt cả năm bạn đồng chí của Huấn Cao “cũng đều được biệt đãi như thế cả”. 

+ Chưa xin được chữ Huấn Cao, nên tâm trạng của ngục quan đầy bi kịch. Quản ngục khổ tâm vì có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào để xin được chữ. Chỉ lo mai mốt ông Huấn Cao bị hành hình mà không xin được chữ thì ân hận suốt đời.

3. Viên quản ngục là người có “thiên lương” cao quý.

Ngục quan là một khách tài tử luôn day dứt khi chọn nhầm nghề, giữa bọn người tàn nhẫn, lừa lọc thì ngục quan có tính cách dịu dàng, biết trọng người ngay, có lòng biết giá trị của con người. Ông tự nhủ với mình : “Có lẽ lão bát này là một người khá đây. Có lẽ lão cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi”.

Ông hoàn toàn có thể dùng uy quyền và vũ lực ép Huấn Cao cho chữ nhưng ông đã không làm vậy. Biết được sở nguyện cao đẹp của quản ngục, thầy thơ lại đã đến tâm sự với Huấn Cao, Huấn Cao thức tỉnh, nhận rõ quản ngục là người tốt: Nào ta ngờ đâu một người như thầy quản đây lại có sở thích cao quý như vậy, thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.

Viên quản ngục có vẻ đẹp thiên lương trong trẻo, thuần khiết, luôn hướng tới cái thiện, cái đẹp, điều này thể hiện rõ trong cảnh cho chữ. Hành động “khúm núm” đó là thái độ kính cẩn, nghiêng mình trước cái đẹp, thể hiện nhân cách đáng quý.

Chi tiết Huấn Cao khuyên quản ngục nên thay đổi chỗ ở, về quê giữ cho thiên lương lành vững rồi hãy nghĩ đến cái đẹp. Ông rất xúc động trước lời khuyên của Huấn Cao “Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng mắt rỉ vào miệng làm cho nghẹn ngào : Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Cái cúi lạy của quản ngục với Huấn Cao là một hành động đẹp. Đó là sự cúi đầu trước cái tài, cái đẹp. Thể hiện thái độ kính phục, ngưỡng mộ trước một nhân cách cao cả; bày tỏ lòng biết ơn chân thành với ân nhân khai sáng tâm hồn mình. Thể hiện nhân cách của viên quản ngục, một người không chỉ có tấm lòng biệt nhỡn liên tài mà còn biết phục thiện.

4. Viên quản ngục là người không sợ cường quyền.

– Dám chơi chữ của một kẻ đại nghịch là Huấn Cao. – Dám đảo lộn trật tự lao tù để biệt nhỡn, tôn trọng cái tài, cái đẹp.

– Dám xin chữ tử tù ngay trong nhà ngục.

Video liên quan

Chủ Đề