Quần đảo Trường Sa nằm cách vịnh Cam Ranh Khánh Hòa khoảng bão nhiều hải lý

Là người Việt Nam, chắc hẳn ai cũng đều mong muốn một lần trong đời được đến với Trường Sa - vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Là phóng viên trẻ nhưng tôi có may mắn được cơ quan cử tham gia Đoàn công tác thay, thu quân và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ trên Quần đảo Trường Sa do Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Tham gia chuyến công tác này, tôi được bố trí đi trên tàu Khánh Hòa - 01 [còn gọi là Tàu bệnh viện 561] với hải trình 19 ngày, đi qua 14 đảo. Chuyến đi để lại trong tôi những ấn tượng, cảm xúc khó quên.

Chiều 20/12/2019, tại Cầu cảng số 4, Quân cảng Cam Ranh [thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa], sau khi Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức xong Lễ xuất quân tiễn đoàn công tác đi Trường Sa, tôi cùng nhiều phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan thông tấn, báo chí nhanh chóng di chuyển lên tàu mà mình được phân công tham gia chuyến công tác để tàu rời cảng.

Đi Trường Sa, tôi được phân công theo tàu Khánh Hòa - 01 đi các đảo nằm giữa Quần đảo. Tàu của tôi xuất phát cuối cùng nên tôi cùng nhiều đồng nghiệp khác may mắn ghi được cảnh các tàu rời cảng. Chuyến công tác này, ngoài tàu Khánh Hòa còn có tàu Kiểm Ngư 490 [KN - 490] đi các đảo phía Bắc và Kiểm Ngư 491 [KN - 491] đi các đảo phía Nam.

Các tàu rời cảng đi Trường Sa. Ảnh: ĐT

Các tàu đồng loạt kéo vang 3 hồi còi chào tạm biệt đất liền và lần lượt rời cảng, những cánh tay vẫy chào cùng nhiều lời chúc, căn dặn giữa những người trên tàu và những người đưa tiễn đứng dưới cầu cảng, những cái bắt tay thật chặt, vội vàng… Được chứng kiến cảnh tiễn Đoàn công tác thay, thu quân và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ trên Quần đảo Trường Sa, trong tôi trào dâng bao cảm xúc khó tả. Tôi thầm nhủ, đây thật sự là một may mắn, vinh hạnh khi đã quyết định đến với nghề báo lắm nhọc nhằn, gian nan, nhưng cũng không ít hạnh phúc từ những trải nghiệm của các chuyến đi, như chuyến đi Trường Sa này. Và, tôi mong chờ giây phút đầu tiên được đặt chân lên các đảo ở Trường Sa.

Tàu Khánh Hòa - 01 rời cảng cũng vừa lúc trời nhá nhem tối. Tôi và các đồng nghiệp ở các cơ quan báo chí khác nhanh chóng về lại phòng ở của mình để làm tin và gửi về đơn vị. Tôi được phân công ở cùng với một chú công tác ở Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Kon Tum và 2 anh bạn công tác ở Đài PT - TH tỉnh Bắc Ninh.

Khi 4 người chúng tôi đang tập trung làm tin và ghi chép lại nhật ký thì đồng chí đại úy Phạm Văn An - Thuyền trưởng của tàu Khánh Hòa - 01 vào phòng thăm hỏi, động viên chúng tôi. “Phòng ở chật chội và không được tiện nghi nên các anh thông cảm nhé!”, đại úy Phạm Văn An xởi lởi mở lời.

Chúng tôi được ở trong phòng ở của sĩ quan thuộc khu B - tầng thứ 3 của tàu [tàu có 5 tầng]. Trong phòng có 1 chiếc giường tầng, 4 bộ nệm cùng chăn gối; có tivi, tủ lạnh, bàn ghế làm việc cùng 1 phòng vệ sinh nên khi nghe đồng chí An nói vậy, mọi người đều đồng thanh đáp: “Đi công tác mà được ở như vầy là quá sướng rồi đồng chí ạ!”, sau đó cả phòng rộn rã tiếng cười. Thấy chúng tôi đang làm việc, đại úy Phạm Văn An cũng không nán lại lâu, đi sang phòng phóng viên khác để chào hỏi.

Làm xong tin, chúng tôi bắt đầu soạn đồ đạc cá nhân ra và chuẩn bị chỗ ngủ cho mình. Lúc này, tàu đã đi khá xa so với cửa vịnh Cam Ranh, nước biển sâu sóng lớn khiến con tàu bắt đầu lắc mạnh, tín hiệu sóng điện thoại cũng yếu dần. Sau bữa cơm tối, chúng tôi sắp xếp, chằng néo lại đồ đạc cẩn thận theo lời dặn của thượng úy Nguyễn Đức Khiết - Chính trị viên tàu. Ấy vậy mà trong đêm đầu tiên tàu vượt biển, tiếng đồ rơi vỡ vang lên liên tục, cộng với việc tàu lắc dữ dội khiến nhiều người không ngủ được.

Buổi sáng đầu tiên trên biển, chỉ có 2/3 số lượng phóng viên xuống bếp ăn sáng, tôi và 1/3 phóng viên còn lại nằm ở phòng vì say sóng. Nắm được thông tin, cán bộ, chiến sĩ trên tàu đến từng phòng hỏi thăm và mang cháo lên cho chúng tôi dùng bữa. Buổi sáng hôm ấy, mỗi phòng phóng viên còn được cấp 1 bì trái cây tươi lạnh, 1 thùng sữa bịch và 1 thùng sữa chua. Chiến sĩ trên tàu còn dặn chúng tôi, khi nào ăn hết tàu sẽ cấp tiếp. Trước sự tận tình và chu đáo của cán bộ, chiến sĩ trên tàu, mọi người đều thấy ấm lòng và dường như cơn say sóng cũng đỡ hơn rất nhiều.

Phóng viên lên xuồng cao tốc để chuẩn bị vào đảo Đá Lớn B. Ảnh: ĐT

Ngày đầu tiên trên biển khá êm đềm, tàu chỉ phải vượt qua vùng biển có biên độ sóng từ 3 - 5m, tàu cũng mở 2 cánh vây ở bên dưới phía đuôi 2 mạn nên việc bị lắc được giảm rõ rệt. Số lượng phóng viên “bỏ cơm ăn cháo” vẫn vậy, nhiều người không quen đi biển bị say sóng nên nằm trong phòng cả ngày.

Trên tàu chúng tôi ăn, ở và sinh hoạt theo quy định của Quân đội. Buổi sáng báo thức từ 5h, ban đêm điểm danh trước khi đi ngủ. Việc sử dụng nước ngọt để tắm rửa và giặt đồ được tiết kiệm. Khi tàu chuẩn bị đi vào vùng biển động, trời chuẩn bị có mưa, gió lớn hay đến giờ ăn cơm… sĩ quan chỉ huy tàu đều thông báo đến từng phòng thông qua hệ thống loa nội bộ nên chúng tôi rất chủ động.

Sáng ngày thứ 2 [tức ngày thứ 3 từ khi khởi hành], chúng tôi được thông báo đầu giờ chiều tàu sẽ đến đảo đầu tiên là Đá Lớn B, một trong 3 đảo chìm thuộc cụm đảo Đá Lớn, cách thành phố Cam Ranh 300 hải lý [tương đương 555,6km]. Đoàn phóng viên chúng tôi đi theo tàu hơn 40 người, được chia thành 3 nhóm, tôi ở nhóm 1 nên được lên đảo.

Chiến sĩ gác ở đảo Đá Lớn B. Ảnh: ĐT

Tôi còn nhớ như in cảm giác của bản thân lúc ấy, mọi cơn say sóng dường như tan biến, thay vào đó là sự háo hức chờ đợi giây phút lần đầu trong đời được chạm chân lên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa - những cái tên thân thương mà ngày thường chúng tôi được xem, được nghe qua báo, đài phát thanh và tivi. Rạo rực chờ mong là tâm trạng chung của không ít người, dẫu không ai nói ra. Cả buổi sáng hôm đó tôi và nhiều đồng nghiệp ngồi ở lan can tàu, nhìn về phía hướng trước tàu đợi đảo Đá Lớn B xuất hiện.

Tàu di chuyển chỉ hơn 10 hải lý/giờ vậy nên đến hơn 14h chúng tôi mới đến đảo Đá Lớn B. Tàu neo cách đảo hơn 1 hải lý. Trước khi xuống xuồng cao tốc CQ để vào đảo, tàu cấp cho mỗi phóng viên 1 đôi dép cao su, 1 bì nilon kích thước 60cm x 100cm để bọc thiết bị tác nghiệp và dặn dò chúng tôi mặc áo mưa, ngồi cẩn thận để không bị nước biển tạt ướt cũng như bị chấn thương trong quá trình ngồi xuồng đi vào đảo.

Khu vực biển nơi cửa luồng vào đảo sóng đánh rất mạnh nên phải mất hơn 10 phút xuồng mới vào đến nơi. Đảo Đá Lớn B nằm trên rạn san hô có diện tích rất rộng. Rạn san hô này chìm dưới mặt nước biển gần 2m.

Nhà lâu bền đảo Đá Lớn B. Ảnh: ĐT

Đón chúng tôi, cán bộ, chiến sĩ trên đảo đứng 2 hàng ngang ở cầu xuồng, giơ tay thực hiện động tác chào. Đỡ chúng tôi lên, các chiến sĩ không quên hỏi thăm sức khỏe 2 ngày vừa rồi đi tàu như thế nào. Các anh chu đáo chuẩn bị 2 chậu nước ngọt và 2 chiếc khăn để chúng tôi rửa tay.

Đảo Đá Lớn B có 2 nhà, nhà lâu bền và nhà văn hóa, 2 nhà nối với nhau bằng 1 chiếc cầu bê tông. Trước đây các đảo chìm ở Trường Sa như Đá Lớn B chỉ có nhà lâu bền, nhà văn hóa chỉ được xây dựng trong vài năm trở lại đây. Từ khi có nhà văn hóa, cán bộ chiến sĩ trên đảo Đá Lớn B sinh hoạt và làm việc cũng thoải mái hơn. 

Ở Đá Lớn B, chúng tôi tác nghiệp trong thời gian 90 phút, trong đó 60 phút dành cho buổi lễ tổng kết nhiệm vụ trong năm và nhận quà Tết của các ban, ngành, địa phương, 30 phút còn lại chúng tôi chỉ kịp ghi hình, phỏng vấn một số chiến sĩ.

Khoảnh khắc chia tay các chiến sĩ đảo Đá Lớn B. Ảnh: ĐT

Lúc mọi người xuống xuồng để về lại Tàu Khánh Hòa - 01, các chiến sĩ trên đảo Đá Lớn B lại thực hiện động tác chào để tiễn biệt mọi người. Đáp lại, chúng tôi vẫy tay chào các chiến sĩ trên đảo và không quên dặn các anh giữ gìn sức khỏe. Cuộc thăm hỏi và tác nghiệp diễn ra trong thời gian ngắn nên hầu hết mọi người trong chúng tôi đều thấy lưu luyến, mắt vẫn ngước nhìn về phía các anh và đảo khi xuồng đã rời xa.

Trở về Tàu Khánh Hòa - 01, chúng tôi tiếp tục hải trình di chuyển sang đảo Đá Lớn A và Đá Lớn C, nơi cách Đá Lớn B hơn 7 hải lý. Tàu neo lại ở 2 đảo này trong đêm, sáng sớm hôm sau thả xuồng chở đoàn công tác vào các đảo.

Đức Thành

Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo lớn nhất nằm ở vùng biển phía Đông của nước ta, mà nhân dân hay gọi là Biển Đông.
>>> Xem thêm các bài viết:
1- Trường Sa - Thành phố nhỏ trên Biển Đông
2- Chương trình thăm và tặng quà cho các cán bộ chiến sĩ đang công tác tại Đảo Trường Sa
3- Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có bao nhiêu đảo?
4 - Video Trường Sa: Đảo nổi – đảo chìm
5- Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa xem tại đây
6- Danh sách 12 huyện đảo Việt Nam - Chuỗi Ngọc trên biển Đông


Xem Video [VTC14] Trường Sa: Đảo nổi – đảo chìm

* Quần đảo Hoàng Sa gồm bao nhiêu đảo?  [huyện đảo Hoàng Sa, Thành Phố Đà Nẵng]


Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm, cồn san hô, nằm giữa hai kinh tuyến 111 độ đến 113 độ Đông và giữa hai vĩ tuyến 15 độ 45 phút đến 17 độ 15 phút Bắc, ngang với Đà Nẵng và Huế, phía ngoài của Vịnh Bắc Bộ, ở khu vực Bắc Biển Đông.

Quần đảo Hoàng Sa nằm trong phạm vi biển rộng khoảng 30.000 km2. Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2. Hoàng Sa cách Cù Lao Bé [Lý Sơn, Quảng Ngãi] 222 km; cách thành phố Đà Nẵng khoảng 350 km theo hướng Đông. Trong khu vực quần đảo Hoàng Sa, Hoàng Sa - hòn đảo được lấy tên đặt cho cả quần đảo này, là một trong những hòn đảo lớn nhất trong quần đảo. Đảo hình chữ nhật, thon hai đầu guống như một quả xoài, có nhiều cây cối hơn các đảo khác. Nơi đây cũng có sinh hoạt nhộn nhịp nhát so với các đảo còn lại, như các trại quân, sở khí tượng, nhà kho, miếu Bà và một số ngôi mộ vô danh của binh lính ra canh đảo. Đặc biệt, trên đảo Hoàng Sa từng có tấm bia chủ quyền của Việt Nam với dòng chữ khắc trên bia: République Française- Royaume d'Annam - Archipel des Paracels - 1816 - Île de Pattle - 1938 [Cộng hòa Pháp - Vương triều An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - đảo Hoàng Sa 1938].


Theo Ban Tuyên giáo Trung ương: 100 câu hỏi - đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2013, quần đảo Hoàng Sa gồm 37 đảo lớn nhỏ. Trong các đảo lớn, nhỏ được chia làm các nhóm chính:
- Nhóm đảo An Vĩnh: Tên gọi An Vĩnh được lấy theo tên một xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi thời trước - nơi buổi đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào. Nhóm đảo An Vĩnh có các đảo tương đối lớn và cao nhất trong các đảo của quần đảo Hoàng Sa, là Phú Lâm và Linh Côn, đảo Trung, đảo Bắc, đảo Nam....
Các đảo nhóm An Vĩnh cũng là các đảo san hô lớn nhất Biển Đông như Đảo Cây, Đảo Trung, Đảo Bắc, Đảo Nam, Đảo Đá, Đảo Linh Côn, Đảo Phú Lâm.

Đảo Phú Lâm, Trung Quốc Chiếm đóng trái phép
- Nhóm đảo Lưỡi Liềm còn có tên gọi là nhóm Trăng Khuyết vì có hình cánh cung. Nhóm này nằm phía Tây quần đảo, cách nhóm An Vĩnh vào khoảng 20 hải lý. Nhóm này gồm các đảo chính; Đảo Hoàng Sa, đảo Đá bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Duy Mộng, đảo Quang Ảnh, đảo Quang Hòa, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn.
Đảo Tri Tôn 

*Quần đảo Trường Sa gồm bao nhiêu đảo?  [huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà]



Quần đảo Trường Sa nằm cách quần đảo hoàng Sa 200 hải lý về phía Nam, cách Vũng Tàu khoảng 340 hải lý, cách Cam Ranh [Khách Hòa] khoảng 250 hải lý, cách điểm gần nhất của đảo Hải Nam [Trung Quốc] khoảng gần 600 hải lý.  Quần đảo Hoàng Sa gồm nhiều đảo nổi và mỏm ngầm nằm không sâu dưới mặt biển, có khi ở dạng nửa chìm, nửa nổi tùy theo thủy triều lên hoặc xuống. Với khoảng trên 100 đảo, đá, bãi cạn nằm rải rác trong khu vực khoảng từ 6 độ 5 phút đến 13 độ vĩ độ Bắc và từ 111 độ 3 phút đến 117,02 phút độ Đông, trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000 km2. Tổng diện tích của tất cả đảo, đá, cồn, bãi của quần đảo Trường Sa chỉ khoảng 3 km2, nhỏ hơn tổng diện tích của quần đảo Hoàng Sa [10 km2], nhưng lại trải ra trên một vùng biển rộng gấp nhiều lần quần đảo Hoàng Sa. Theo Ban Tuyên giáo Trung ương: 100 câu hỏi - đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2013, quần đảo Trường Sa gồm 135 đảo lớn, nhỏ.

Quần đảo Trường Sa được chia thành 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên.


Trong đó có một số đảo quan trọng như đảo Song Tử Đông, đảo Song Tử Tây, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta, đảo Ba Bình, đảo Nam Yết, đảo Sinh Tồn, đảo Trường Sa.

1. Nhóm đảo Song Tử gồm đảo Song Tử Đông, Song Tử Tây, bãi Đá Bắc, bãi Đá Nam, bãi cạn Đinh Ba, bãi cạn Núi Cầu. Hai hòn đảo [Song Tử Đông và Song Tử Tây] nằm ở cực Bắc của quần đảo Trường Sa, ngang vĩ độ với Phan Rang [Ninh Thuận]. Trên đảo có những cây cao trung bình, nhiều phân chim có thể chế biến thành phân bón, vòng quanh hai đảo này về phía đông và nam chừng 5 hải lý có nhiều mỏm đá ngầm. Rong biển mọc nhiều ở đây. Song Tử Đông có hình dáng hơi tròn, diện tích 12,7 ha, dài 900 m, rộng 250 m, cao độ 3 m, có nhiều bãi cát và san hô xung quanh, nhiều cây cối. Song Tử Tây hình lưỡi liềm, nhỏ hơn Song Tử Đông, dài 700 m, rộng 300 m, có nước ngọt, có một vườn dừa và nhiều cây nhỏ. Có tháp ra-đa thời Việt Nam Cộng hòa.



Đảo Song Tử Tây

Chùa Song Tử Tây


Đảo Chìm Đá Nam 


2. Nhóm đảo Thị Tứ nằm ở phía Nam nhóm đảo Song Tử, gồm đảo Thị Tứ và các bãi đá [Hoài An, Tri Lễ, Cái Vung, Xu Bi, Vĩnh Hảo]. Đảo Thị Tứ hình bầu dục, rộng 550 m, dài 700 m, có giếng nước ngọt. Trên đảo có các loại cây: mù u, bàng, nhiều cây leo chằng chịt. Quanh đảo có nhiều bãi đá ngầm và rong biển. 
Đảo Thị Tứ - Philipin chiếm đóng của Việt Nam

3. Nhóm đảo Loại Ta nằm ở phía đông nhóm đảo Thị Tứ, gồm đảo Loại Ta và cồn san hô Lan Can [hay An Nhơn] đá An Lão, bãi Đường, bãi An Nhơn Bắc, bãi Loại Ta Bắc, bãi Loại Ta Nam, đảo Dừa và đá Cá Nhám. Đảo hình tròn, đường kính 300 m, cao khoảng 2 m, trên đảo có nhiều cây lớn. Vòng quanh đảo có nhiều bãi cát trắng tạo nên phong cảnh đẹp, có giếng nước ngọt nhưng rất ít nước.


4. Nhóm đảo Nam Yết nằm ở phía nam nhóm đảo Loại Ta, gồm đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca, đảo Ba Bình, bãi Bàn Than, đá Núi Thị, đá Én Đất, đá Lạc, đá Gaven, đá Lớn, đá Nhỏ, đá Đền Cây Cỏ. Nam Yết là hòn đảo cao nhất của quần đảo, lớn thứ hai sau đảo Ba Bình, ở phía Nam của nhóm đảo, hình chữ C, dài khoảng 700 m, rộng 250 m, cao khoảng gần 5m. Trên đảo có nhiều loại cây và nhiều giống cây cỏ có gai vùng nhiệt đới. Quanh đảo có vòng san hô và bãi đá ngầm. Đảo Sơn Ca có hình giống chữ C, dài 391 m, rộng 156 m, cao 3 m. Đảo Ba Bình được xem là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thấp hơn đảo Nam Yết một chút. Nhìn chung nhóm đảo này có điều kiện sinh hoạt tốt. Phía Tây Nam nhóm Nam Yết có đá Chữ Thập, đây là chỗ cao nhất của một bãi cạn dài 25 km, rộng tối đa 6 km. 

Đảo Sơn Ca - Trường Sa, Việt nam


Đảo Nam Yết, Trường Sa, Việt Nam

5. Nhóm đảo Sinh Tồn nằm ở phía nam nhóm đảo Nam Yết, gồm đảo Sinh Tồn và đá Sinh Tồn Đông, đá Nhạn Gia, đá Bình Khê, đá Ken Nan, đá Tư Nghĩa, đá Bãi Khung, đá Đức Hòa, đá Ba Đầu, đá An Bình, đá Bia, đá Văn Nguyên, đá Phúc Sỹ, đá Len Đao, đá Gạc Ma, đá Cô Lin, đá Nghĩa Hành, đá Tam Trung, đá Sơn Hà.



Đảo Sinh Tồn

Đảo Cô Lin

6.  Nhóm đảo Trường Sa nằm ở phía nam và tây nam của cụm Sinh Tồn, trải dài theo chiều ngang, gồm đảo Đá Lát, Trường Sa, đảo Đá Đông đảo Trường Sa Đông, đảo Phan Vinh [Hòn Sập] và đá Châu Viên, đá Tốc Tan, đá Núi Le, đá Tiên Nữ. Đảo lớn nhất là đảo Trường Sa, có dạng hình tam giác cân mà đáy hơi chệch về phía bắc. Nhóm đảo không có cây lớn, nhiều nhất là nam sâm, có dược tính, các loại rau sam, muống biển. Có loại chim hải âu trắng, sơn ca, chim én. Có giếng nước ngọt, song lại có mùi tanh của san hô. 





Đảo Trường Sa lớn

7. Nhóm đảo An Bang nằm phía nam nhóm đảo Trường Sa, gồm có đảo An Bang, bãi Đất, bãi Đinh, bãi Vũng Mây, bãi Thuyền Chài, bãi Trăng Khuyết, bãi Kiệu Ngựa, và đá Ba Kè, đá Hà Tần, đá Tân Châu, đá Lục Giang, đá Long Hải, đá Công Đo, đá Kỳ Vân, đá Hoa Lau. An Bang là đảo duy nhất giống như một cái túi, đáy nằm ở phía đông và miệng thắt lại ở phía tây. Đảo tương đối nhỏ và dài, chỉ rộng 20 m lúc nước ròng.



Đảo An Bang

8. Nhóm đảo Bình Nguyên nằm ở phía đông gồm đảo Bình Nguyên, đảo Vĩnh Viễn, đá Hoa, đá Đích-kin-xơn, đá Đin, đá Hàn Sơn, đá Pét, đá Vành Khăn, cồn san hô Giắc-xơn, bãi Cỏ Mây, bãi cạn Suối Ngà, đá Bốc Xan, bãi cạn Sa Bin, đá Hợp Kim, đá Ba Cờ, đá Khúc Giác, đá Bá, đá Giò Gà, đá Chà Và, bãi Mỏ Vịt, bãi cạn Nam, bãi Nâu, bãi Rạch Vang, bãi Rạch Lấp, bãi Na Khoai. Đảo Vĩnh Viễn dài chừng 580 m, cao khoảng 2 m. Đảo Bình Nguyên thấp hơn, hẹp bề ngang.

Với diện tích rộng, độ sâu lý tưởng, vị trí chiến lược hiểm yếu và nguồn tài nguyên phong phú, Biển Đông có giá trị hết sức to lớn về mặt quân sự.

Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa xem tại đây >>>


​Vị trí quan trọng về giao thông hàng hải và quốc phòng của Hoàng Sa, Trường Sa Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm án ngữ giữa Biển Đông, là một vùng biển có ý nghĩa địa chính trị vô cùng quan trọng, là một trong những nơi có tuyến đường biển nhộn nhịp và quan trọng nhất thế giới, với ít nhất tổng khối lượng hàng hóa giao thương đường biển quốc tế. Là điểm nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, vùng biển này là trung tâm của khu vực Đông Nam Á và các hoạt động hàng hải kết nối giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á, Bắc Ám ra Thái Bình Dương, các lục địa Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi và châu Âu. Phần lớn hoạt động thương mại toàn cầu [khoảng 90% khối lượng] qua vận chuyển bằng đường biển. Trong đó, eo biển Malacca giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì nó cung cấp các tuyến đường ngắn nhất giữa Ấn Độ Dương và biển Đông Nam Á. "Biển Đông là tuyến đường trọng yếu cho nguồn cung cấp năng lượng từ biển đến từ Trung Đông, châu Phi, châu Đại Dương và Đông Nam Á tới các nền kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu ở Đông Bắc Á. Dầu khí là một mặt hàng thiết yếu và mang tính chiến lược, khiến cho Biển Đông trở nên quan trọng đối với cả an ninh hàng hải và an ninh năng lượng.

Theo tính toán của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ [EIA], 70-80% năng lượng đầu khí nhập khẩu cho các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, gần một phần ba thương mại toàn cầu về dầu thô và hơn một nửa thương mại thế giới về khí hóa lỏng tự nhiên trung chuyển qua Biển Đông ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Với diện tích rộng, độ sâu lý tưởng, vị trí chiến lược hiểm yếu và nguồn tài nguyên phong phú, Biển Đông có giá trị hết sức to lớn về mặt quân sự. Do nằm án ngữ giữa Biển Đông, nên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam có vị trí quan trọng về giao thông hàng hải và quốc phòng. Từ hai quần đảo này có thể kiểm soát việc đi lại của nhiều loại loại tàu của các nước. Bởi tàu bè đi lại giữa nhiều nước châu Á hoặc đi từ châu Âu sang châu Á đều đi ngang qua hai quần đảo này.

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng là nơi dừng chân, trú bão của nhiều tàu bè trên thế giới thông thương theo đường hàng hải mỗi khi gặp bão tố. từ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể kiểm soát vùng biển, vùng trời; cung cấp thông tin về tình hình gió, bão, thủy văn cho Việt Nam và các nước thuộc vùng Đông Nam châu Á thông qua đài khí tượng vô tuyến điện báo; kiểm tra và hỗ trợ các hoạt động của tàu thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng.

Nhận thức được tầm quan trọng về vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên phong phú cho phát triển kinh tế ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, từ xa xưa các thế hệ người Việt Nam đến đây khai phá, sinh sống và xem hai quần đảo này là một nhân tố đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Bằng chứng là việc dựng bia xác lập chủ quyền, đưa các loại thảo mộc từ đất liền ra trồng trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đo đạc vẽ bản đồ xác định vị trí địa lý, thành lập những đội quân ra khai thác trên các quần đảo này của các triều đại phong kiến Việt Nam".


Chương trình thăm và tặng quà cho các cán bộ chiến sĩ đang công tác tại Đảo Trường Sa
Trân trọng kính mời quý Anh/ Chị lãnh đạo cơ quan đăng ký tham dự chương trình hành trình "HƯỚNG VỀ BIỂN ĐẢO TỔ QUỐC THÂN YÊU"
Thăm và tặng quà cho cán bộ chiến sỹ đang công tác tại Đảo TrườngSa.
Lịch trình 11 Ngày khởi hành từ Hà Nội bằng máy bay đi Nha Trang [Khánh Hòa]
Thời gian diễn ra: Liên hệ trực tiếp để cập nhật kế hoạch
Chi tiết kinh phí và lịch trình xin liên hệ: Xem chương trình tại đây >>
YOUR VACATION TRAVEL 
 Hotline /Zalo:+84912943936
WhatsApp/Viber:+8494739597

 Email:

Video liên quan

Chủ Đề