Quan điểm của đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xhcn

Tư tưởng về “thần linh pháp quyền” của Nguyễn Ái Quốc trong bản yêu sách gửi Hội nghị Véc-xây được hiểu như nội dung có tính chất khởi đầu cho quan điểm về một nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Tư tưởng ấy được Hồ Chí Minh phát triển trên cơ sở chỉ đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cho ra đời Nhà nước, Chính phủ theo thể chế cộng hòa dân chủ, Quốc hội và Hiến pháp mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, khái niệm “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” mãi đến Đại hội VII mới được khái quát và ghi trong các nghị quyết của Đảng ta. Từ Đại hội VII đến nay, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam luôn được Đảng ta quan tâm, chú trọng hoàn thiện, bổ sung về mặt lý luận và từng bước được hiện thực hóa trong thực tiễn xây dựng đất nước. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được bổ sung, phát triển, hoàn thiện và được diễn đạt khá rõ ràng so với các kỳ đại hội trước. Xuyên suốt thời kỳ đổi mới, tư tưởng của Đảng về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhất quán và tuân thủ như một nguyên tắc, tính quy luật của quá trình phát triển đất nước. Khi tiếp cận quan điểm về Nhà nước pháp quyềnXHCNViệt Nam trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng là hướng tới làm rõ bản chất cách mạng, khoa học và những bổ sung, phát triển mới, đồng thời phải cụ thể hóa vào giáo dục, tuyên truyền để nó thâm nhập sâu rộng vào đời sống tinh thần, hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân.

Trước hết, cần nhận thức đầy đủnhững nội dung thuộc bản chất khoa học, cách mạng các quan điểm về Nhà nước pháp quyềnXHCNViệt Nam trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.Tư tưởng về Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị và là lực lượng lãnh đạo Nhà nước luôn nhất quán, được thực hiện một cách trung thành, xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta. Tư tưởng ấy trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng là sự tiếp nối, đồng thời được bổ sung, phát triển mới phù hợp với thực tiễn đất nước và quốc tế hiện nay. Nghị quyết Đại hội XII chỉ rõ: “Quan điểm và thể chế về Nhà nước pháp quyềnXHCNđược bổ sung, hoàn thiện một bước quan trọng và cơ bản”. Khái quát trên tiếp tục khẳng định một nguyên tắc về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyềnXHCNViệt Nam, đồng thời thể hiện sâu sắc nhất bản chất cách mạng, khoa học của quan điểm này. Nó phản ánh đúng thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyềnXHCNViệt Nam đã có những chuyển biến tích cực và mạnh mẽ.

Quan điểm về Nhà nước pháp quyềnXHCNViệt Nam trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đối lập với quan điểm của các học giả tư sản ở mặt bản chất giai cấp. Nhà nước pháp quyềnXHCNở Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, phù hợp với lịch sử, truyền thống dân tộc cũng như thực trạng, đặc điểm đất nước ta hiện nay. Tinh thần ấy biểu hiện tập trung ở quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước; nền tảng xã hội của Nhà nước là nhân dân, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức. Điều đó được Nghị quyết Đại hội XII khẳng định: “Nước Cộng hòaXHCNViệt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Còn nhà nước pháp quyền tư sản mang bản chất giai cấp tư sản, quyền lực tập trung vào tay giai cấp tư sản. Ở phương diện đặc trưng quyền lực nhà nước thì trong nhà nước pháp quyền tư sản thực hiện quyền lực thống nhất trong tay giai cấp tư sản và hoạt động theo cơ chế “tam quyền phân lập”. "Tam quyền phân lập" chỉ là thực hiện chức năng kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan thuộc nhà nước để tập trung quyền lực vào tay giai cấp tư sản một cách hiệu quả nhất. Vì thế, "tam quyền phân lập" không có giá trị đối với nhà nước thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân làm chủ như ở nước ta. Quan điểm trong Nghị quyết Đại hội XII cũng thể hiện ở hai mặt, quyền lực và cơ chế hoạt động giữa các cơ quan thể hiện quyền lực, nhưng đối lập hoàn toàn về bản chất giai cấp với "tam quyền phân lập" trong nhà nước pháp quyền tư sản. Nghị quyết Đại hội XII chỉ rõ: “… quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Quyền lực thống nhất và sự phân công, phối hợp, kiểm soát lẫn nhau trong Nhà nước pháp quyềnXHCNViệt Nam cùng chung mục đích thực hiện: Quyền lực thuộc về nhân dân. Sự phân công, phối hợp, kiểm soát lẫn nhau trong Nhà nước pháp quyềnXHCNViệt Nam là tạo điều kiện nhằm phát huy vai trò, chức năng của mỗi cơ quan để thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân chứ không phải phân chia quyền lực. Còn "tam quyền phân lập" trong nhà nước tư sản chỉ là kiểm soát sự phân chia quyền lực giữa các phe nhóm, đảng phái có địa vị, lợi ích gắn với nhà nước của giai cấp tư sản. Tinh thần về: Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân…; quyền lực nhà nước là thống nhất... là những đặc trưng cơ bản thuộc bản chất Nhà nước pháp quyềnXHCNViệt Nam. Quan điểm này được hiến định trong Hiến pháp năm 2013. Với sự hiến định trong Hiến pháp, cho thấy quan điểm về bản chất Nhà nước pháp quyềnXHCNViệt Nam vừa thể hiện được sự bổ sung, phát triển mới, vừa nâng tầm cao về tính pháp lý của quan điểm này.

Nội dung Nhà nước pháp quyềnXHCNViệt Nam có tính toàn diện, đồng bộ trên tất cả các mặt, các phương diện, bảo đảm tính hệ thống và cho phép hoạt động đúng nguyên tắc pháp quyền; trong đó tập trung nhất ở vấn đề lập pháp, hành pháp, tư pháp. Về thể chế, chức năng, nhiệm vụ… của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội XII chỉ rõ: “… hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức… theo quy định của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng các đòi hỏi của Nhà nước pháp quyềnXHCNtrong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướngXHCNvà hội nhập quốc tế”. Tinh thần trên được cụ thể hóa trở thành chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước, như: Đối với Quốc hội, Nghị quyết Đại hội XII xác định: “… thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất…”. Về Chính phủ là: “… cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”. Về tư pháp là: “… nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại”. Với các nội dung ấy đã thể hiện đầy đủ quan điểm về một Nhà nước pháp quyềnXHCNViệt Nam. Nội dung về: “Nhà nước pháp quyền trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" được nêu trong Nghị quyết Đại hội XIIlà một điểm mới, một đặc trưng cơ bản được khái quát mang tính đặc thù hiện nay. Với sự bổ sung mới, hoàn thiện ấy đã phản ánh đúng điều kiện, hoàn cảnh hiện nay, đồng thời cũng cho thấy yêu cầu cao về trình độ phát triển ở tất cả các mặt, các nội dung thuộc nhà nước pháp quyền; trong đó nổi bật nhất là tư tưởng về “nguyên tắc pháp quyền”. Đây là lần đầu tiên trong nghị quyết “nguyên tắc pháp quyền” được khái quát. Nó như một điểm nhấn, nội dung mới, sự khái quát hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay, thể hiện sự phát triển tư duy đổi mới của Đảng về Nhà nước pháp quyềnXHCNViệt Nam ở trình độ cao. Ở đó, không chỉ thể hiện rõ quan điểm về các cơ quan trong bộ máy, mà bao hàm cả sự hoàn thiện cơ chế vận hành, nguyên tắc tổ chức, hoạt động của nhà nước. Nghị quyết Đại hội XII khẳng định: “Trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phải thực hiện dân chủ, tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền…”,“… coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội”, cho nên càng làm rõ hơn bản chất giai cấp, đặc trưng dân tộc và sự ưu việt, trình độ văn minh của Nhà nước ta trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

Những vấn đề cơ bản về xây dựng Nhà nước pháp quyềnXHCNViệt Nam trong Nghị quyết Đại hội XII có tính toàn diện, trong tính chỉnh thể thống nhất rất cao.Trong đó, những nội dung quan trọng nhất nổi lên là: “Tiếp tục quán triệt và xử lý tốt các quan hệ lớn… giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ…”; “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyềnXHCNdo Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị”; “Tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phải thực hiện dân chủ, tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền…”; “Hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành…”; “Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm ra, giám sát quyền lực nhà nước. Quản lý đất nước theo pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội”... Đây là những nội dung có tính đặc trưng cơ bản; nguyên tắc bao trùm nhất trong xây dựng Nhà nước pháp quyềnXHCNViệt Nam hiện nay. Đặc biệt, quan điểm về: “tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền”; xây dựng Nhà nước pháp quyền mang đặc trưng, sự phù hợp với: “... điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướngXHCNvà hội nhập quốc tế”; “Quản lý đất nước theo pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội”... là những điểm mới và rất quan trọng.

Nhận thức đúng bản chất vấn đề, thấy rõ tính cách mạng, khoa học về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, trong quá trình thực hiện phải luôn quán triệt tinh thần đấu tranh khắc phục những hạn chế và sự chống phá của các thế lực thù địch. Những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại và sự chống phá của các thế lực thù địch luôn "đồng hành" cùng nhau trong chuỗi quá trình thực hiện mục tiêu của các thế lực thù địch là từ “diễn biến” đến “tự diễn biến” và đến “tự chuyển hóa”... Các thế lực thù địch với nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi, ở nhiều mặt, nổi bật nhất là chống phá quan điểm về quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyềnXHCNViệt Nam; phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước; phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ... hòng làm lạc hướng nhận thức trong xã hội.

Hệ thống quan điểm của Đảng ta về Nhà nước pháp quyềnXHCNViệt Nam thể hiện rõ tính quy luật phát triển tư duy của Đảng, đồng thời cũng phản ánh lộ trình xây dựng Nhà nước pháp quyềnXHCNViệt Nam trong nhiệm kỳ Đại hội XII với những thuận lợi và khó khăn cụ thể. Với bản chất cách mạng và khoa học của các quan điểm trên là cơ sở để củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, về bản chất tốt đẹp và sự vững mạnh của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Đại tá, TSNGUYỄN VĂN THANH -Phó chủ nhiệm Khoa Triết học Mác - Lê-nin, Học viện Chính trị.

Video liên quan

Chủ Đề