Quy cách mốc đường chuyền cấp 1

hoangocha99x2b nói:
Trong dự toán khảo sát có 2 hạng mục công việc này: "Đo lưới khống chế mặt bằng đường chuyền cấp II, địa hình cấp II" và "Đo lưới khống chế độ cao thủy chuẩn kỹ thuật", em không hiểu công việc đó là thế nào, và để làm gì? Cách tính số điểm trong đo lưới khống chế mặt bằng và tính số km trong đo lưới khống chế độ cao thủy chuẩn ra sao?
Các bác giúp em với, em mới vào nghề nên còn non tay lắm!
Click to expand...
Mục đích:
Đo lưới khống chế mặt bằng, đường chuyền cấp 2: để xác định hướng tuyến
Đo lưới thuỷ chuẩn kỹ thuật: để các định các điểm cao độ và vẽ bình đồ
Các công việc này: do các tổ đội khảo sát thực hiện
Căn cứ: Đề cương khảo sát thiết kế đã được lập tuỳ thuộc vào từng công trình và được chủ đầu tư phê duyệt
Theo QT263:2000: khoảng cách giữa các điểm đường chuyền là 80 - 350m/ điểm, trung bình tính 250m/ điểm tức 4 điểm/km
Thuỷ chuẩn kỹ thuật đo theo lưới đường chuyền 2, thường lấy bằng chiều dài tuyến [km] x hệ số 1.2
Bạn xem hộ mình cái này với
CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIÚP ĐỠ TRONG CÔNG TÁC LẬP NV, PA KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH
Sau một thời gian có điều kiện tiếp xúc với công tác đo đạc bản đồ địa hình, tôi nhận thấy mình có rất nhiều điều cần tìm hiểu rõ. Bao gồm:

1. Thế nào là điểm độ cao hạng I, II, III, IV của nhà nước? Điểm độ cao hạng IV có thể nối từ độ cao hạng một, nói một cách khác là xác định ngay từ điểm độ cao hạng I đuợc không?
2. Điểm tam giác là gì? Tam giác có mấy hạng? Điểm tam giác hạng IV và lưới tam giác hạng IV nghĩa là gì? Xác định các điểm này dựa vào cái gì?
3. Điểm đường chuyền cấpI, cấp II, cấp III, IV thì có cần thiết phải nối liền với nhau tạo thành lưới không?
4. Thế nào là :
Ø Thành lập lưới khống chế mặt bằng tam giác hạng IV, sử dụng công nghệ đo GPS, địa hình cấp III ?
Ø Thành lập lưới khống chế mặt bằng đường chuyền cấp 1, địa hình cấp III ?
Ø Thành lập lưới khống chế mặt bằng đường chuyền cấp 2, địa hình cấp III
Ø Thành lập lưới khống chế độ cao thuỷ chuẩn hạng IV, địa hình cấp II ?
Ø Thành lập lưới khống chế độ cao thuỷ chuẩn kỹ thuật, địa hình cấp III ?
Ø Địa hình cấp I, II, III ?
5. Căn cứ lựa chọn số điểm của câu hỏi 4 theo diện tích khu vực. ví dụ: 5ha thì lựa chọn ntn? 50ha thì như thế nào? 500ha thì bao nhiêu điểm và như thế nào ? 1000ha thì?
6. Khi nào thì dùng cả các mục câu hỏi 4. tức là thành lập hết các phần đấy. Khi nào thì mình chỉ sử dụng lưới cấp II, hoặc cấp I mà không cần điểm GPS
7. Bản đồ tỷ lệ 1/2000, 1/500 nên lựa chọn các thành phần câu 4 thế nào?
Người lập
Ricardo Kaka
[]

Rất mong sự giúp đỡ của quý vị hoặc người quen của quý vị biết những vấn đề đó. Xin chân thành cảm ơn!
1. Thế nào là điểm độ cao hạng I, II, III, IV của nhà nước? Điểm độ cao hạng IV có thể nối từ độ cao hạng một, nói một cách khác là xác định ngay từ điểm độ cao hạng I đuợc không?
Trả lời:
- Mỗi nước có một hệ độ cao Quốc Gia,
- Ở Việt nam, hệ độ cao quốc gia là hệ độ cao được sử dụng thống nhất trong toàn quốc [có điểm gốc độ cao tại Đồ Sơn, Hải Phòng] được đo theo phương pháp đo cao hình học, là cơ sở để xác định độ cao phục vụ cho nhu cầu phát triển KTXH, Quốc phòng và nghiên cứu khoa học ở VN.
- Lưới tọa độ quốc gia được xây dựng theo trình tự từ hạng I đến hạng IV
- Lưới hạng I, II QG là cơ sở để phát triển và khống chế các lưới độ cao hạng III, IV
- Lưới độ cao hạng I: gồm những đường hạng I nối với nhau; Lưới độ cao hạng II: gồm những đường hạng II nối với nhau hoặc đường hạng I và hạng II nối với nhau tạo thành vòng tròn khép.
- Lưới độ cao hạng III, IV được phát triển từ mốc hạng I và II, và được thiết kế thành đường tròn đơn hoặc thành đường tròn khép kín.
- Như vậy, lưới độ cao hạng IV có thể nối được từ lưới độ cao hạng I, II. tuy nhiên phải đo sao cho đảm bảo sai số khép nằm trong phạm vi cho phép.
2. Điểm tam giác là gì? Tam giác có mấy hạng? Điểm tam giác hạng IV và lưới tam giác hạng IV nghĩa là gì? Xác định các điểm này dựa vào cái gì?
Trả lời:
Trong quy phạm không có khái niệm điểm tam giác, mà chỉ có điểm tọa độ vẽ hình tam giác đều có cạnh 2mm [ký hiệu của mốc độ cao trên sơ đồ]
Lưới tam giác là lưới gồm 3 điểm tạo thành một tam giác.
3. Điểm đường chuyền cấp I, cấp II, cấp III, IV thì có cần thiết phải nối liền với nhau tạo thành lưới không?
Trả lời:
Lưới tọa độ quốc gia: là lưới khống chế tọa độ cơ bản, thống nhất trong toàn quốc, phục vụ cho các nghiên cứu khoa học, đo vẽ bản đồ địa hình, bản đồ địa chình, thành lập cơ sở dữ liệu địa lý và các loại bản đồ chuyên đề khác
Lưới tọa độ quốc gia bao gồm: lưới tọa độ cấp 0, lưới tọa độ hạng I, II, III khác nhau về độ chính xác, mật độ phân bố điểm, m,ục đích sử dụng, phương pháp xây dựng và trình tự phát triển của lưới.
Lưới tọa độ cấp 0: là lưới có độ chính xác cao nhất phân bố với mật độ khoảng 10.000km2 - 15.000km2/ điểm với khoảng cách trung bình giữa các điểm 100km-150km.
Lưới toạ độ hạng II: là lưới tọa độ tăng độ dày trung gian làm cơ sở phát triển lưới tọa độ hạng III được phân bố với mật độ khoảng 700km2 - 1000km2/ điểm với khoảng cách trugn bình giữa các điểm 25km-30km
Lưới tọa độ hạng III là lưới tọa độ làm cơ sở để phát triển các lưới khống chế đo vẽ được phân bố với mật độ khoảng 5km2 - 15km2/ điểm với khu vực đồng bằng và 25km2-50km2/ điểm đối với khu vực miền núi, k/c trung bình giữa các điểm trong lưới tọa độ hạng III là 2-4km đối với khu vực đồng bằng và 5-7km đối với khu vực miền núi
Trả lời câu hỏi của bạn: tùy thuộc vào mục đích sử dụng, có thể sử dụng lưới khống chế tọa độ hoặc 1 điểm thuộc lưới khống chế cấp cao hơn.
Ví dụ để xây dựng tuyến đường, người ta phải xây dựng lưới tọa độ hạng IV dọc theo tuyến đường:
Để móc nối toạ độ, cao độ tuyến với hệ thống toạ độ, cao độ Quốc gia. Để phục vụ đo vẽ thống nhất trên toàn tuyến và công trình trên tuyến cần tiến hành thành lập hệ thống toạ độ, cao độ hạng IV.
- Lưới khống chế mặt bằng hạng IV được thành lập bằng công nghệ GPS, với các máy thu tín hiệu vệ tinh, phần mềm của máy và các thiết bị đồng bộ kèm theo; Trong quá trình đo phải chú ý số lượng vệ tinh quan trắc, yêu cầu > 4; Sử dụng hệ toạ độ Quốc gia VN-2000, kinh tuyến trục 104ơ-45, múi chiếu 30 cho toàn dự án.
- Tiến hành đo nối vào điểm toạ độ Nhà nước từ hạng III trở lên để tạo thành vòng đo độc lập mạng lưới GPS. Số điểm đo nối không nhỏ hơn 3 mốc; Đồ hình trong từng vòng đo yêu cầu khoảng 20 km [không nên lớn hơn 10 cạnh]; thời gian đo 60-90' cho một ca đo; Chiều dài cạnh ngắn nhất giữa 2 điểm lân cận trong ca đồ hình đo không nhỏ hơn 1/3 chiều dài cạnh trung bình và không lớn hơn 3 lần chiều dài cạnh trung bình.
4. Thế nào là :
Thành lập lưới khống chế mặt bằng tam giác hạng IV, sử dụng công nghệ đo GPS, địa hình cấp III ?
Thành lập lưới khống chế mặt bằng đường chuyền cấp 1, địa hình cấp III ?
Thành lập lưới khống chế mặt bằng đường chuyền cấp 2, địa hình cấp III
Thành lập lưới khống chế độ cao thuỷ chuẩn hạng IV, địa hình cấp II ?
Thành lập lưới khống chế độ cao thuỷ chuẩn kỹ thuật, địa hình cấp III ?
Địa hình cấp I, II, III ?
Trả lời:
- Các khái niệm về lưới khống chế mặt bằng bạn tham khảo theo: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới tọa độ, cao độ, trong đó có nêu rõ việc xây dựng, thành lập các lưới khống chế mặt bằng [tọa độ] và độ cao.
- Phân cấp địa hình: bạn xem trong phụ lục của Văn bản 1779:
+ Phụ lục 1: Bảng phân cấp địa hình cho công tác khống chế mặt bằng
+ Phụ lục 2: Bảng phân cấp địa hình cho công tác khống chế độ cao
Câu 5,6,7: Bạn nghiên cứu các quy trình quy phạm, 1 số đề cương khảo sát thiết kế công trình sẽ tìm ra được lời giải cho các câu hỏi này.
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, làm việc để thực hiện và tất cả các công việc này đều phải được phê duyệt đề cương trước khi triển khai thực hiện.
Chúc bạn vui

Video liên quan

Chủ Đề