Quyết định 48 và 15 khác nhau như thế nào năm 2024

+ Theo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017: bao gồm DN siêu nhỏ: lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ:

  1. Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
  2. Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

+ Theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP thay thế 56/2009/NĐ-CP: định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa:

1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng,

a/ Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Theo nghị định 56/2009/NĐ-CP

Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: + Vốn: 300 người

Xét về khía cạnh dấu hiệu nhận biết như trên, không hoàn toàn chính xác và phản ánh quy mộ doanh nghiệp lớn hay nhỏ, tuy nhiên nó cũng được xem như là cái mốc để người làm kế toán có sự phân biệt một cách khái quát và tổng thể hơn.

2. Phạm vi áp dụng của QĐ48 và QĐ15

  1. QĐ 48: Tất cả các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần KT [Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, cty tư nhân, HTX cũng được áp dụng]

Quyết định 48 KHÔNG áp dụng cho: Cty mẹ con, công ty TNHH nhà nước 1 thành viên, CTY CP có niêm yết CK, HTX nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng. Nếu DN có quy mô nhỏ và vừa là cty con sẽ thực hiện chế độ kế toán theo quy định của cty mẹ. Nếu Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như : Điện Lực, dầu khí, bảo hiểm, CK… được áp dụng chế đố kế toán đặc thù.

  1. QĐ 15: để đơn giản chúng ta có thể hiểu QĐ 15 áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp.

Tóm lại: như vậy doanh nghiệp vừa và nhỏ, được quyền chọn cho mình chế độ kế toán để thực hiện, hoặc QĐ48 hoặc QĐ 15.

3. Hệ thống tài khoản và cơ sở hình thành

  1. Cơ sở – QĐ48: Dựa trên nền tảng QĐ144, đơn giản hóa, và bổ sung 1 số giống QĐ15 để khi doanh nghiệp có hướng phát triển trong tương lai sẽ chuyển từ QĐ48 thành QĐ15 được dễ dàng.

– QĐ 15: Chủ yếu dựa trên các chuẩn mực, và nền tảng của nó là QĐ1141. Đây là 1 bước đột phá để hội nhập với thế giới và IAS.

  1. hệ thống tài khoản sử dụng:

QĐ48 chủ yếu đơn giản hóa các tài khoản, các nghiệp vụ do vậy QĐ48 gôm những tài khoản cái của QĐ15 thành tài khoản chi tiết của mình.

Chủ Đề