R25 chạy được bao nhiêu km

Yamaha R25 nhập được rất nhiều biker săn đón. Trong đó giá xe Yamaha R25 abs tại Việt Nam là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Dưới đây là bảng giá và những nhận xét đánh giá về chiếc YZF R25.

Xem nhanh

Bảng giá xe Yamaha R25 abs tại Việt Nam mới nhất

Yamaha R25 2016 giá 230 triệu đồng

Yamaha R25 là mẫu xe côn tay thể thao được sản xuất tại Malaysia. Ngoại hình bên ngoài được thiết kế mang đậm phong cách thể thao. Phiên bản 2016 không còn sản xuất màu đỏ như các đời trước đó mà chỉ có màu xanh GP truyền thống và bổ sung thêm màu ghi xám.

Yamaha R25 2016 được bán tại Malaysia với giá 20.630 ringgit [khoảng 118 triệu đồng]. Giá xe Yamaha R25 tại việt nam khoảng 230 triệu đồng tại các showroom tư nhân.

Yamaha R25 2017 giá 230 triệu đồng

Yamaha R25 giá bao nhiêu tại Việt Nam? Phiên bản 2017 có giá bán không đổi, vẫn giữ nguyên giá là 20.630 ringgit tại thị trường Malaysia. Giá bán tại các cơ sở kinh doanh xe nhập vẫn xấp xỉ ở mức 230 triệu đồng.

Các tính năng khác vẫn duy trì như thế hệ trước là khối động cơ xi-lanh đôi, làm mát bằng chất lỏng, dung tích 249cc. Sử dụng hộp số 6 cấp. Công suất tối đa 35,5 mã lực tại 12.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 22.6 Nm tại 10.000 vòng/phút. 

Yamaha R25 2019 giá 220 triệu VNĐ

Yamaha R25 thế hệ 2019 mới có sự thay đổi về màu sắc và bộ tem xe rất rõ rệt. Về tổng thể, có thể thấy R25 2019 có ngoại hình giống với đàn anh R3, chỉ khác về khối động cơ và bộ tem.

R25 2019 có 3 màu sơn là xanh, đỏ và đen. Tại thị trường Malaysia, Yamaha R25 giá bao nhiêu? Giá Yamaha R25 phiên bản 2019 được Hong Leong Yamaha Motor công bố là 19.998 RM, tương đương 114 triệu đồng tiền Việt. Còn giá tại các cửa hàng bán lẻ ở Việt Nam dao động ở mức 220-225 triệu.

Đánh giá R25 Yamaha nhập có nên mua không?

Yamaha R25 nhập là chiếc sportbike có thiết kế được lấy cảm hứng từ chiếc xe đua M1 của đội Yamaha GP. Thiết kế tổng thể gọn gàng, đuôi xe vuốt nhọn. Đầu xe được trang bị kính chăn gió nhỏ, đèn định vị đặt ngay bên dưới. Cụm đèn pha đôi thiết kế góc cạnh, hầm hố. Cụm đèn này chỉ sáng khi bật chế độ chiếu xa, ở chế độ cos thì chỉ có đèn bên trái sáng.

Khung có kết cấu kiểu kim cương, tỷ lệ phân bổ trọng lượng trước sau 50:50 mang lại khả năng vận hành ổn định cho xe. Kích thước xe dài 2090mm, rộng 720mm, cao 1135mm. Chiều cao yên 780mm. Chiều dài trục cơ sở của xe ở mức 1380mm. Khoảng sáng gầm xe 160mm.

Xe moto Yamaha R25 sử dụng động cơ 4 thì, cam đôi DOHC. 8 van, xi-lanh đôi, làm mát bằng dung dịch. Dung tích xi lanh 249 phân khối. Hộp số 6 cấp. Động cơ cho công suất tối đa 36 mã lực tại dải tua máy 12.000 rpm. Momen xoắn cực đại 22,6 Nm tại dải tua máy 10.000 rpm.

Về những trang bị đảm bảo an toàn thì R25 sử dụng phanh đĩa thủy lực 2 pít-tông với đĩa phanh đường kính 298 mm ở phía trước. Phanh sau là phanh đĩa thủy lực 1 pít-tông, đĩa phanh đường kính 220 mm. R25 không được trang bị chống bó cứng phanh ABS. Phuộc trước dạng ống lồng thủy lực, giảm xóc giữa monoshock. Vành hợp kim đúc 17 inch. Kích thước lốp trước 110/70-17 và lốp sau 140/70-17. 

Có nên mua Yamaha R25? Theo đánh giá từ phía người dùng, R25 có khả năng vận hành rất tốt cả trên đường phố và trên xa lộ. Xe có khả năng thích nghi với nhiều cung đường, nhiều điều kiện di chuyển khác nhau. Bởi vậy với những người mới nhập môn thì đây là chiếc xe rất đáng mua.

Bài viết đã đưa ra những thông tin về giá xe Yamaha R25 abs tại Việt Nam và những đánh giá khách quan về Yamaha R25 nhập. Hy vọng rằng chúng có ích và giúp bạn đọc phần nào hiểu thêm về chiếc R25.

Yamaha R25, chiếc sportbike cỡ trung khiến cho báo giới tốn\nrất nhiều giấy mực từ đầu năm 2014 đã thực sự chinh phục được trái tim\nvà đôi tay cũng những người đam mê tốc độ tại Việt Nam.

Yamaha R25, chiếc sportbike cỡ trung khiến cho báo giới tốn rất nhiều giấy mực từ đầu năm 2014 đã thực sự chinh phục được trái tim và đôi tay cũng những người đam mê tốc độ tại Việt Nam.

Bước ra từ thế giới Moto GP

Để lí giải sức hấp dẫn của Yamaha R25, chúng ta phải nhìn lại phân khúc thị trường mà R25 hướng tới. Thực trạng thị trường trước khi chiếc Yamaha R25 ra đời có một sự phân hóa rõ rệt với tầng trên là những chiếc sportbike cỡ lớn như Yamha R6, Ducati 848 cho đến những siêu phẩm trên 1000cc như BMW S1000R hay Suzuki Hayabusa; còn phân khúc dưới chỉ có sự xuất hiện của hầu hết là những mẫu phân khối nhỏ 150cc như Yamaha R15, Honda CBR150 hay khá hơn 1 chút là CBR250-300 hay Kawasaki Ninja250-300.

Một phân khúc là những chiếc xe cực mạnh mẽ, hung hãn, còn một phân khúc lại chỉ có những chiếc xe mang dáng hình của những chiếc phân khối lớn mà vận hành như những chiếc xe phổ thông. Yamaha nhận ra rằng sự vắng mặt ở phân khúc 250-300cc sẽ là sự thiệt thòi lớn của hãng, trong khi đó những Ninja 300 hay CBR300 đều thu được thành công nhất định. Vì vậy, sự ra đời của Yamaha R25 là cần thiết để lấp đầy khoảng trống thị trường.

Yamaha R25 được biết đến đầu tiên tại triển lãm xe Tokyo Nhật Bản cuối năm 2013 với conept sportbike YZF-R25. Điểm nhấn đặc biệt của chiếc xe, đó không phải là chiếc R15 được “nhồi nhét” khối động cơ 250cc như Honda đã làm với CBR250, mà đó là chiếc sportbike được thiết kế mới hoàn toàn với cảm hứng từ mẫu M1, chiếc xe đua của đội Yamaha GP.

Như vậy, rõ ràng chúng ta có thể thấy dụng ý của Yamaha khi cho ra đời R25, đây không phải là chiếc R15 phóng to và nhét động cơ lớn, mà hãng sẽ đem đến cho người tiêu dùng một sản phẩm hoàn hảo trong phân khúc, nó sẽ mang dáng hình và những tính năng của những chiếc xe đua GP thực sự.

...đến thế giới đời thường

Với tham vọng mang chất GP ra đường phố, điều làm tôi quan tâm nhất đó là sức mạnh của khối động cơ 250cc được trang bị trên R25. Theo đó, Yamaha R25 được trang bị động cơ 4 thì, 249 phân khối, 8 van, xi-lanh đôi, làm mát bằng dung dịch, cam đôi DOHC, công suất tối đa 36 mã lực tại dải tua máy12.000 rpm và momen xoắn cực đại 22,6 Nm tại dải tua máy 10.000 rpm. Đi kèm với khối động cơ này là bình xăng 14,3 lít và hộp số 6 cấp.

So sánh với 2 đối thủ trực tiếp là Kawasaki Ninja 300 và Honda CBR300, chiếc xe thể thao của Yamaha hoàn toàn bỏ xa CBR300 khi đại diện đến từ Honda với khối động cơ 300cc chỉ có công suất cực đại 30,8 mã lực; còn với Ninja 300, mặc dù chiếc xe của Kawasaki mạnh mẽ hơn ở khối động cơ 300cc công suất cực đại 39 mã lực song xe lại nặng hơn chiếc R25 với 174kg so với 166kg. Do vậy, sự khác biệt sẽ là không nhiều.  

Yamaha luôn đem đến những sản phẩm trẻ trung mạnh mẽ như khẩu hiệu “Revs Your Heart” của hãng. Thực sự, từ cái nhìn đầu tiên, “đẹp” và “chất” là 2 từ đủ để chỉ cho chiếc sportbike này. Thiết kế tổng thể của R25 gọn gàng, đuôi xe vuốt nhọn, bộ khung có kết cấu kiểu kim cương có tỷ lệ phân bổ trọng lượng trước sau 50:50, hứa hẹn khả năng vận hành ổn định cho xe. Kích thước của xe lần lượt là dài 2.090 mm, rộng 720 mm, cao 1.135 mm, trục cơ sở của xe ở mức 1.380 mm. Khoảng sáng gầm xe cao 160 mm và chiều cao yên 780 mm, hoàn toàn phù hợp với vóc dáng nhỏ của người Việt Nam.

Phần đầu xe được trang bị kính chắn gió nhỏ, có đèn định vị ngay phía dưới kính. Cụm đèn pha đôi thiết kế “mắt cú” góc cạnh, khá hầm hố. Điểm thú vị là R25 sẽ bị “chột” khi để chế độ đèn cos, tức là chỉ sáng 1 đèn bên trái, đèn pha đôi chỉ sáng khi bật chế độ chiếu xa. Đèn xinhan trước và sau được tách rời ra khỏi tổng thể cụm đèn, điều này sẽ gây đôi chút lo ngại cho người lái khi gặp phải những tình huống va quệt thì những chiếc xinhan nhiều khả năng sẽ rời ra đầu tiên.

Yamaha R25 có bảng taplo khá đẹp mắt với cụm đồng hồ kết hợp analog và có màn hình điện tử, hiển thị vị trí số, báo nhiên liệu, thời điểm thay dầu, quãng đường đã đi, nhiệt độ máy và đồng hồ.  Các cụm chức năng chế độ đèn, xinhan, còi, đèn hazard cảnh báo xin vượt được trang bị bên tay trái, còn bên phải đó là nút khóa máy và đề.

Trang bị an toàn phía trước là phanh đĩa thủy lực 2 pít-tông với đĩa phanh đường kính 298 mm. Phanh sau của xe là loại phanh đĩa thủy lực 1 pít-tông, đĩa phanh đường kính 220 mm. Đáng tiếc là R25 không được trang bị chống bó cứng phanh ABS như Ninja 300. Phuộc trước của xe dạng ống lồng thủy lực, giảm sóc giữa monoshock. Xe sử dụng vành hợp kim đúc 17 inch đi kèm đôi lớp trước 110/70-17 và sau 140/70-17. 

Nhẹ nhàng trong phố, mạnh mẽ trên cao tốc

 Xét về ngoại hình, R25 được xem là chiếc sportbike đẹp nhất trong phân khúc, sức hấp dẫn của nó vượt trội so với vẻ hiền lành sport-city của CBR300 hay dữ dằn cổ điển của Ninja300. Tuy nhiên, để trở thành chiếc xe đáng mua nhất, Yamaha R25 không chỉ phải đẹp mà tính năng vận hành phải thực sự xuất sắc.

 Cung đường của người lái lựa chọn cho một ngày đẹp trời đó là một quãng đường hỗn hợp, bao gồm những con phố đông đúc của Hà Nội và một số đoạn ngắn của đường cao tốc. Với mục đích ra đời dành cho cả thành thị và xa lộ, người viết bài này muốn thử khả năng “phục tùng” cũng như bùng nổ của chiếc xe đến đâu.  

Ngồi lên xe, bật chìa khóa, đồng hồ điện tử trên R25 chớp nháy và quay vòng đấy phấn khích. Ấn nút khởi động, một chút hụt hẫng xâm chiếm tâm trí người lái do tiếng pô xe nổ quá êm, trái với tưởng tượng về một âm thanh giòn giã cất lên. Có lẽ, bộ tiêu chuẩn khí thải Euro 4 được áp dụng trên xe không cho phép R25 được cất cao tiếng gầm. Tuy vậy, với sức mạnh của chiếc xe, bất cứ ai yêu thích một âm thanh mạnh mẽ hơn đều có thể độ lại ống xả thay vì nguyên bản.

Bóp côn và vào số 1, tiếng cạch đặc trưng của những mẫu xe côn tay, nhả côn và nhích ga xe bắt đầu lăn bánh. Thêm một chút ga, tua máy kéo lên hơn 3500 vòng, bóp côn và gẩy nhẹ cần số, R25 lên số 2 một cách nhẹ nhàng, không một chút giật mà ngược lại cảm giác như xe được thêm một lực đẩy nhẹ từ đằng sau trôi thêm.

Len lỏi trên những con phố Hà Nội khá đông đúc với những đèn xanh đèn đỏ, những pha ùn tắc không báo trước, những khúc cua hẹp, R25 tỏ ra khá nhẹ nhàng, phản ứng linh hoạt với những lần giảm tốc, phanh đột ngột trước những pha tạt đầu bất thình lình. Phản xạ mặt đường truyền lên tay lái khá tốt và cũng dễ dàng nhận ra R25 như một con sói đang cam chịu trước hoàn cảnh và chờ được thả về những xa lộ để thể hiện mình.

Thấu hiểu được “tâm tư” đó của chiếc xe, đồng thời phải thừa nhận rằng việc chạy Yamaha R25 loanh quanh ở dải số 2-3 cũng không hề dễ chịu chút nào, người lái nhanh chóng tiến về cửa ngõ thủ đô với đích đến là những con đường cao tốc rộng, thẳng và vắng xe để thử nghiệm sức bùng nổ của xe.

Miết ga, bóp côn, gảy số đi kèm thao tác cúi người núp gió, động cơ của R25 gầm lên đầy phấn khích và chiếc xe nhanh chóng thể hiện sức mạnh, xe lao vút nhanh chóng bỏ lại hàng loạt xe máy cũng và ô tô ở đằng sau. Những lần vặn tay ga và gẩy số khá ngọt ngào, côn và số của Yamaha đều được tiếng phản hồi và phối hợp với nhau cực kì ăn ý. Sự ổn định của tay lái và bộ khung khiến xe chạy cực kì chắc chắn, không hề có chút bồng bềnh mất kiểm soát nào. Đồng hố tốc độ tăng từ 50-60-80-100-120 ổn định và nhẹ nhàng, chứng tỏ chất GP của Yamaha trang bị trên R25 khá là “đậm đặc” với sự ổn định đáng ngạc nhiên. Nhích thêm chút ga, đồng hồ chỉ tốc độ 130 km/h, tiếng gió khá lớn, người lái phải núp gió khá sâu, tay ga còn khá dư, chứng tỏ R25 còn thể hiện được nhiều hơn thế nữa. Tuy vậy, do điều kiện giao thông chưa cho phép, cũng như cung đường phía trước đã khá đông, người và xe đành giảm ga điều chỉnh về dải tốc độ phù hợp.

Dừng xe với nhiều cảm xúc hỗn độn khi R25 tạo sự hụt hẫng lúc bắt đầu, khi thì nhẹ nhàng đi trong phố, khi thì phấn khích với những cú thốc ga trên xa lộ, Yamaha R25 chứng tỏ khả năng vận hành tốt trên nhiều cung đường. Dù không thể đáp ứng tốc độ “thần sầu” như đàn anh R6 hay R1, song R25 đã thành công khi mang chất GP đến những người đam mê. Sự thành công của R25 đã được minh chứng rõ ràng ở doanh số vượt lên trên Kawasaki Ninja 300 và bỏ xa hoàn toàn Honda CBR300.

Lời kết

Rõ ràng, Yamaha R25 là một sự bổ sung đáng giá cho phân khúc, là bước đệm của những chiếc xe côn tay thông thường và những mẫu phân khối lớn thứ thiệt. Điểm yếu lớn nhất của R25 tại Việt Nam chính là xe không được phân phối chính hãng, với con đường nhập khẩu nguyện chiếc thì mức giá trên 200 triệu đồng [tham khảo tại Thưởng Motor] cũng như việc đòi hỏi phải có bằng A2 sẽ khiến nhiều người suy nghĩ. Còn nếu như những khó khăn trên không là gì với bạn, thì việc lựa chọn Yamaha R25 chính là một quyết định sáng suốt.

Chủ Đề