Rồng rắn lên mây có nghĩa là gì

Rồng rắn lên mây là một trò chơi dân gian thú vị gắn liền với bài đồng dao thân thuộc. Đây là trò chơi vận động mang đến nhiều niềm vui tiếng cười cho trẻ nhỏ. Tuy xã hội ngày càng phát triển, rất ít trẻ em biết đến trò chơi này, chỉ có thể nhìn thấy thông qua những bức tranh vẽ trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây nhưng suy cho cùng đây cũng là một nét văn hóa đặc sắc, là một ký ức đẹp trong tuổi thơ của bao thế hệ và việc gìn giữ nét văn hóa này cũng là điều cần thiết. Sau đây để ôn lại những kí ức về trò chơi Rồng rắn lên mây, mời bạn cùng chúng tôi khám phá qua bài viết sau.

Khi nhắc đến top những trò chơi dân gian hấp dẫn nhất một thời không thể không nhắc đến trò Rồng rắn lên mây.

Trò chơi này rất thường được các em nhỏ tổ chức vui chơi bởi nó mang đến nhiều ý nghĩa sâu sắc, giúp các em giải tỏa những căng thẳng sau khoảng thời gian học tập.

Trò chơi tạo nên sự ấn tượng bởi bài đồng dao cùng cách chơi thú vị khiến những đứa trẻ luôn cảm thấy vui tươi và không bị chán sau một khoảng thời gian vận động. Để hiểu rõ hơn, hãy tiếp tục cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Người chơi tham gia

Có thể chơi trò Rồng rắn lên mây với số lượng người không  giới hạn nhưng phải có ít nhất 4 người trở lên thì trò chơi mới có thể diễn ra. Một nhóm gồm 6 đến 8 người là số lượng hoàn hảo nhất cho trò chơi này.

Địa điểm tổ chức

Chỉ cần một không gian rộng rãi và bằng phẳng là bạn đã có thể tổ chức trò chơi này. Đó có thể là sân trường, sân bóng, bãi đất trống,...

Không cần dụng cụ

Trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây không cần những dụng cụ hỗ trợ khi chơi. Nếu người chơi chưa thuộc bài đồng dao thì có thể cần tờ giấy viết bài đồng dao để mọi người nhớ là được.

Để nắm được cách chơi Rồng rắn lên mây, chúng ta cần nhớ các bước chơi như sau:

Bước 1: Tìm ra ông chủ và bầy rồng rắn: Chọn ra một người chơi làm ông chủ thông qua trò oẳn tù tì hoặc tay trắng tay đen.

Người này sẽ nhận công việc chặt bầy rồng rắn. Những người còn lại trong nhóm sẽ làm bầy rồng rắn.

Trong đoàn rồng rắn sẽ có một người đứng đầu [ người này thường to lớn hơn các thành viên còn lại ] những người còn lại sẽ đứng sau người đầu kết nối với nhau bằng cách ôm hông người phía trước hoặc nắm áo sao cho giữ chặt nhất có thể.

Bước 2: Bầy rồng rắn di chuyển và hát bài đồng dao: Ông chủ sẽ đứng cố định ở một vị trí.

Vị trí đó được gọi trong trò chơi là nhà ông chủ. Bầy rồng rắn sẽ bắt đầu di chuyển vòng vèo theo người đi đầu, vừa đi vừa đọc bài đồng dao: 

Rồng rắn lên mây

Có cái cây lúc lắc

Có ông chủ ở nhà không?

Nó còn có một biến thể khác, tùy thuộc vào mỗi vùng miền:

Rồng rắn lên mây

Có cây núc nác

Có nhà hiển binh

Thầy thuốc có nhà hay không?

Khi vừa hát xong bài đồng dao cũng là lúc bầy rồng rắn đứng ngay trước mặt người làm ông chủ. Cải bầy rồng rắn lúc này đứng yên thành hàng vẫn ôm chặt nhau và chờ câu trả lời của ông chủ.

Bước 3: Ông chủ đối đáp cùng bầy rồng rắn và rượt đuổi để chặt bầy rồng rắn: Sau khi thấy bầy rồng rắn đứng im trước mình, ông chủ sẽ trả lời:

Nếu câu trả lời là không:

Không. Ông chủ đi chơi rồi! [ hoặc đi làm việc gì đó khác,... ]

Đoàn rồng rắn sẽ đáp bằng một câu để nói về việc làm của ông chủ, ví dụ như: nếu ông chủ đi chơi thì đáp là sướng quá,... sau đó đoàn rồng rắn tiếp tục vừa đi vừa đọc bài đồng dao cho đến khi ông chủ trả lời là có.

Nếu câu trả lời là có:

Ông chủ : Có nhà! đến đây làm gì?

Rồng rắn: Đi mượn con dao với cái thớt. Ông chủ: Mượn để làm gì? Rồng rắn: Để chặt cá [hoặc xúc xích]. Ông chủ: Chặt khúc nào?  Đầu của đoàn rồng rắn nói: Chặt khúc giữa [khúc cuối] Lúc đó ông chủ phải đuổi và dùng tay tách hoặc chạm cho bằng được khúc mà người đầu đoàn rồng rắn nói.

Lúc này đoàn rồng rắn cũng làm mọi cách để bảo vệ khúc đang có nguy cơ bị chặt. Người đứng đầu có thể giang tay và di chuyển để các thành viên phía sau chạy theo để không bị đứt ra khỏi đoàn.

Nếu ông chủ bắt được khúc mà bầy rồng rắn chọn thì khúc đó sẽ bị loại ra khỏi bầy. Nếu rồng bị đứt khúc, hoặc ngã thì những người này cũng sẽ bị loại khỏi bầy.

Bước 4: Loại bỏ thành viên, kết thúc trò chơi và tiếp tục ván mới: Sau khi trải qua phần rượt đuổi trên, trò chơi sẽ tiếp tục nhưng những thành viên bị loại sẽ không được chơi cùng.

Đến khi nào đoàn rồng rắn ngắn dần vì mất đi các thành viên và không thể chặt tiếp thì trò chơi kết thúc.

Ngoài ra, cũng có thể chơi theo cách đổi ông chủ. Những người bị loại sẽ oẳn tù tì hoặc tay trắng tay đen để tìm ra người làm ông chủ mới.

Trò chơi còn có những biến thể khác, cụ thể trong bước đối đáp của ông chủ và đoàn rồng rắn cũng như tên gọi nhân vật cũng có thể khác nhưng nhìn chung, cách chơi cơ bản như trên vẫn được giữ nguyên.

Trò chơi Rồng rắn lên mây mang đến nhiều ý nghĩa như:

Giúp người chơi rèn luyện sức khỏe vì đây là trò chơi vận động nhiều.

Giúp người chơi rèn luyện cách phẩm chất đạo đức như tinh thần đoàn kết, yêu thương, bảo vệ lẫn nhau.

Trò chơi mang đến nhiều niềm vui, giúp người chơi có được sự thoải mái, giải tỏa những căng thẳng khi học tập.

Tạo cơ hội gắn kết bạn bè với nhau.

Rèn luyện sự sáng tạo thông qua câu trả lời cũng như rèn luyện sự nhanh nhạy linh hoạt.

5 Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về trò chơi Rồng rắn lên mây mầm non. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu được tường tận hơn về trò chơi còn nếu bạn đã biết về trò chơi thì mong rằng qua bài viết các bạn sẽ có được những hồi ức ý nghĩa về một thời tuổi thơ.

Hãy tiếp tục theo dõi website để tìm hiểu thêm các trò chơi dân gian khác bạn nhé!

Bình luận

Ai trong số chúng ta chắc cũng đã từng “chạy hùn hụt” nối đuôi theo lũ bạn để… chơi rồng rắn lên mây. Kí ức là “vật quý báu” đối với mỗi người, nhưng kí ức của cái thời mồ hôi hòa với tiếng cười ngây ngô như thế thì luôn là khoảnh khắc đẹp nhất. Nói như vậy có nghĩa rằng, rồng rắn lên mây đã gắn với những ai đã từng là trẻ con, từ xưa cho đến nay và có lẽ chẳng bao giờ thay đổi.

Chơi trò chơi này tồn tại từ đã lâu, vậy RỒNG RẮN LÊN MÂY XUẤT PHÁT TỪ ĐÂUCHƠI NHƯ THẾ NÀO?


Hoạt động này thường diễn ra vào những đêm trăng sáng, đây là trò chơi theo đội hình đội nhóm và có sự phân vai một cách rõ ràng.

“Rồng rắn lên mây” - trò chơi gắn liền thơ ấu


Khi ấy, một trẻ đóng vai "thầy thuốc" . Các bạn khác túm đuôi áo nhau thành 1 hàng, gọi là " rồng rắn" đi lượn vòng vèo, vừa đi vừa đọc đồng dao: “ Rồng rắn lên mây, có cây lúc lắc, hỏi thăm thầy thuốc có nhà không?”

- Rồng rắn:  “Rồng rắn đi lấy thuốc cho con.”
- Thầy thuốc: “Con lên mấy?”
- Rồng rắn: “Con lên một.”
- Thầy thuốc: “Thuốc chẳng hay.”
- Rồng rắn: “Con lên hai.”

- Rồng rắn: “Con lên mười.”
- Thầy thuốc: “Thuốc hay vậy, xin khúc đầu.”
- Rồng rắn: “Cùng xương cùng xẩu.”
- Thầy thuốc: “Xin khúc giữa”.
- Rồng rắn: “Cùng máu cùng me”.
- Thầy thuốc: “Xin khúc đuôi”.
- Rồng rắn: “Tha hồ mà đuổi”.

Với những câu đồng đạo quen thuộc, dễ nhớ


Thế là "thầy thuốc" tha hồ đuổi bắt "rồng rắn", bạn đứng đầu trở thành “siêu anh hùng” dang tay cản thầy thuốc để bảo vệ “cái đuôi” . Nếu cuối cùng thầy thuốc vẫn bắt được bạn ấy, thì trò chơi lại bắt đầu từ đầu nhưng lúc này bạn mới bị bắt không còn quyền chơi nữa. Cứ chơi như thế đến khi rồng rắn ngắn dần vì mất bạn chơi. Và lưu ý siêu quan trọng là nếu " rồng rắn" bị đứt khúc hoặc bị ngã thì trò chơi cũng sẽ kết thúc.

Thông qua trò chơi này, người chơi được hình thành những kĩ năng khá tốt về:

  • Sự gắn kết: Nếu bạn không muốn bị “đứt dây” với mọi người, sự gắn kết là điều kiện tiên quyết cần có đấy! Tất cả mọi người đều phải có sự phối hợp với nhau một cách chuẩn xác, không thì bạn lại phải “rã đám chơi” mất thôi!
  • Biết “ đóng vai”: Khi muốn tham gia trò chơi này, bạn cần phải có sự hiểu biết về kịch bản truyền thông của thời xưa, tất cả đã được mọi người thừa nhận từ rất lâu. Ngoài ra, trò chơi còn phân thành hai vai: Thầy thuốc và đoàn trẻ con. Nếu không muốn bị “đuổi” ra ngoài vì lí do lãng xẹc thì bạn nên học cách chơi đi nào!
  • Sự nhanh nhẹn: Trò chơi quy định đoàn trẻ con phải nhanh nhẹn bảo vệ nhau để người cuối cùng né người thầy thuốc. Sự hoạt bát, linh hoạt và sức khỏe dẻo dai cần được phát huy tối đa đó!
  • Ngôn ngữ: Vì câu ca dao này có những vần điệu dễ nghe, ngộn từ nhiều hình ảnh, trò chơi lại đi theo hướng giả tưởng và đối đáp, vì ậy việc luyện nói và phát âm thông qua trò chơi cũng là một điều thú vị không kém.

THẾ CÂU CA DAO “RỒNG RẮN LÊN MÂY…” CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Người xưa muốn nhắc nhở con trẻ về nguồn gốc con rồng cháu tiên của chúng ta. Khi quốc gia - dân tộc gặp “bệnh tật”, nhân vật ông thầy chính xác là ông lang sẽ bốc thuốc... Từ đó nhắc nhở con em người Việt phải luôn nhớ về cội nguồn và sẵn sàng bảo vệ tổ quốc.

“Hú hồn” phải không nào? Chỉ với một trò chơi “nho nhỏ” khi xưa chúng ta thường hay nối đuôi nhau, tưng bừng đọc và hát, tưng bừng cười cười, nói nói và tất nhiên là… chạy “chết vía” song đằng sau nó là những giá trị lớn lao mà khi tìm hiểu sâu sắc, ta mới thấm được, dù chỉ là một ít.
Cảm nhận và “bắt cóc” mấy đứa bạn chơi lại đi nào! Hoặc ai chưa từng chơi thì phải trải nghiệm ngay đi thôi bởi vì chúng tớ cá là nó sẽ làm bạn “mỏi miệng” vì cười sặc sụa đó!!!

Video liên quan

Chủ Đề