Rửa mũi bằng nước muối nhiều có tốt không

Mũi là cửa sổ của đường hô hấp nên ngoài chức năng để ngửi, mũi còn có các chức năng cơ bản đặc biệt quan trọng là làm ấm không khí, lọc không khí, và làm ẩm không khí trước khi đưa vào phổi.

Do vậy, niêm mạc mũi hằng ngày tiếp xúc rất nhiều bụi bẩn và vi trùng. Theo cơ chế sinh lý, bình thường các bụi bẩn này sẽ được giữ lại ở lớp niêm dịch và được các tế bào lông chuyển ở niêm mạc mũi đẩy dần về phía sau vòm mũi họng và sau cùng sẽ đi vào thực quản. Tuy nhiên, sự hoạt động này không phải lúc nào cũng tốt, đặc biệt khi ở trong những môi trường ô nhiễm hoặc khí hậu thay đổi thất thường, do vậy thường xuyên rửa mũi sẽ giúp phòng tránh được một số bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang, các bệnh do nhiễm siêu vi hoặc vi trùng ở đường hô hấp trên. Thực tế hằng ngày chúng ta quen súc miệng, đánh răng nhưng ít ai chúng ý đến rửa mũi.

Rửa mũi đúng cách: Nước muối nồng độ 9/1.000 [hay 0,9/100], có nồng độ thẩm thấu bằng với nồng độ thẩm thấu của tế bào, do đó sẽ không có bất kỳ hiện tượng làm ảnh hưởng đến các tế bào của niêm mạc mũi xoang nói riêng cũng như tế bào toàn cơ thể nói chung nên rất an toàn, có thể sử dụng tốt để rửa mũi cho cả trẻ em và người lớn mà không gây bất kỳ khó chịu hay tác dụng phụ nào khi thực hiện rửa mũi hằng ngày lâu dài. Việc rửa mũi bằng nước muối đã được biết đến và áp dụng hơn một thế kỷ nay, đến nay đã có rất nhiều công trình có giá trị khoa học chứng minh hiệu quả của việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý này.Nước muối sinh lý sẽ rửa sạch bụi bẩn cũng như vi khuẩn ở các ngóc ngách trong hố mũi. Hiện nay loại nước muối sinh lý này có bán tại các quầy thuốc tây dưới dạng chai nhỏ 10ml, hoặc chai lớn 500ml.

Có nhiều phương pháp rửa mũi khác nhau, sau đây là một phương pháp đơn giản bạn có thể dễ dàng thực hiện rửa mũi tại nhà từ một đến hai lần vào lúc tối trước khi đi ngủ hoặc sáng sau khi thức dậy với ống tiêm 25ml như sau:

- Bước 1: đứng trước bồn rửa mặt, nghiêng người về phía trước và nghiêng qua một bên.

- Bước 2: Dùng ống tiêm 25ml bơm mạnh nước muối vào lỗ mũi bên trên cho đến khi nước muối chảy ra ở lỗ mũi bên dưới. Bạn có thể lặp lại 3-5 lần.

- Bước 3: sau đó đổi bên.

Sau cùng bạn có thể dùng nước muối này súc miệng khò họng 3-5 lần để làm sạch niêm mạc vòm mũi họng, họng, các ngóc ngách amiđan và hạ họng thật sạch.

Bé K. A. quấy khóc, khó chịu do bị nghẹt mũi nên gia đình đã dùng xi lanh bơm nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ. Tuy nhiên, khi đang được vệ sinh mũi thì bé xuất hiện cơn ngừng thở và tím tái toàn thân.

Ngay lập tức bé được người nhà hô hấp nhân tạo và đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán xác định cháu K. A. bị hội chứng xâm nhập do dịch rửa mũi họng chảy qua thanh quản vào khí quản gây co thắt thanh, khí quản, khiến trẻ khó thở cấp tính và thiếu oxy trầm trọng.

Rất may là gia đình đã kịp thời hô hấp nhân tạo cho trẻ trước khi đưa trẻ nhập viện. Tại Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, sau khi được y, bác sĩ thực hiện các biện pháp cấp cứu kịp thời, cháu A. đã thoát khỏi cơn nguy kịch.

Chăm sóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang

Sau 2 tiếng kể từ khi nhập viện, tình trạng trẻ ổn định, trẻ thở đều, da hồng hào, ăn sữa tốt. Và 2 ngày sau trẻ được xuất viện về với gia đình.

Theo các bác sĩ, rửa mũi là một phương pháp hiệu quả trong phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh chưa trang bị đầy đủ kiến thức về phương pháp này, áp dụng sai cách, sử dụng sai dung dịch hoặc tuỳ tiện lạm dụng việc rửa mũi gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng ở trẻ như: Viêm họng, viêm tai giữa, tổn thương niêm mạc mũi, có thể khiến tình trạng nhiễm trùng của trẻ nặng hơn và thậm chí là đe doạ tới tính mạng của trẻ.

Trước đây, Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã từng cấp cứu một trường hợp bệnh nhi bị ngừng thở sau khi cha mẹ dùng nước muối sinh lý rửa mũi tương tự như bé K. A.

Cách đây không lâu, Khoa đã tiếp nhận điều trị cho bệnh nhi 11 tháng tuổi bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi Naphazolin [thuốc nhỏ mũi cấm dùng cho trẻ dưới 6 tuổi]. Rất may 2 bé được đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cấp cứu kịp thời nên không nguy hại tới tính mạng.

BS CKII Lê Nguyệt Minh – Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang khuyến cáo: Trong trường hợp không cần thiết, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được lạm dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ bởi vì trong mũi, họng đều có một lượng dịch tự nhiên đủ để bôi trơn niêm mạc, có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn.

Việc thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để phòng bệnh như nhiều bậc phụ huynh vẫn làm một mặt có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng nặng hơn do dụng cụ rửa mũi không được vô trùng, mặt khác rửa mũi thường xuyên sẽ làm khô lớp chất nhầy có tác dụng giữ ẩm, sát khuẩn tự nhiên của niêm mạc mũi.

Nếu mất đi lớp chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, khi ấy niêm mạc mũi sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy hơn tụ lại ở mũi họng khiến trẻ nghẹt mũi, hay thở khò khè và ho, thậm chí dễ gây viêm nhiễm mãn tính.

Đặc biệt, cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý sử dụng xi lanh để rửa mũi cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì bơm xi lanh có áp lực cao, dễ gây sặc và sang chấn tâm lý cho trẻ nhỏ.

Hơn nữa, các loại xi lanh đầu nhọn, sắc sẽ làm chảy máu mũi, tổn thương niêm mạc mũi vốn đã mỏng, rất yếu và cực kỳ nhạy cảm với các tác động bên ngoài của trẻ.

BS CKII Lê Nguyệt Minh cho biết, đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nếu muốn thực hành rửa mũi cho trẻ thì các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và nếu có chỉ định thì nên được tư vấn, hướng dẫn thực hành bởi nhân viên y tế trước khi tự thực hiện cho trẻ tại nhà.

Nếu sau 4 – 5 ngày mà trẻ vẫn không có dấu hiệu cải thiện hoặc kèm theo dấu hiệu sốt, ho, đặc biệt ho có đờm, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám để được điều trị kịp thời.

Và để phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp cho trẻ, nhất là khi thời tiết chuyển mùa, cha mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

Bên cạnh đó, luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ, ngực; đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài, hạn chế để trẻ tiếp xúc với những nơi có khói, bụi, ô nhiễm… có thể xâm nhập gây hại cho trẻ nhỏ.

Rửa mũi bằng nước muối có ảnh hưởng gì không?

Nước muối có thể làm khô và bào mỏng niêm mạc mũi. Điều này về lâu dài dẫn đến tình trạng mũi mất đi hệ miễn dịch vối , giảm đi khả năng chống lại vi trùng, nấm, khói bụi, vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập qua đường thở ở mũi và virus vên trong cơ thể tạo ra.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý bao nhiêu lần?

Dung dịch nước muối phải có lượng muối vừa phải, trước khi xịt mũi nên làm ấm dung dịch xịt, tránh để nước quá lạnh; Khi thực hiện thao tác rửa mũi xoang thì cần chú ý không ngả đầu ra phía sau; Nên rửa mũi một lần mỗi ngày để giúp làm giảm chất nhầy trong mũi, giảm tình trạng chảy nước mũi và làm sạch vi khuẩn.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có tác dụng gì?

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý là một thói quen vệ sinh ngày càng nhiều người áp dụng phổ biến. Biện pháp này công dụng loại bỏ được các loại vi khuẩn, chất nhờn, bụi bẩn trong mũi, làm giảm các triệu chứng về bệnh đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng…

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý như thế nào?

Đưa vòi vào một bên mũi, sau đó mở miệng đồng thời xịt nước muối sinh lý từ từ vào khoang mũi. Lúc này, bạn phải thở bằng miệng, không được thở bằng mũi. Đôi khi, nước muối có thể chảy xuống họng nhưng điều này không có đáng lo ngại cả. Xì mũi nhẹ nhàng để kiểm tra xem bên trong mũi đã được làm sạch hoàn toàn chưa.

Chủ Đề