Rủi ro khi không tham gia bảo hiểm y tế như thế nào?

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008, có 05 nguyên tắc bảo hiểm y tế:

1. Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế

Tất cả những người tham gia bảo hiểm y tế đều phải đóng vào Quỹ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế [trừ một số trường hợp như người đang hưởng chế độ thất nghiệp được đóng bảo hiểm y tế từ việc trích từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp]. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người đóng bảo hiểm y tế cũng được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế [mà chỉ khi có nhu cầu hưởng, hoặc đủ điều kiện mới được hưởng], khoản tiền người này đóng vào Quỹ bảo hiểm y tế có thể được sử dụng cho người khác. Ngược lại, những người tham gia bảo hiểm y tế cũng đều cùng chịu chung một mức rủi ro khi tham gia bảo hiểm y tế, nếu Quỹ bảo hiểm y tế không được đảm bảo cân bằng, thì tất cả những người tham gia bảo hiểm y tế cũng bị ảnh hưởng về quyền và lợi ích.

2. Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội [sau đây gọi là tiền lương tháng], tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở

Mức đóng bảo hiểm y tế không được xác định cố định do mức thu nhập của mỗi người lao động, mỗi cá nhân tham gia bảo hiểm y tế đều khác nhau.

Đối với người lao động thì thu nhập là tiền lương [chế độ tiền lương có thể được xác định theo quy định của Nhà nước hoặc do người sử dụng lao động quyết định].

Đối với người hưởng lương hưu [tức là người không còn làm việc, đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội, tuổi nghỉ hưu] thì mức thu nhập chủ yếu là từ tiền lương hưu.

Đối với người đang hưởng trợ cấp và không làm việc, thì mức thu nhập chủ yếu từ tiền trợ cấp.

Để đảm bảo thu nhập của người tham gia bảo hiểm y tế được cân bằng, ổn định thì mức đóng phải được lấy tỷ lệ an toàn, vừa đủ.

3. Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia bảo hiểm y tế

Mức hưởng bảo hiểm y tế được xác định dựa trên 03 yếu tố:

- Mức độ bệnh tật: Người tham gia bảo hiểm xã hội có mức độ bệnh tật nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe hơn thì được hưởng mức bảo hiểm y tế cao hơn.

- Nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi: Các nhóm đối tượng được ưu tiên, hoặc đóng bảo hiểm y tế nhiều hơn thì được hưởng mức bảo hiểm y tế cao hơn.

- Thời gian tham gia bảo hiểm y tế: Thời gian tham gia bảo hiểm y tế càng dài thì được hưởng mức bảo hiểm y tế cao hơn.

4. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả

Quỹ bảo hiểm y tế chỉ chi trả đủ phần mà người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng [dựa trên 03 yếu tố mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi, thời gian tham gia bảo hiểm y tế]. Trong trường hợp chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế lớn hơn so với mức hưởng chế độ từ Quỹ bảo hiểm y tế thì người tham gia bảo hiểm y tế phải tự chi trả phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh còn lại [mà thông thường bảo hiểm y tế chi trả theo phần trăm chi phí khám, chữa bệnh, không chi trả toàn bộ].

5. Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, đảm bảo cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ

Quỹ bảo hiểm y tế là một Quỹ độc lập so với Quỹ bảo hiểm xã hội và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, có nguồn hình thành riêng, mục đích sử dụng riêng cũng như phương thức sử dụng riêng. Tuy nhiên cũng giống Quỹ bảo hiểm thất nghiệp và Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế do Nhà nước quản lý [các cơ quan như Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Y tế] và phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch, đảm bảo cân đối thu chi nhằm tránh trục lợi từ bảo hiểm y tế hoặc gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm y tế

Luật Hoàng Anh 

Trong những năm gần đây, với việc mở rộng đối tượng tham gia thì hầu hết mọi thành phần trong xã hội đều được tiếp cận bảo hiểm y tế [BHYT]. Bảo hiểm y tế là chính sách quan trọng hàng đầu trong hệ thống an sinh xã hội của quốc gia. Khi tham gia bảo hiểm y tế, người dân được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, được chia sẻ rủi ro khi ốm đau, bệnh tật. BHYT cũng là cách tốt nhất để mọi người chăm lo sức khỏe cho chính mình, cho gia đình và cho cộng đồng. Cùng tìm hiểu bảo hiểm y tế là gì và người dân được hưởng những quyền lợi gì khi tham gia bảo hiểm y tế!

Quầy thanh toán viện phí dùng thẻ BHYT tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang

Bảo hiểm y tế là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 – Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014; bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận, dành cho các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe. Bảo hiểm y tế tạo điều kiện cho bệnh nhân được khám và điều trị dù không có đủ tiền trang trải số chi phí khám chữa bệnh thực tế cho cơ quan y tế.

Việc tham gia bảo hiểm y tế đem lại nhiều lợi ích khi người dân ốm đau, cần khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Nhà nước. Trên hết, quỹ bảo hiểm y tế là sự chung tay của cả cộng đồng và xã hội nhằm chia sẻ với người bệnh và gia đình người bệnh cũng như góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân.

Bảo hiểm y tế là bắt buộc hay tự nguyện?

* Hiện nay, có 06 nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP:

– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;

– Nhóm do cơ quan BHXH đóng;

– Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;

– Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;

– Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình;

– Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

* Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, do người dân tự nguyện tham gia và được Nhà nước tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận. Trước đây, theo Luật Bảo hiểm y tế 2008, có 05 đối tượng chưa tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc sẽ được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện:

– Học sinh, sinh viên;

– Người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp;

– Thân nhân mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình;

– Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể;

– Một số đối tượng khác.

Tuy nhiên, quy định mới nhất tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, chỉ những đối tượng không thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc nêu trên mới được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

Bảo hiểm y tế mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia, vì vậy, mỗi người dân không nên đắn đo khi bảo hiểm y tế là bắt buộc hay tự nguyện, mà nên tích cực chủ động tham gia.

Tham gia bảo hiểm y tế là cách tốt nhất để chia sẻ rủi ro khi ốm đau bệnh tật với cộng đồng

Khi tham gia BHYT, người dân sẽ được chi trả phần lớn chi phí xét nghiệm, thuốc và chăm sóc khi khám chữa bệnh, nhất là khi phải nằm điều trị một thời gian dài tại bệnh viện thì người dân cũng được bảo hiểm y tế hỗ trợ một số tiền không nhỏ. Tham gia BHYT cũng mang tính nhân văn sâu sắc khi có thể giúp đỡ, chia sẻ rủi ro, ốm đau bệnh tật với những người khác, đặc biệt với những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội bởi họ chỉ cần đóng góp một phần nhỏ nhưng khi cần phải điều trị bệnh thì số tiền họ được chi trả là khá lớn.

Lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế

Khi tham gia bảo hiểm y tế, người dân sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ và chi phí khi sinh con. Trường hợp bệnh nặng sẽ được các bác sỹ chuyển lên tuyến trên để trị liệu. Đặc biệt, theo Luật bảo hiểm y tế sửa đổi ngày 01/01/2015, người đã tham gia bảo hiểm y tế đủ 05 năm liên tục trở lên khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến mà có tổng số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở thì sẽ được hưởng 100 % chi phí khám chữa bệnh, tức là khi cộng những phần đã phải cùng chi trả của các lần khám bệnh trước mà số tiền lớn hơn 06 tháng lương cơ sở thì người bệnh không phải đóng tiền chi trả của lần khám bệnh đó và những lần khám chữa bệnh sau của cùng năm đó.

Khi tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, mức đóng sẽ được giảm dần cho các thành viên

Chính sách của Nhà nước khuyến khích các hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế với mức đóng giảm dần tức là không phải tất cả mọi người trong gia đình đều đóng một mức như nhau, mà có mức đóng giảm dần cho những người cùng tham gia trong hộ gia đình. Mức đóng của người thứ nhất theo quy định hiện nay đóng theo mức lương cơ sở; còn người thứ 02, thứ 03, thứ 04 đóng lần lượt bằng 70 %, 60 % và 50 % mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ 05 trở đi thì mức đóng bằng 40 % mức đóng của người thứ nhất.

Những đối tượng là học sinh sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế còn được Nhà nước hỗ trợ 30 % mức đóng.

Đặc biệt với những hộ cận nghèo thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ 70 % mức đóng bảo hiểm y tế nên chỉ phải đóng 30 %. Ngoài ra mỗi địa phương sẽ có chính sách hỗ trợ riêng cho những hộ cận nghèo nên số tiền bảo hiểm phải đóng cũng được giảm đi đáng kể.

Có thể thấy, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe không chỉ là việc riêng của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng với mục tiêu hướng đến bảo hiểm y tế toàn dân.

Hiền Chúc

Chủ Đề