S u d là gì trong kinh tế vĩ mô

80 bản báo cáo khoa học của các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà kinh tế và các lãnh đạo doanh nghiệp đã gửi đến hội thảo, tập trung phân tích những khó khăn, thách thức do biến động kinh tế vĩ mô đối với doanh nghiệp, đồng thời đề xuất với Chính phủ và các cơ quan hữu quan nhiều giải pháp khả thi góp phần kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, ổn định bền vững.

Nhằm nắm bắt một cách chính xác và đầy đủ hơn những khó khăn của doanh nghiệp, thảo luận những giải pháp hữu hiệu giúp chính phủ có những chính sách kịp thời hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, sáng nay [26-10-2008], tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp với Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tổ chức Hội thảo khoa học “Khó khăn, thách thức do biến động kinh tế vĩ mô và đề xuất của doanh nghiệp Việt Nam”.

GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dự và chỉ đạo hội thảo. Tham dự Hội thảo còn có 200 đại biểu là các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp ở trung ương và địa phương... Hội thảo đã nhận được 80 bản báo cáo khoa học của các tác giả là nhà quản lý, nhà khoa học nhà kinh tế và các doanh nghiệp, đề cập đến những tác động của biến động kinh tế vĩ mô tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao sáng kiến của Trường Đại học Kinh tế quốc dân và các cơ quan đồng tổ chức Hội thảo, và cho rằng, đây là một cuộc hội thảo khoa học có ý nghĩa lớn, rất cần thiết, kịp thời nhằm tìm ra những giải pháp có hiệu quả, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, giữ vững hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích sâu sắc khó khăn hiện tại của nền kinh tế, chỉ ra cội nguồn, nguyên nhân sâu sa của thực trạng nền kinh tế hiện nay, cùng chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn bằng tinh thần trách nhiệm và tâm huyết với đất nước; xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp, Nhà nước, và cả giáo dục đào tạo đối với nền kinh tế; vai trò chủ động sáng tạo của doanh nghiệp khi đối với mặt với khó khăn, thách thức.

Với tinh thần đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề:

1- Phân tích những khó khăn, thách thức do biến động của kinh tế vĩ mô

- Các ý kiến đều thống nhất, năm 2008, kinh tế nước ta đang đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn. Trong 9 tháng đầu năm, môi trường kinh tế vĩ mô có khá nhiều bất ổn. Lần đầu tiên trong nhiều năm, vòng xoáy lạm phát - lãi suất - tỷ giá đang tạo ra những bài toán liên hợp mà hầu như không thể có một giải pháp duy nhất nào giải quyết được. Chỉ 9 tháng đầu năm 2008, giá tiêu dùng tăng tới 21,8%. Giá thành sản xuất và giá bán sản phẩm tăng, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến đời sống đại bộ phận dân cư; làm sức mua của dân giảm. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nguồn tín dụng bị thắt chặt khiến các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng hay đang thực hiện những dự án dở dang không tiếp cận được vốn tín dụng, buộc phải sản xuất cầm chừng hoặc phá sản.

- Vòng xoáy lãi suất và lạm phát đã tác động đến tỷ giá hối đoái. Tỷ giá giữa VND/USD, từ chỗ tương đối ổn định quanh mức 16,100 VND/1USD trong thời gian dài [từ đầu năm 2007 đến tháng 4-2008], đã bị đẩy lên cao, liên tục trên cả thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do. Vào một số thời điểm, trên thị trường tự do, tỷ giá đã lên đến 19.000 VND/1USD, tình trạng khan hiếm USD rất căng thẳng. Sự biến động lớn của tỷ giá đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, gây bất ổn trong lưu thông tiền tệ.

Nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp đang còn nhiều khó khăn nan giải, ngân hàng và doanh nghiệp còn chưa tìm thấy điểm gặp nhau: “cái khó bó cái khôn”. Tác động của biến động kinh tế vĩ mô đối với doanh nghiệp thể hiện trên các kênh: kênh lạm phát, kênh tín dụng và lãi xuất, kênh ngoại hối và tỷ giá hối đoái.

Các điểm yếu của doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước chậm điều chỉnh trước những biến

Các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội:

- Thiếu vốn: 183 doanh nghiệp;

- Thiếu mặt bằng sản xuất:115 doanh nghiệp;

- Thiếu lao động kỹ thuật: 191 doanh nghiệp;

- Chưa có quan hệ tốt với cơ quan nhà nước:166 doanh nghiệp;

- Chưa có quan hệ tốt với khách hàng và đối tác: 200 doanh nghiệp;

- Thiếu công nghệ tiên tiến: 167 doanh nghiệp;

- Thiếu nguyên liệu sản xuất: 141 doanh nghiệp;

- Thiếu kiến thức quản lý: 239 doanh nghiệp;

- Thiếu thông tin thị trường: 248 doanh nghiệp;

- Thiếu hiểu biết pháp luật: 208 doanh nghiệp.

động; nguồn lực của doanh nghiệp tư nhân trong nước chưa đủ chống lại biến động kinh tế vĩ mô; cơ cấu chi phí của doanh nghiệp nhạy cảm với những biến động kinh tế vĩ mô; các doanh nghiệp chưa quan tâm tới các công cụ bảo hiểm tỷ giá và giá cả...

2- Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn giúp các doanh nghiệp giữ vững hoạt động sản xuất, kinh doanh, Đặc biệt phân tích sâu kết quả 8 giải pháp của Chính phủ. Trong đó có chính sách kiểm soát tín dụng, ngân hàng; tiết kiệm chi tiêu...

3- Những đề xuất, kiến nghị của các đại biểu

Về phía Chính phủ, kiên trì chủ trương thắt chặt tiền tệ, ưu tiên chống lạm phát linh hoạt trong điều hành như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang làm. Cần cơ cấu lại quỹ tín dụng ngân hàng, sao cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tạo nhiều việc làm được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thương mại với các thể thức thông thoáng trên tinh thần ngân hàng và doanh nghiệp cùng đồng hành phát triển.

Chính phủ xem xét giảm thuế ở những sắc thuế có thể cho các doanh nghiệp, đồng thời xem xét nâng thuế xuất khẩu ở những mặt hàng nhập khẩu mà không vi phạm những quy định của WTO để bảo hộ sản xuất trong nước.

Có chính sách về tỷ giá linh hoạt trong từng giai đoạn.

Tập trung đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương thức điều hành vĩ mô của Chính phủ đối với nền kinh tế, bài bản hơn, sát với thực tiễn hội nhập hơn.

Chính phủ cần cải tổ hệ thống dự báo và nâng cao công tác dự báo phản biện, đánh giá tác động của chính sách trước và sau khi ban hành để hoàn thiện thể chế và môi trường đầu tư kinh doanh.

Đối với các doanh nghiệp: cần tăng cường công tác thông tin, đối thoại; nâng cao chất lượng xây dựng và điều hành chiến lược đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp; nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp và đào tạo đội ngũ doanh nhân; nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và xây dựng văn hoá kinh doanh; tăng cường tính cộng đồng, nêu cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp; mở rộng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp và cuối cùng là chú trọng cải thiện môi trường kinh doanh ở địa phương./.

Chủ Đề