Sách Giận của Thích Nhất Hạnh pdf

Website này đang không thể truy cập do dịch vụ Hosting tại AZDIGI bị tạm khóa do quá hạn thanh toán hoặc vi phạm quy định sử dụng dịch vụ.

Nếu bạn đã thanh toán và vẫn còn thấy thông báo này, hãy thử xóa cookie/cache của trình duyệt và thử lại.

Nếu bạn cho rằng đây là lỗi hoặc nhầm lẫn, hãy gửi yêu cầu đến Bộ phận kỹ thuật của AZDIGI tại đây để được hỗ trợ nhanh nhất.

Theo tôi, hạnh phúc có nghĩa là ít đau khổ. Nếu khôngchuyển hóa được đau khổ thì không thể nào có hạnh phúc. Rất nhiều người đã đi tìm hạnh phúc từ bên ngoài, nhưnghạnh phúc thật sự chỉ có thể có được tự bên trong. Theo lốisống bây giờ, người ta cho rằng hạnh phúc là có thật nhiều tiền bạc, nhiều quyền lực và có địa vị cao sang trong xã hội.Nhưng nếu nhìn cho kỹ thì sẽ thấy có rất nhiều người giàu sang hay nổi tiếng mà vẫn đau khổ, mà vẫn tự tử. Vào thời Bụt, Bụt và Tăng đoàn của Ngài, mỗi vị chẳngcó gì ngoài ba chiếc áo và một bình bát thế mà quý Ngài rấtmực hạnh phúc bởi vì quý Ngài đã đạt được một điều vôcùng quý báu, đó là tự do.   Theo lời Bụt dạy, điều kiện căn bản của hạnh phúc là tựdo. Tự do đây không phải là tự do trong lãnh vực chánh trịmà là tự do khi không còn bị sân hận, kiêu căng, ghen ghét,tuyệt vọng, và si mê ràng buộc. Những tâm hành sân hận,kiêu căng, ghen ghét, tuyệt vọng, và si mê đó Bụt gọi lànhững chất độc. Khi tâm còn bị những chất độc đó chế ngự thì không thể nào có được hạnh phúc.

Muốn thoát ra khỏi sân hận thì cần phải tu tập, dầu chobạn là tín đồ Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Ấn độ giáohay Do thái giáo. Chúng ta không thể cầu xin Bụt, Jesus,Thượng đế hay Mohammed lấy sân hận ra khỏi tâm thaycho ta được. Có những phương pháp cụ thể giúp diệt trừtham, giận, si, mê. Nếu thực tập những phương pháp đó vàchuyển hóa đau khổ của tự thân thì chúng ta sẽ có thể giúpnhững người khác chuyển hóa đau khổ của chính họ.

***

Thích Nhất Hạnh nêu ra các biện pháp cụ thể để làm vơi xung đột giữa người với người do sân hận gây ra.

Là người phương Tây không theo đạo nào, tôi vẫn hiếu kỳ về những nhân sinh quan khác nhau qua lăng kính tôn giáo. Điều này thúc đẩy tôi tiếp cận đạo Phật qua nhiều góc nhìn.

Khi còn ở Australia, tôi đã đọc ba, bốn đầu sách về triết học phật giáo và nguồn gốc, lịch sử của đạo phật. Ở Thái Lan, tôi học về phật giáo chủ yếu bằng cách tiếp xúc với người Thái theo đạo, quan sát lòng tôn kính của người Thái đối với sư thầy, cách thực tế mà đạo phật giúp người Thái hòa nhã, lịch sự. Ở Việt Nam hơn 5 năm, tôi vừa tìm đọc sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh như cách để tiếp cận chủ đề mình muốn tìm hiểu. Giận là tác phẩm thứ hai của ông tôi đọc được.

Mặt khác, nó cũng có thể thúc đẩy một số người cư xử với kẻ khác bằng sự độ lượng, cảm thông gần như mầu nhiệm. Theo ý của Thích Nhất Hạnh, sân hận không phải cơn cảm xúc để chế ngự, và nhất định không phải kẻ thù chúng ta cần phải tuyên chiến. Ngược lại, nó phải được chấp nhận một cách hiền hòa, cần được mỗi người chăm sóc.Qua sách, tác giả giải thích cho người đọc cách làm thế nào để có thể vượt qua những cảm xúc có thể làm nhiều người đau đớn, khổ sở. Ngoài ra, góc nhìn của Thích Nhất Hạnh, trong một nghĩa nào đó, mang màu sắc tâm lý, triết học khi  giúp người đọc nhận ra những cơn giận của họ ở tầm ý nghĩa rộng lớn, vừa tích cực vừa tiêu cực trong bối cảnh cuộc sống của con người nói chung.

Hai mặt của cơn giận [hay “sân hận"], cả tích cực và tiêu cực, là trọng tâm mạch suy nghĩ của Thích Nhất Hạnh trong sách. Sự tức giận khiến cho người ta khổ, khiến người ta có cảm giác bị áp đặt hay hiểu lầm, đe dọa đến mối quan hệ thân mật giữa vợ chồng hoặc cha mẹ và con cái, sự kết nối giữa người và người bị cắt đứt.

“Chánh niệm" là phương pháp để thực hiện điều đó. Nếu một người có thể chuyển hóa sân hận của mình bằng cách đó, họ có nhiều cơ hội để sống ý nghĩa hơn.

Thích Nhất Hạnh quan niệm rằng sự khác nhau giữa người và người về cơ bản là ảo tưởng và sân hận khiến cho nó có tác động nghiêm trọng hơn. Tôi càng giận người khác thì tôi [từ góc nhìn phật giáo] càng quên đi người đó giống tôi thế nào - bỏ qua là người đó, trong một nghĩa nào đó, chính là "tôi". Kẻ thù tạm thời [cũng có thể về dài hạn] có vẻ khác tôi hoàn toàn: là nguyên nhân cho cảm giác khó chịu của tôi, là người thao túng, hạnh hạ, bóc lột tôi, hơn nữa là người xứng đáng để bị trừng phạt vì những hành động hằn học của mình.

Còn thực tế, kẻ đó thường giống tôi, vừa giận vừa đau khổ như tôi. Tôi càng công nhận điều đó, thông cảm cho người đó, chăm sóc và chuyển hóa cơn giận của người đó lẫn cơn giận của tôi thì khả năng xung đột sẽ chấm dứt, sự kết nối giữa cả hai sẽ cao hơn.

Ưu điểm của sách, ít nhất với tôi, là cách Thích Nhất Hạnh đề xuất biện pháp cụ thể để làm vơi những xung đột giữa người với người do sân hận gây ra. Ông dường như chứng minh rằng đạo phật có sẵn một cái [có thể gọi là] "kỹ thuật tinh thần" để đối phó với cảm xúc tiêu cực - đủ loại phương tiện để lấy Bụt làm gương, chứ không phải lấy làm nhân vật siêu tự nhiên để sùng bái.

Ông trình bày nhiều cách để thực tập chánh niệm dành cho những người đang giận hay đang đương đầu với cơn giận của người khác. Ông khuyến khích người đọc làm nổi bật những nguồn ý nghĩa hiện tại chung quanh - vốn bị sân hận làm mờ đi. Ông trình bày những lời nói cụ thể mà một người đang giận có thể dùng để cho kẻ khác biết mình đang giận mà không khiến kẻ đó có cảm giác bị buộc tội.

Trong chương áp cuối, ông còn đưa ra một mô hình để cho sân hận "lưu hành" trong tâm thức mình - thường xuyên mời nó theo nghĩa bóng vào “phòng khách" và cư xử như khách, với lòng thân thiện và từ bi.

Thích Nhất Hạnh có tài nghĩ ra cách ví von đơn giản nhưng không sáo rỗng, đầy hình ảnh ẩn dụ. Hình ảnh của cơn giận là khách mời từ nhà hầm tâm thức lên là một thí dụ. Truyện cổ tích Tú Uyên và Giáng Kiều được ông viết lại thành truyện ngụ ngôn hiện đại, mang màu sắc phật giáo, là một ví dụ khác.

Tuy vậy, tôi nghi ngờ một chút khi Thích Nhất Hạnh lý luận rằng cách hiệu quả nhất để giải quyết những xung đột có tầm xã hội hay quốc tế là cả thế giới quy y vào cửa phật và thực tập chánh niệm. Cách chuyển hóa sân hận này có thể hay nhưng không thực tế lắm. Có lẽ, tôi phải đọc tiếp các tác phẩm của Thích Nhất Hạnh, cũng như tìm hiểu thêm về phật giáo, để tìm ra câu trả lời.

Mời các bạn đón đọc Giận của tác giả Thích Nhất Hạnh.

  • Sách: Giận
  • Tác giả: Thích Nhất Hạnh
  • Dịch Giả: Chân Đạt

Mục lục

Thực tập hạnh phúc ………………………………………………………………………………… 6 Thực tập hạnh phúc ……………………………………………………………………………… 6 Chuyển đổi tình trạng ………………………………………………………………………….. 6 Lắng nghe với tâm từ bi làm vơi bớt khổ đau ………………………………………. 7 Một quả bom sắp nổ …………………………………………………………………………….. 8 Gỡ bom ………………………………………………………………………………………………… 9 Pháp môn đúng – Thực tập tốt ……………………………………………………………. 11 Để có được hạnh phúc ……………………………………………………………………….. 12 Tiêu thụ sân hận ……………………………………………………………………………………. 13 Tiêu thụ sân hận …………………………………………………………………………………. 13 Cơn giận không phải chỉ là một hiện tượng tâm lý …………………………….. 13 Những gì chúng ta ăn quyết định con người chúng ta ……………………….. 14 Tiêu thụ sân hận qua các giác quan khác ……………………………………………. 15 Ăn cho đúng và ăn ít lại ……………………………………………………………………… 16 Thực tập chánh niệm giới thứ năm …………………………………………………….. 18 Dập tắt lửa giận …………………………………………………………………………………….. 20 Cứu căn nhà cháy ………………………………………………………………………………. 20 Dụng cụ chữa lửa ……………………………………………………………………………….. 21 Gương mặt khi đang giận …………………………………………………………………… 22 Ôm ấp cơn giận bằng tia nắng chánh niệm …………………………………………. 22 Nấu chín cơn giận ………………………………………………………………………………. 23 Biến rác thành hoa ……………………………………………………………………………… 24 Chăm sóc em bé sân hận …………………………………………………………………….. 25 Ôm ấp em bé ………………………………………………………………………………………. 26 Tìm hiểu bản chất của cơn giận ………………………………………………………….. 26 Nên giúp, không nên phạt ………………………………………………………………….. 27 Cắt đứt vòng luân hồi sân hận ……………………………………………………………. 28 Người làm vườn giỏi ………………………………………………………………………….. 29 Chăm sóc tự thân, chăm sóc người khác …………………………………………….. 30 Chữa trị em bé bị thương tích trong ta ……………………………………………….. 31 Trở thành một người tự do …………………………………………………………………. 32 “Em ơi, anh biết em có đó, và anh rất hạnh phúc” ……………………………… 33 Tiếng nói của yêu thương chân thật ……………………………………………………… 35 Một cuộc hội thảo hòa bình ………………………………………………………………… 35 Tái lập truyền thông …………………………………………………………………………… 36 Hòa bình bắt đầu từ chính bạn …………………………………………………………… 37 Hiệp ước sống chung an lạc ……………………………………………………………….. 38 Ôm ấp cơn giận ………………………………………………………………………………….. 39 Hạnh phúc không phải là một vấn đề cá nhân ……………………………………. 40 Cùng nhau chuyển hóa sân hận …………………………………………………………. 43 Người khách quý ……………………………………………………………………………….. 44 Hòn sỏi trong túi áo ……………………………………………………………………………. 45 Chuyển hóa …………………………………………………………………………………………… 47 Những vùng năng lượng ……………………………………………………………………. 47 Cảm thọ có tánh chất hữu cơ ………………………………………………………………. 48 Tuệ giác tương tức ……………………………………………………………………………… 48 Bộc lộ cơn giận một cách khôn ngoan …………………………………………………. 49 Hẹn nhau tối thứ sáu ………………………………………………………………………….. 50 Tưới tẩm có lựa chọn ………………………………………………………………………….. 51 Tưới hoa …………………………………………………………………………………………….. 52 Trở về để giúp ……………………………………………………………………………………. 52 Có chắc là đúng không? ……………………………………………………………………… 54 Cùng nhau quán chiếu cơn giận …………………………………………………………. 55 Giãi bày tất cả tâm tư, dầu có khi khó khăn ………………………………………… 55 Với tâm từ bi thì bạn sẽ không phạm lỗi lầm………………………………………. 56 Kiên nhẫn là chứng tích của tình yêu đích thực ………………………………….. 58 Đạt thắng lợi ………………………………………………………………………………………. 58 Truyền thông với tâm từ bi …………………………………………………………………… 61 Truyền thông với tâm từ bi ………………………………………………………………… 61 Mặt trời vẫn còn đó sau đám mây ………………………………………………………. 61 Thực tập lắng nghe sâu ………………………………………………………………………. 62 Lắng nghe để làm vơi bớt khổ đau……………………………………………………… 63 Tâm từ bi là linh dược giải độc sân hận………………………………………………. 63 Nuôi dưỡng tự thân ……………………………………………………………………………. 65 Bạn là con của bạn ……………………………………………………………………………… 66 Bắt đầu một cuộc đối thoại …………………………………………………………………. 67 Bức thư tình ……………………………………………………………………………………….. 69 Tưới tẩm những hạt giống hạnh phúc ………………………………………………… 70 Phép lạ nho nhỏ …………………………………………………………………………………. 72 Tâm kinh của bạn ………………………………………………………………………………….. 73 Giây phút tri ân, giây phút giác ngộ …………………………………………………… 73 Hãy trì tụng tâm kinh của bạn mỗi ngày ……………………………………………. 74 Vượt bờ sân hận …………………………………………………………………………………. 75 Hãy trao tặng một món quà khi giận ………………………………………………….. 75 Không có kẻ thù ……………………………………………………………………………………. 77 Bắt đầu từ chính bạn ………………………………………………………………………….. 77 Từ bi là thông minh ……………………………………………………………………………. 78 Xây dựng một lực lượng cảnh sát có tâm từ bi ……………………………………. 79 Không thể theo phe ……………………………………………………………………………. 81 Đối thoại để chấm dứt sân hận và bạo động ………………………………………. 81 Thả bom lên chính mình …………………………………………………………………….. 82 Chận đứng chiến tranh trước khi chiến tranh bùng nổ ……………………….. 83 Tuệ giác cộng đồng …………………………………………………………………………….. 84 Giúp cho tình yêu hồi phục ………………………………………………………………… 85 Vượt qua phán xét ……………………………………………………………………………… 86 Phụng sự tổ quốc ……………………………………………………………………………….. 86 David và Angelina ………………………………………………………………………………… 89 Tập khí của sân hận ……………………………………………………………………………. 89 Dâng lên một nén tâm hương …………………………………………………………….. 91 David và Angelina đang có mặt với chúng ta …………………………………….. 92 Giữ gìn Angelina trong cuộc sống ………………………………………………………. 93 Angelina của bạn bây giờ ở đâu?………………………………………………………… 94 Làm mới …………………………………………………………………………………………….. 95 Bảo vệ những Angelinas của tôi …………………………………………………………. 96 Ôm ấp cơn giận bằng chánh niệm ………………………………………………………… 98 Những nút thắt của sân hận ……………………………………………………………….. 98 Tập dượt hung hãn …………………………………………………………………………….. 99 Nâng niu tâm sân hận ………………………………………………………………………… 99 Sử dụng sân hận, sử dụng khổ đau…………………………………………………… 100 Trao truyền và tiếp nhận năng lượng chánh niệm …………………………….. 101 Nhận diện, ôm ấp, làm nhẹ khổ đau do sân hận gây nên ………………….. 101 Thắp sáng chánh niệm ……………………………………………………………………… 102 Nhà hầm và phòng khách…………………………………………………………………. 103 Tâm thức cũng cần được lưu thông ………………………………………………….. 103 Chiếm đầy phòng khách …………………………………………………………………… 104 Đón tiếp thân mật những người khách bất đắc dĩ …………………………….. 105 Hơi thở chánh niệm …………………………………………………………………………….. 108 Thở để chăm sóc cơn giận …………………………………………………………………. 108 Thực tập buông thư toàn thân để chăm sóc và chữa trị cơn giận ………. 108 Bạn có thể vượt qua cơn bão tố …………………………………………………………. 109 Nhận diện và ôm ấp các tâm hành ……………………………………………………. 110 Hạt giống sân hận, hạt giống từ bi ……………………………………………………. 111 Tập khí và hơi thở chánh niệm …………………………………………………………. 112 Phục hồi Tịnh Độ ………………………………………………………………………………… 114 Tạo hạnh phúc là ưu tiên ………………………………………………………………….. 114 Viết một cuốn sách về chính mình ……………………………………………………. 115 Giọt từ bi cam lộ ……………………………………………………………………………….. 116 Vượt thoát tù ngục của ý niệm………………………………………………………….. 117 Một bức thư tối ưu quan hệ ………………………………………………………………. 117 Phục hồi Tịnh Độ ……………………………………………………………………………… 119 Viết bức thư của bạn suốt cả ngày …………………………………………………….. 120 Hãy sống đẹp từng giây phút …………………………………………………………… 121

Hiến tặng chuyển hóa ………………………………………………………………………. 122

Download: PDF

Video liên quan

Chủ Đề