Sách học tiếng Việt cho người mới bắt đầu

Sách Tiếng Việt được biên soạn theo chín chủ đề. Mỗi chủ đề có ba bài và sau sáu bài có một bài ôn tập. Mỗi bài góp phần mở rộng chủ đề, nhưng nó có chủ điểm ngữ pháp và ngữ âm riêng. Câu chìa khóa về ngữ pháp được lấy làm tên bài. Do vậy, mới nhìn qua và căn cứ vào tên bài, người đọc dễ có cảm tưởng là bài viết không ăn nhập với chủ đề hoặc xa đề, nhưng thực ra không phải vậy.

Với chủ trương đề cao tính thiết thực và tính hiệu quả trong giảng dạy mà trong Bài học tại lớp chúng tôi chỉ cho những bài luyện và những mẫu câu tức những công thức ngữ pháp được cụ thể hóa cho dễ nhớ, chứ không miêu tả lý thuyết dài dòng.

Việc đơn giản hóa như thế có thể làm cho người dạy hay người đọc khó hiểu hoặc hiểu không đầy đủ. Chúng tôi có một phần gọi là Ghi chú để ai thấy cần thiết thì xem thêm.

Bài tập ở nhà gồm có những bài nghe ghi trên băng từ và bài làm viết trên giấy. Băng này không chỉ giúp người đọc rèn luyện kỹ năng nghe hiểu mà còn tập đọc đúng. Do vậy băng ghi cả bài nghe lẫn bài đọc.

Để tự kiểm tra kết quả bài tập ở nhà đã có phần Đáp án.

Trong học tập ở bất cứ bộ môn gì, thì bao giờ ngoài giáo trình chính thức thường phải có sách công cụ để người học tham khảo. Ở đây phải là sách Ngữ Pháp và Từ điển. Hai phần Ghi chú và Bảng từ đóng vai trò của những sách công cụ. Tuy nhiên chúng được viết rất đơn giản. Phần ghi chú thì Ghi chú Ngữ âm trình bày rất ngắn gọn toàn cảnh cấu trúc âm vị học Tiếng việt. Còn Ghi chú Ngữ pháp chỉ làm rõ thêm những điều đã dạy ở phần Bài học trong sách. Bảng từ chỉ cung cấp những từ gặp trong sách và với nghĩa trong bài. Nghĩa mỗi từ không đầy đủ  như trong từ điển và thậm chí còn khác nữa, đó là nghĩa của một từ trong tình huống cụ thể [ hay còn gọi là nghĩa dụng học].

Vì quan niệm về hai bộ phận này tách biệt như thế nên chúng tôi để chúng vào cuốn sách và có thêm tiếng Anh, trong khi sách viết, theo chủ trương, không phải là song ngữ.

Trên đây là sơ lược về cơ cấu cuốn sách. Chúng tôi chú ý rèn luyện cho người đọc cả bốn chức năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Các bài đọc gồm cả hội thoại và văn viết. Thời gian đầu Đọc là để phát âm đúng nhưng thời gian sau có yêu cầu là đọc hiều. Với yêu cầu này có những văn bản riêng.

Phương pháp dạy tiếng mà chúng tôi áp dụng là phương pháp giao tiếp. Các tình huống được đặc biệt coi trọng. Sách đã tận dụng kênh hình để tránh giải thích, tránh dịch tên các sự vật, đồng thời để đưa người đọc vào tình huống.

Những người viết có ý thức tránh lối dạy theo thông lệ, là bắt đầu bằng công thức ngữ pháp khô cứng với những thuật ngữ khó hiểu rồi mới đến ví dụ minh họa và sau đó bài tập ứng dụng. Ở đây trong đa số trường hợp chỉ là những mẫu câu, người học theo đó mà làm bài luyện tập và cuối cùng đi đến một tóm tắt cần nhớ.

Tiếng Việt khá khó về mặt phát âm. Việc tập luyện phát âm các thanh điệu được thực hiện ở nhiều bài. Mục phát âm bằng ghi chú cách phát âm khó của một số từ chưa gặp, sau mới đến cách đọc các phụ âm, nguyên âm theo mặt chữ, cùng quy tắc chính tả. Phần phát âm này ở mỗi bài hầu như có tính độc lập của nó. Bài này nối bài kia trình bày một cách có hệ thống toàn bộ cách phát âm các từ. Ở đây người viết cũng cảnh báo những lỗi thường gặp ở một số người nước ngoài khi phát âm các phụ âm, nguyên âm của Tiếng việt, xuất phát từ thói quen phát âm tiếng mẹ đẻ của mình.

Sách này, do dung lượng lớn, nên được in thành hai tập. Tập I gồm các bài từ 1 đến 14, tập II gồm các bài từ 15 đến 28. Riêng phần Ghi chú [ bao gồm cả Ngữ âm và Ngữ pháp] và Bảng từ có nội dung liên quan đến cả hai tập, nên ở mỗi tập đều được in trọn vẹn, nhằm giúp người học tiện tra cứu cũng như để người đọc có một cái nhìn toàn cảnh, Mục lục sách được in đầy đủ và đưa vào mỗi tập.

Chủ đề

Bài

Từ vựng

Ngữ pháp

Ngữ âm

Giới thiệu và làm quen

Bài 1

- Đại từ nhân xưng.

- Tên các nước.

- Số từ: 1 – 10.

Mẫu câu:

Anh tên là gì?

Anh là người nước nào?

Sơ lược về 6 thanh điệu.

Bài 2

- Tên một số nghề.

- Số từ: 11 – 19.

Mẫu câu:

Anh làm nghề gì?

Anh ấy làm việc gì ở đâu?

Câu hỏi: phải không?

Phát âm thanh ngang và thanh huyền.

Bài 3

- Mấy và bao nhiêu.

- Số từ: 20 – 100.

Mẫu câu:

Anh ấy 25 tuổi.

Phát âm thanh huyền và thanh hỏi.

Gia đình

Bài 4

- Đồ dùng và con vật trong nhà.

- Số từ: 101 – 1000.

 Mẫu câu:

Đây/ kia/đó/là.

Câu hỏi:

… có phải là… không?

Phát âm thanh ngã và thanh ngang.

Bài 5

- Cái gì của ai.

- Ông/bà/bố/mẹ.

Câu hỏi:

…có…không?

Phát âm thanh huyền và thanh nặng.

Bài 6

- Này/kia/ấy/đó.

- Các tính từ: già, trẻ, đẹp, xấu

Có[động từ/tính từ] không?

Gia đình mới của chị thế nào?

Thanh sắc, thanh ngang ở cuối câu.

Bài 7

Bài ôn

Thời gian

Bài 8

- Từ chỉ giờ.

- Đã/đang/sẽ.

Mẫu câu:

Bây giờ là mấy giờ?

Anh đi học lúc mấy giờ?

-  Thanh ngang, thanh nặng, thanh hỏi, thanh huyền ở cuối câu.

- Phân biệt e – ê.

Bài 9

- Từ chỉ thời gian: thứ, ngày, tháng.

Mẫu câu:

- Tháng này là tháng mấy?

- Hôm nay là ngày bao nhiêu?

- Hôm nay là thứ mấy?

Câu hỏi: …đã…chưa?

- Khi nào anh đi Thành phố Hồ Chí Minh?

- Anh đi Thành phố Hồ Chí Minh khi nào?

- Thanh ngang, thanh sắc, thanh ngã ở cuối câu.

- Phân biệt: o,ô, ơ.

Bài 10

- Từ chỉ mùa

- Lúc [2 giờ].

- Vào [ thứ hai].

Câu hỏi: … đã xong chưa?

… đã lâu chưa?

… bao lâu?

… bao lâu rồi?

... bao lâu nữa?

- Thanh ngang, thanh huyền, thanh sắc ở cuối câu.

- Phân biệt: ph, kh, h.

Nhà ở,đồ vật

Bài 11

- Từ chỉ đồ đạc trong nhà.

- Tên các phòng.

- Từ chỉ vị trí: trên, dưới, trong, ngoài…

Mẫu câu:

- Trong tủ lạnh có gì?

- Cam ở trong tủ lạnh.

Câu hỏi: có DT nào … không?

- Vần: anh – ach.

- Phân biệt: - nh, -n,-ch,-t.

Bài 12

-Từ chỉ màu sắc.

- Các tính từ.

- Rất/khá/hơi…

Mẫu câu:

- N + dài/rộng?

- bao nhiêu?

- Hai cách viết: g,gh.

- Vần: ung, úc.

Bài 13

- Từ so sánh: bằng, không bằng. hơn nhất.

- Giống nhau, khác nhau.

Mẫu câu:

- Áo dài đắt bằng váy.

- bố già hơn mẹ.

- Trong lớp anh Nam cao nhất.

Hai cách viết: ng,ngh.

- Vần: ong,ông

- Vần: oc,ôc

Bài 14

Ôn tập

Du lịch và giao thông

Bài 15

- Từ chỉ địa điểm.

- Rẽ phải/ rẽ trái.

- Ra/vào/lên/xuống.

Mẫu câu:

- Anh làm ơn cho tôi hỏi.

- Để tôi mua báo giúp chị.

- Để anh ấy nói

Phát âm và chính tả:

ch, tr

- x,s

- iê,ia,yê,ya

Bài 16

- Tên các phương tiện giao thông.

Nếu A thì B

Câu hỏi:

- Mất bao lâu?

- … cách bao xa?

- … bằng gì?

Phát âm và chính tả

d,gi,r

- Hai cách viết: ươ,ưa.

Bài 17

- Hãy/đừng/chớ.

- Tại sao…?

- Bởi vì…

Câu hỏi:

- … sắp chưa?

- … đã … lần nào chưa?

- bao giờ chưa?

- Vì… nên…

Hai cách viết: uô, ua

Sở thích và giải trí

Bài 18

- Thích/ không thích.

- Biết/ không biết.

S tự V lấy

… có thể… được?

- Hai cách viết o, u trong oa,oe,oă,uy,uê,uâ

- Chính tả: “qu

Bài 19

Nên/không nên.

Đi/ đến/về.

Chỉ… thôi

Phân biệt uơ – ua uyên, uya, uyêt

Bài 20

Luôn/thường/

thỉnh thoảng

Câu hỏi:

… có hay… không

… mấy lần một tuần?

- Viết hai cách o và u trong eo, ao iu, êu, ưu,   âu, au

- Phân biệt: ao – au

Bài 21

Ôn tập

Dịch vụ

Bài 22

Trang phục

Mặc [áo], đi [ giày]…

Câu hỏi:

- … bao nhiêu tiền?

Mẫu câu:

- Tôi mặc thử được không?

- Cho tôi xem…

- Viết hai cách:

i và y

ui, ưi

ôi, ơi,ây

oi, ai ay

Bài 23

- Món ăn, đồ uống.

- cả… lẫn

- vừa… vừa

- thêm… nữa

Phân biệt: ui –uy

                ai - ay

Bài 24

Cả/tất cả

- … đã

- Cách gọi điện thoại

Phát âm chính tả

ưu – ươu

- Phân biệt uc - up

Bài 25

- Thời tiết, hướng

Sau đó/ sau khi

- Khi… thì…

- Khi A [ vừa/mới] A thì B.

- Mặc dù A nhưng/ vẫn B

Phát âm và chính tả:

ch- tr

- x- s

của người miền Nam

- Phân biệt /s/ và /z/

Sức khỏe và thể thao

Bài 26

- Tên một số bộ phận cơ thể.

- Tên một số bệnh.

Mẫu câu:

- Chị bị làm sao?

- Tôi bị ốm.

- Bị/được.

- càng ngày càng/ ngày càng

Theo tiếng Trung, Nam

Phân biệt: r, d,gi

Bài 27

- Tên các môn thể thao.

- Thế nào A cũng B

- Ai cũng…

- Đâu cũng…

không… cũng không….

Phân biệt:

ưu – iu

ươu - iêu

Bài 28

Bài ôn

                                                                            Tác giả: Đoàn Thiện Thuật - Nhà Xuất Bản Thế Giới    

Video liên quan

Chủ Đề