Sau thụ thai bao lâu thì thai làm tổ

Thai mấy tuần thì vào tử cung hay thai bao nhiêu tuần thì vào tử cung? Sau khi được “phóng thích”, đội quân tinh nhuệ của anh xã sẽ phải vượt qua một chặng đường khá dài và gian nan để gặp được nàng trứng.

Thông thường, khi xuất binh, đội quân có thể lên tới 250 triệu tinh binh nhưng chỉ có 1 chàng may mắn nhất được nàng trứng “mở cửa” để chui vào tạo thành hợp tử. Tại thời điểm quá trình thụ tinh thành công này, cột mốc thụ thai bắt đầu được tính.

Vậy chính xác bao lâu thì thai vào tử cung? Hay thai bao nhiêu tuần thì vào tử cung? Theo các chuyên gia, sau khi được thụ tinh, trứng mất khoảng 6-9 ngày để bắt đầu quá trình làm tổ trong tử cung của mẹ, và quá trình này cần từ 7-10 ngày để hoàn thành.

Như vậy, tuy đã về tử cung từ rất lâu, nhưng trứng vẫn cần thời gian để phôi thai dính rễ, và bám vào thành tử cung để chuẩn bị cho những bước phát triển kế tiếp.

>>> Bạn có thể tham khảo: Sự hình thành và phát triển của thai 1 tuần tuổi như thế nào?

Tuy nhiên, đó là theo lý thuyết. Trong thực tế, thai mấy tuần thì vào tử cung tùy thể trạng của từng mẹ bầu, thời điểm thai vào tử cung có thể thay đổi một chút. Trung bình, quá trình túi thai bám vào nội mạc tử cung ở con người mất khoảng 9 ngày.

Bên cạnh đó, vì rất khó có thể xác định chính xác ngày rụng trứng, nên hầu hết các bác sĩ sản khoa sẽ tính tuổi thai nhi dựa trên ngày kinh cuối cùng, và cách tính này sẽ “xê xích” từ 1-2 tuần.

Vì vậy, với câu hỏi thai mấy tuần thì vào tử cung, giải đáp là có những trường hợp được tính là mang thai 4-5 tuần nhưng thai vẫn chưa vào tử cung [dựa theo kinh cuối].

Page 2

Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

[Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi]

Page 3

8 tuần đầu nói riêng và 3 tháng đầu nói chung rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Giai đoạn này liên quan tới sự làm tổ, cũng như thích ứng với môi trường trong bụng mẹ của bé.

Vậy thai 8 tuần đã bám chắc chưa? Các mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Trước khi muốn biết liệu thai 8 tuần đã bám chắc vào tử cung chưa? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu xem quá trình làm tổ của thai kỳ diệu như thế nào nhé!

Sau khi trứng gặp được tinh trùng [quá trình này thường diễn ra tại vị trí 1/3 ngoài của ống dẫn trứng], trứng đã được thụ tinh [hợp tử] sẽ bắt đầu di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ. Quá trình di chuyển này nhờ vào nhiều yếu tố của vòi trứng để đưa hợp tử từ loa vòi trứng vào buồng tử cung. Lúc này thai nhi đang là 3 tuần tuổi.

Quá trình làm tổ sẽ bắt đầu diễn ra vào tuần thứ 4, khi thai nhi tới được buồng tử cung. Các tế bào là tiền thân của nhau thai sẽ tiến hành xâm nhập vào lớp nội mạc tử cung để làm tổ. Quá trình này có thể khiến mẹ đau bụng căng tức nhẹ và ra ít máu, hay được gọi là máu báo thai. Vào khoảng giữa – cuối tuần 4, thai nhi đã chìm hoàn toàn vào lớp nội mạc tử cung, các tế bào tiền thân của nhau thai cũng tìm thấy các mạch máu nuôi ở tử cung mẹ. Dinh dưỡng cho thai nhi từ lúc này sẽ được máu mẹ cung cấp thông qua kết nối này.

Vào cuối tuần 4 – đầu tuần 5, thai nhi hoàn tất quá trình làm tổ tại tử cung. Lúc này có thể nhìn thấy thai nhi trên siêu âm bằng các thiết bị hiện đại.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy? Ai làm mẹ lần đầu nhất định phải rõ

Thai 8 tuần đã bám chắc chưa?

Thai 8 tuần đã bám chắc chưa?

Hẳn nhiều mẹ sẽ thắc mắc vậy thai 8 tuần đã bám chắc chưa hay cụ thể hơn là thai 8 tuần đã bám chắc vào tử cung chưa? Thai 8 tuần đã hoàn thành tiến trình làm tổ trong tử cung. Tuy nhiên, không chỉ riêng 8 tuần, các bác sĩ vẫn khuyến cáo các mẹ cần phải cẩn thận trong cả 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Bởi đây là giai đoạn có nhiều biến động, cơ thể mẹ và bé có nhiều sự thay đổi để thích nghi. Chính vì vậy tỉ lệ sảy thai trong giai đoạn này là cao nhất trong các tam cá nguyệt của thai kỳ. Có tới 80% các trường hợp sảy thai diễn ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 2/3 trong số đó diễn ra trước 6 tuần, 1/3 còn lại xảy ra ở giai đoạn sau. Như vậy, điểm tích cực là thai nhi được 8 tuần tuổi, tỉ lệ sảy thai đã giảm xuống một nửa so với lúc trước thai 6 tuần tuổi.

Các mẹ không cần quá lo lắng về việc thai 8 tuần đã bám chắc hay chưa? Điều bà bầu cần quan tâm để giảm thiểu tối đa nguy cơ sảy thai là chú ý tới việc nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức, có chế độ sinh hoạt hợp lý, chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu tiên, đặc biệt là cần khám thai định kỳ.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Thai 8 tuần có phôi mà chưa có tim thai có nguy hiểm không?

Dấu hiệu thai nhi 8 tuần tuổi đang khỏe mạnh

Để yên tâm rằng thai 8 tuần đã bám chắc chưa, đang phát triển và khỏe mạnh bình thường không, các mẹ nên khám thai đầy đủ. Ở tuần thứ 8 có thể quan sát thai nhi trên siêu âm với các đặc điểm:

  • Bé yêu đã có kích cỡ khoảng 15-20mm, cỡ một quả Việt Quất và nặng chỉ 1g.
  • Thai nhi 8 tuần tuổi đã có mí mắt tuy vẫn còn mờ và hầu như che mắt, nhưng cũng bắt đầu có chút màu sắc rồi.
  • Tim đã hoàn thành việc phân chia thành bốn buồng, và các van tim bắt đầu hình thành.
  • Tay của bé có thể co lại và đặt ở vị trí gần tim.
  • Thai nhi 8 tuần tuổi có dái tai nhỏ và miệng, mũi, lỗ mũi cũng định hình rõ hơn.
  • Phần đuôi của phôi thai hoàn toàn biến mất. Các cơ quan nội tạng, cơ bắp và thần kinh đã định hình.
  • Khớp gối xuất hiện. Các chi của cơ thể đã hình thành đủ, nhưng cần trải qua nhiều giai đoạn để hoàn thiện trong những tháng tiếp theo.
  • Cơ quan sinh dục đã xuất hiện nhưng chưa thể phân biệt được giới tính của bé.
  • Đầu của bé vẫn còn lớn so với phần còn lại của cơ thể, nhưng cổ và tất cả xương trên mặt đã hình thành.
  • Nhau thai đã phát triển đầy đủ để đảm nhận chức năng quan trọng là sản sinh hormone. Sinh lý cơ bản của bé đã sẵn sàng và bé sẽ tăng cân nhanh chóng.

Hi vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của mẹ về việc thai 8 tuần đã bám chắc vào tử cung chưa. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sau khi thụ tinh, trứng sẽ di chuyển vào trong tử cung, bám chắc tại đó. Nếu trứng không làm tổ ở trong tử cung mà tại một vị trí khác sẽ được gọi là mang thai ngoài tử cung, một biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Vì vậy, trứng bám vào tử cung thành công là một tín hiệu đáng mừng khởi đầu cho một thai kỳ khỏe mạnh. Trong bài viết này, Hello Bacsi cung cấp đến bạn tư vấn của bác sĩ sản phụ khoa Huỳnh Kim Dung về một số dấu hiệu cho biết trứng bám vào tử cung thành công.

Dấu hiệu trứng bám vào tử cung [thai làm tổ]

Mỗi lần mang thai là một trải nghiệm khác nhau. Bạn có thể sẽ thấy lần mang thai thứ 2 khác hẳn với lần đầu và những dấu hiệu thai vào tử cung cũng sẽ không giống nhau. Dưới đây là những dấu hiệu có thể giúp bạn nhận biết thai đã vào tử cung hay thai chưa vào tử cung:

1. Máu báo thai là dấu hiệu trứng bám vào tử cung

Máu báo thai là một trong những dấu hiệu khá rõ, báo hiệu thai đã vào tử cung và bạn đang mang thai. Điều này xảy ra khi phôi tiến hành làm tổ trong thành tử cung. Vì vậy, nếu nhận thấy hiện tượng có một vài đốm máu xuất hiện sau khi trễ kinh thì bạn cũng không cần quá lo lắng.

Vậy máu báo thai trông như thế nào? Máu báo thai có màu hồng nhạt, số lượng ít, không đỏ hoặc đặc như kinh nguyệt. Ngoài ra, máu báo thai cũng không ra đều đặn, bạn chỉ trải qua tình trạng này từ vài giờ đến một vài ngày.

2. Dấu hiệu trứng bám vào tử cung là đau bụng

Thai vào tử cung có đau bụng không là thắc mắc thường gặp của nhiều chị em lần đầu mang thai. Bác sĩ Huỳnh Kim Dung chia sẻ, triệu chứng phổ biến thứ hai sau máu báo thai là cảm giác đau trằn ở vùng bụng dưới. Tuy nhiên, những cơn co thắt này diễn ra nhẹ hơn và ít đau hơn. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau hiện diện ở lưng hay bụng dưới và có thể kéo dài trong vài ngày.

Đôi khi, tình trạng đau bụng còn kết hợp với các cơn co thắt liên tục trong thành tử cung. Nếu cảm thấy đau đớn cũng như khó chịu trong thời gian dài, bạn nên đến gặp bác sĩ.

3. Thay đổi ở ngực ngầm báo hiệu trứng bám vào tử cung

Ngay sau khi trứng bám vào tử cung, cơ thể của bạn bắt đầu thay đổi. Ngực sẽ có những hiện tượng như đau, sưng. Đó là do sự thay đổi hormone nữ sau khi thụ thai. Bạn cũng có thể cảm nhận những thay đổi này ở ngực trong thời gian rụng trứng hoặc một tuần sau khi trứng rụng.

4. Nhiệt độ cơ thể thay đổi

Nhiệt độ cơ thể tăng cao trong quá trình thai làm tổ là một dấu hiệu để bạn xác định mình đang mang thai. Bạn có thể không nhất thiết phải theo dõi nhiệt độ cơ thể của bản thân trừ khi đang cố gắng mang thai. Hãy lập ra biểu đồ thân nhiệt hàng ngày và so sánh xem các con số có tăng hay không.

Thân nhiệt của bạn sẽ cao hơn vào thời điểm rụng trứng do nồng độ hormone progesterone tăng và vẫn thay đổi khi quá trình phôi thai bám vào tử cung.

5. Dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung: Đi tiểu thường xuyên

Bạn sẽ cảm thấy dường như nhu cầu muốn đi tiểu tăng lên trong vòng một tuần. Điều này có thể là do trứng bám vào tử cung thành công. Cơ thể bắt đầu trải qua những thay đổi lớn để nhường chỗ cho em bé chẳng hạn như lượng máu cung cấp cho vùng xương chậu tăng lên, gây áp lực lên bàng quang khiến bạn có cảm giác muốn đi vệ sinh nhiều hơn.

6. Thèm ăn – Dấu hiệu trứng bám vào tử cung

Đây là một dấu hiệu nổi bật khác của việc trứng bám vào tử cung. Các hormone được tạo ra do mang thai thành công có xu hướng làm thay đổi sở thích, khẩu vị của phụ nữ. Bạn có thể thèm ăn các loại thực phẩm mà chưa nếm thử bao giờ hoặc quay lưng lại với những món từng nằm trong danh sách ưa thích.

7. Bốc hỏa

Bốc hỏa là dấu hiệu ít phổ biến và chỉ kéo dài khoảng 15 phút tại thời điểm trứng bám vào tử cung. Trong quá trình này, mức hormone nhanh chóng biến động gây ra cơn bốc hỏa.

Video liên quan

Chủ Đề