Sơ lượng chủ thể tham gia của thị trường sơ cấp

Trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán, kiến thức về thị trường chính là nền tảng của việc đầu tư. Nhà đầu tư thông minh sẽ luôn học hỏi để nắm được cách mà thị trường hoạt động. Việc hiểu được cách vận hành và mối liên kết giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp giúp nhà đầu tư tự tin hơn trong việc lên kế hoạch đầu tư của bản thân. Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm, sự liên kết và thực trạng của 2 loại thị trường chứng khoán này ở Việt Nam trong bài viết này.

Đặc điểm cơ bản của thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Thị trường sơ cấp là gì?

Thị trường chứng khoán sơ cấp [Primary market] là nơi diễn ra giao dịch mua, bán các loại cổ phiếu mới phát hành. Thị trường này còn có tên gọi khác là thị trường phát hành, thị trường cấp một.

Các công ty có nhu cầu huy động vốn sẽ bán ra thị trường số cổ phần nhất định, mục đích nhằm tạo ra nguồn vốn cho công ty.

Sau khi giao dịch thành công, vốn của người mua sẽ được chuyển đến nhà phát hành. Nói cách khác, nhà phát hành huy động vốn bằng việc bán các loại chứng khoán mới phát hành cho các nhà đầu tư.

Ví dụ: Một công ty cần có thêm vốn để mở rộng kinh doanh, và phát triển dịch vụ. Thế nên, công ty quyết định bán ra 30% cổ phần [quyền sở hữu công ty]. Con số 30% cổ phần này sẽ được bán ra dưới cái tên chứng khoán mới phát hành. Hoạt động mua, bán giữa nhà đầu tư và công ty được xem là giao dịch chứng khoán trên thị trường sơ cấp.

Thị trường thứ cấp là gì?

Thị trường chứng khoán thứ cấp [Secondary market] là nơi mua, bán các loại chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.

Thị trường chứng khoán thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các cổ phiếu đã phát hành. Đây là nơi giao dịch giữa các chứng khoán đã phát hành. Nhà đầu tư mua đi bán lại tùy thuộc vào mục đích riêng như tích lũy, đầu cơ,…

Sau khi các công ty bán chứng khoán mới phát hành. Loại chứng khoán này thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư và không còn là chứng khoán mới phát hành nữa.

Ví dụ:

Nhà đầu tư mua 30% chứng khoán do công ty A phát hành. Sau một thời gian, giá chứng khoán của A tăng mạnh. Nhà đầu tư quyết định bán cho một nhà đầu tư khác để lấy tiền chênh lệch.

Giao dịch buôn bán này được thực hiện thông qua trung gian là một công ty chứng khoán. Giao dịch này không tạo thêm vốn cho công ty vì 30% chứng khoán này do nhà đầu tư sở hữu. Việc mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư được diễn ra trên thị trường thứ cấp.

Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Sự liên kết chặt chẽ giữa 2 loại thị trường

TTCK sơ cấp giữ một vị trí quan trọng trong sự vận hành của thị trường. Đây là cơ sở và tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của thị trường thứ cấp. Vì đó là nơi cung cấp chứng khoán như một dạng hàng hóa cho thị trường thứ cấp hoạt động.

Như vậy, nếu không có thị trường sơ cấp thì sẽ không có thị trường thứ cấp.

Cũng giữ một vị trí quan trọng không kém trong sự vận hành của thị trường. TTCK thứ cấp chính là động lực và điều kiện để thị trường cơ sở có thể phát triển.

Vậy nên, cả 2 loại thị trường đều không thể hoạt động nếu thiếu nhau. Mối liên kết chặt chẽ này được thể hiện qua các điều sau:

  • Thị trường thứ cấp làm tăng sự ưa chuộng của các nhà đầu tư đối với chứng khoán. Cùng với đó giúp họ giảm rủi ro. Các nhà đầu tư có thể dễ dàng sàng lọc, lựa chọn và thay đổi danh mục đầu tư.
  • Trên cơ sở đó, doanh nghiệp giảm được chi phí huy động và sử dụng vốn, làm tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp.
  • Thị trường thứ cấp được xem là thị trường định giá các công ty. Điều này giúp xác định giá cả của chứng khoán dựa vào giá trị công ty trên thị trường sơ cấp.
  • Từ việc xác định giá, thị trường thứ cấp cung cấp danh mục chi phí vốn với từng mức độ rủi ro khác nhau. Tạo cơ sở tham chiếu cho các nhà phát hành, cũng như các nhà đầu tư giao dịch trên thị trường chứng khoán cơ sở. 

Thực tế về thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp ở Việt Nam

Ở Việt Nam, thị trường sơ cấp còn là một điều xa lạ đối với đa số nhà đầu tư. Do đó thị trường này hoạt động ít sôi nổi và người tham gia chủ yếu là các nhà quản lý.

Ngược lại, thị trường thứ cấp thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư giao dịch trên thị trường. Đặc biệt là trong năm 2020 và 2021, lượng lớn tiền nhàn rỗi đổ vào TTCK, nơi mà nhà đầu tư có thể kiếm được tiền trong mùa dịch. Những năm gần đây, TTCK Việt Nam có những bước tiến đáng kể. Các nhà đầu tư F0 mở tài khoản, tham gia vào thị trường trong năm 2021 lên đến 956,081 tài khoản. Con số này giúp nâng lũy kế số tài khoản chứng khoán trong nước lên đến 3,68 triệu đơn vị. Đây là một tín hiệu tốt với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Kết luận

Thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp có vai trò quan trọng trong quá trình vận hành thị trường. Cả 2 có mối liên kết chặt chẽ với nhau và cùng nhau tồn tại. Mặc dù TTCK Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế. Tuy nhiên cũng đã có những bước tiến rõ rệt trong giai đoạn năm 2020 – 2021. Tiềm năng sẽ còn tiến xa hơn, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Quy định về thị trường sơ cấp là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

Thị trường sơ cấp

Thị trường sơ cấp hay còn gọi là thị trường phát hành  là thị trường trong đó các công cụ tài chính được mua bán lần đầu tiên. Do là  thị trường phát hành lần đầu nên thị trường này còn được gọi là thị trường  cấp một.  Thị trường sơ cấp ít quen thuộc với công chúng đầu tưvì việc bán chứng  khoán tới những người mua đầu tiên được tiến hành theo những phương thức  và đặc thù riêng, thông thường chỉ giới hạn ở một số thành viên nhất định.

Với một số các thông tin cơ bản ở trên thì mọi người cũng đã hiểu được thị trường sơ cấp là gì rồi, vậy đặc điểm của thị trường sơ cấp như thế nào. Những chuyên gia hàng đầu cũng đã tổng hợp thông tin và có chia sẻ cụ thể đến với mọi người về các đặc điểm của thị trường sơ cấp cụ thể như sau:

+ Đây là bộ phận cấu thành hữu cơ, không thể nào tách rời của thị trường chứng khoán. Thị trường này sẽ là tiền đề cho quá trình ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán.

+ Thị trường sơ cấp sẽ là thị trường phát hành chứng khoán mới hay còn được gọi là thị trường phát hành.

+ Hoạt động của thị trường này sẽ tạo ra được một kênh huy động vốn đầu tư đối với nền kinh tế. Tại thị trường sơ cấp, người phát hành nhận được tiền từ việc bán chứng khoán. Vì vậy, thông qua hoạt động của thị trường này những nguồn tiền nhàn rỗi của người dân, trong từng tổ chức kinh tế – xã hội sẽ được chuyển thành vốn đầu tư dài hại cho người phát hành chứng khoán. Thị trường chứng khoán sơ cấp được xem là một kênh phân bố vốn có hiệu quả. Do đó, thị trường này không chi đóng vai trò tập hợp được những nguồn vốn mà còn là công cụ hữu hiệu nhất để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.

+ Tham gia vào thị trường chứng khoán sơ cấp chủ yếu là những nhà phát hành, những chủ đầu tư hoặc là nhà lãnh đạo [trường hợp phát hành chứng khoán theo đúng phương thức bảo lãnh phát hành].

+ Thị trường sơ cấp là thị trường hoạt động không có tính liên tục, chỉ hoạt động khi có đợt phát hành chứng khoán mới.

+ Số tiền bán chứng khoán ở trên thị trường sơ cấp sẽ thuộc về từng nhà phát hành, vì vậy hoạt động trong thị trường này sẽ làm tăng thêm vốn đầu tư cho nền kinh tế.

+ Khối lượng cũng như nhịp độ giao dịch tại thị trường này sẽ thấp hơn so với nhiều thị trường thứ cấp.

Chức năng của thị trường sơ cấp đó là huy động được vốn đối với nền kinh tế, trong đó phía Nhà phát hành sẽ đóng vai trò là người đi huy động vốn, người mua chứng khoán chính là nhà đầu tư. Số tiền bán chứng khoán ở trên thị trường sơ cấp sẽ thuộc về phía nhà phát hành. Nhà phát hành đó có thể sẽ là Chính quyền địa phương hoặc là Chính phú, thông qua việc phát hành trái phiếu nhằm giải quyết được vấn đề về thiếu hụt về ngân sách, thêm được nguồn vốn xây dựng những công trình hạ tầng cơ sở hoặc là phúc lợi công cộng. Nhà phát hành cũng có thể sẽ là từng doanh nghiệp, thông qua phát hành cổ phiếu hoặc là trái phiếu nhằm để có được tiền mở rộng sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn của thị trường sơ cấp chủ yếu được hình thành từ tiền tiết kiệm của người dân, một số tổ chức phi tài chính. Thông qua hoạt động của thị trường sơ cấp, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, trong từng tổ chức kinh tế – xã hội được chuyển thành vốn đầu tư dài hạn đối với người người phát hành chứng khoán. Chính vì vậy thị trường này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển được nguồn tiền từ nơi nhàn rỗi sang nơi cần dùng, bên cạnh đó sẽ thúc đẩy những khoản tiết kiệm nhằm đưa vào đầu tư. Hoặc hiểu theo một cách khác thì thị trường sơ cấp không chỉ đóng vai trò tập hợp những nguồn vốn mà đây còn là công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động trong nền kinh tế.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi thị trường sơ cấp mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330Zalo: 0846967979Gmail:

Website: accgroup.vn

Video liên quan

Chủ Đề